Viêm Tiểu Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh Và Các Biện Pháp Phòng Ngừa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến. Bệnh xảy ra khi ống dẫn khí nhỏ bị phù nề, sưng viêm do virus và vi khuẩn tấn công. Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị sớm và chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh xảy ra do virus và vi khuẩn tấn công vào ống dẫn khí nhỏ gây ra tình trạng sưng viêm, phù nề. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như thở khò khè, thở nhanh, ho, đờm, sốt. Viêm tiểu phế quản kéo dài có thể khiến dịch đờm ứ đọng trong cơ quan hô hấp và làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Tình trạng bội nhiễm do viêm tiểu phế quản gây ra thường diễn tiến phức tạp và nặng nề hơn so với viêm tiểu phế quản thông thường.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và các biện pháp phòng ngừa
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến

Theo các bác sĩ chuyên khoa, các triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có thể kiểm soát sau 2 – 3 tuần điều trị và chăm sóc mà không để lại di chứng, triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn.

Nếu ba mẹ chủ quan, không đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm có thể tấn công mạnh mẽ, phát triển và lan rộng sang những cơ quan hô hấp khác, từ đó phát sinh một số biến chứng như:

  • Suy hô hấp: Suy hô hấp là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh. Biến chứng xảy ra do cả virus và vi khuẩn tấn công vào đường dẫn khí nhỏ. Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp thường có những biểu hiện như thở không đều, thở nhanh, co lõm ngực, có lúc ngưng thở, rên rỉ và tím tái.
  • Xẹp phổi: Đây được xem là một trong những biến chứng nghiêm trọng do viêm tiểu phế quản gây ra. Xẹp phổi xảy ra khi lượng dịch nhầy trong ống dẫn khí tăng lên làm thể tích phổi bị xẹp và thu nhỏ lại. Xẹp phổi tác động nghiêm trọng đến quá trình trao đổi oxy, CO2 và làm tăng nguy cơ viêm phổi, hình thành sẹo phổi, thiếu oxy não.
  • Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn: Biến chứng thường xảy ra do nhiễm Adenovirus. Theo đó, virus gây viêm đường dẫn khí dẫn đến chít hẹp đường thở và gây tắc nghẽn.
  • Tràn khí màng phổi: Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến tình trạng tràn khí màng phổi. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng khí thoát vào bên trong màng phổi có thể khiến 1 hoặc 2 phổi bị xẹp. Tuy nhiên, biến chứng này thường ít xảy ra, chỉ xuất hiện ở khoảng 1% bệnh nhi.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới phổ biến ở trẻ từ – 24 tháng tuổi. Bệnh có thể nhận thấy thông qua các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, những biểu hiện viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh đường hô hấp khác. Do đó, ba mẹ cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bất thường của trẻ.

Triệu chứng nhận biết bệnh lý
Sau khoảng 1 – 2 ngày nhiễm bệnh, trẻ xuất hiện một số triệu chứng như ho nhiều, thở khò khè, thở nhanh, sốt cao, co lõm ngực

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết viêm tiểu phế quản ở trẻ:

  • Khi mới nhiễm bệnh, bé có biểu hiện sốt nhẹ, ho kèm theo chảy nước mũi
  • Sau khoảng 1 – 2 ngày, xuất hiện một số triệu chứng như ho nhiều, thở khò khè, thở nhanh, sốt cao, co lõm ngực
  • Gây là một số triệu chứng thứ phát như bú ít, nôn ói, bé khó chịu.
  • Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, tím tái
  • Cánh mũi phập phồng, li bì
  • Bên cạnh đó, bệnh có thể đi kèm với một số biểu hiện mất nước (tiêu chảy, sốt, buồn nôn, môi khô, dính lại,…)

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân phổ biến gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là do virus tấn cống vào ống dẫn khí nhỏ. Theo đó, virus hợp bào (RSV) chiếm từ 50 – 70%, còn lại là các chủng virus như Bocavirus, Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus, Parainfluenza, Influenza,… Các chủng virus này có nguy cơ lây lan rất cao. Vì vậy, bệnh lý thường có xu hướng bùng phát thành dịch vào một số thời điểm trong năm.

Những tác nhân này khi tấn công vào cơ thể sẽ gây phù nề, sưng viêm và hoại tử niêm mạc ở các ống dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản), từ đó dẫn đến tình trạng co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy. Điều này khiến cơ thể trẻ gia tăng công hô hấp và bùng phát các biểu hiện lâm sàng.

Các triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường diễn tiến nhanh, phức tạp nhưng có thể được kiểm soát sau vài tuần nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến bội nhiễm do vi khuẩn phế cầu, liên cầu. Những vi khuẩn này có thể lây từ người trưởng thành sang trẻ sơ sinh khiến các ống dẫn khí nhỏ bị viêm trở nên nặng hơn so với giai đoạn đầu.

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân phổ biến gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là do virus tấn cống vào ống dẫn khí nhỏ

Ngoài ra, bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh cũng có thể tăng nguy cơ bởi một số yếu tố sau:

  • Có người thân trong gia đình mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
  • Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém, cơ quan hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh nên thường có nguy cơ mắc bệnh lý cao hơn so với người trưởng thành
  • Sống trong môi trường ô nhiễm
  • Tiếp xúc với người bị viêm tiểu phế quản

Chẩn đoán viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có các triệu chứng lâm sàng khá rõ rệt. Tuy nhiên, những biểu hiện này dễ bị nhầm lẫn với bệnh ho gà, hen phế quản hoặc một số bệnh đường hô hấp khác. Vì vậy, trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán sau:

  • Thăm khám lâm sàng
  • Phết dịch mũi họng/ xét nghiệm bệnh phẩm
  • Xét nghiệm CRP
  • Xét nghiệm ELISA
  • Chụp X-quang phổi
  • Xét nghiệm Real-Time PCR

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cân nhắc thêm một số yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, các biểu hiện lâm sàng để đưa ra chẩn đoán. Trong một số trường hợp, trẻ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác để loại trừ các khả năng có thể xảy ra.

Chẩn đoán phân biệt với:

  • Viêm phổi
  • Hen suyễn
  • Ho gà
  • Dị vật đường thở
  • Viêm cơ tim/ suy tim
  • Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thở khò khè khác

Điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Các biểu hiện viêm tiểu phế quản ở trẻ có thể được kiểm soát hoàn toàn sau vài tuần nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm, bé cần được can thiệp y tế kịp thời để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 20% trê bị viêm tiểu phế quản kéo dài hàng tháng. Do đó, việc chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời là hết sức cần thiết.

Một số phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh lý:

1. Điều trị nâng đỡ thể trạng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên tắc cơ bản trong điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là điều trị nâng đỡ giúp bù lượng nước thất thoáng, oxy hoá máu đầy đủ, ổn định thể trạng của bệnh nhân. Sau đó, sẽ tiến hành can thiệp các phương pháp đặc hiệu.

Điều trị nâng đỡ thể trạng
Nguyên tắc cơ bản trong điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là điều trị nâng đỡ giúp bù lượng nước thất thoáng, oxy hoá máu đầy đủ

Dưới đây là một số phương pháp điều trị nâng đỡ thể trạng cho trẻ bị viêm tiểu phế quản:

  • Trẻ được đặt ở tư thế nằm, đầu cao khoảng 30 – 40 độ
  • Thở oxygen
  • Thở áp lực dương thông qua đường mũi
  • Bù nước, điện giải trong 48 giờ đầu
  • Sau đó cho bé bú như bình thường để nâng đỡ thể trạng. Nếu trẻ nôn nói liên thực, thở gấp, tăng công hô hấp rõ rệt khi bú, bác sĩ có thể cân nhắc nuôi ăn thông qua đặt sonde dạ dày
  • Ngoài ra, có thể chỉ định truyền dịch, đây là phương pháp nuôi ăn qua đường tĩnh mạch trong trường hợp có mất nước.

3. Vật lý trị liệu hô hấp

Vật lý trị liệu và phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm và viêm tiểu phế quản được áp dụng phổ biến. Phương pháp này có tác dụng hạn chế dịch tiết hô hấp ứ đọng bên trong ống dẫn khó, nhờ đó giảm nhẹ các triệu chứng khó thở, ho, thở khò khè, buồn nôn, nôn mửa.

Theo đó, vật lý trị hô hấp cho trẻ bị viêm tiểu phế quản được tiến hành thông qua một số kỹ thuật sau:

  • Rửa mũi: Rửa mũi cho bé với nước muối sinh lý giúp làm loãng dịch đờm, tạo điều kiện để loại bỏ đờm ứ ở đường hô hấp khi thực hiện vỗ rung long đờm. Hơn nữa, kỹ thuật này còn có tác dụng giảm phù nề và làm dịu niêm mạc đáng kể.
  • Vỗ rung long đờm: Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng tay tác động vùng ngực của bệnh nhân nhằm thay đổi áp suất trong đường dẫn khí. Vỗ rung long đờm giúp đường thở được thông thoáng hơn, hỗ trợ loại bỏ lượng đờm nhớt ứ đọng ra khỏi đường hô hấp, đồng thời tăng cường sức cơ hô hấp.

Vật lý trị liệu hô hấp thường được chỉ định trong trường hợp viêm tiểu phế quản xuất hiện tình trạng ứ đọng đờm nhớt. Vì vậy, phụ huynh không nhất thiết áp dụng phương pháp này cho trẻ nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

3. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ triệu chứng và tình trạng sức khỏe để chỉ định một số loại thuốc nhằm kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, đồng thời tránh phát sinh bội nhiễm và gây ra các biến chứng nặng nề.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn
Kháng sinh thuộc nhóm thuốc đặc hiệu trong điều trị viêm tiểu phế quản có dấu hiệu bội nhiễm

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý:

  • Các loại thuốc kháng sinh: Kháng sinh thuộc nhóm thuốc đặc hiệu trong điều trị viêm tiểu phế quản có dấu hiệu bội nhiễm, đặc biệt là khi trẻ có một số triệu chứng như co lõm lồng ngực, thở nhanh, nhiễm vi khuẩn hoặc xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm toàn thân.
  • Corticoid: Các loại Corticoid đường uống, đường tiêm và khí dung trong điều trị viêm tiểu phế quản không được khuyến cáo thường quy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định kháng sinh để cải thiện tình trạng phù nề ống dẫn khó, đồng thời đảm bảo chức năng hô hấp của trẻ.
  • Thuốc giãn phế quản: Thuốc giãn phế quản thường không được chỉ định trong điều trị bệnh lý ở trẻ sơ sinh bởi nguy cơ mang lại cao hơn lợi ích. Tuy nhiên, nhóm thuốc này được cân nhắc dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bản thân/ gia đình bị khò khè tái phát hoặc có cơ địa dị ứng.
  • Khí dung  Adrenalin: Loại khí dung này được dùng khi trẻ có những dấu hiệu như khò khè, khó thở, nguy cơ suy hô hấp cao. Thuốc có tác dụng thông thoáng đường thở, cải thiện chức năng hô hấp của trẻ.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định một số loại thuốc kháng như thuốc co mạch máu mũi để giảm xung huyết, khí dung làm ẩm, thuốc kháng histamin H1,…

4. Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Sau khi nhịp thở của bé ổn định, cơ thể đã bù đủ nước, có thể tự thở mà không cần oxy, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bé xuất viện và hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh lý, độ tuổi, sẽ tư vấn cách chăm sóc phù hợp giúp nâng đỡ thể trạng, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.

Các biện pháp chăm sóc khi trẻ bị viêm tiểu phế quản:

  • Cho trẻ bú và nghỉ ngơi điều độ giúp nâng đỡ thể trạng, tăng cường sức đề kháng.
  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi, họng cho bé thường xuyên nhằm làm giảm kích ứng niêm mạc đường hô hấp.
  • Không để bé tiếp xúc với những trẻ khác, nhất là trẻ dưới 2 tuổi để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời, để bé nghỉ ngơi tại nhà trong thời gian điều trị nhằm hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh mới.
  • Cho bé dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tái khám theo đúng lịch hẹn.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, các chất gây dị ứng, phấn hoa. Nếu cần thiết, ba mẹ nên sử dụng thiết bị lọc không khí nhằm đảm bảo quá trình điều trị của trẻ diễn ra thuận lợi.

Biện pháp phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Thực tế, viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh đang có xu hướng tăng cao bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn gây gánh nặng lên kinh tế gia đình và xã hội.

Biện pháp phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh hiệu quả 
Cho trẻ tiêm phòng đẩy đủ để làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu phế quản cũng như các bệnh đường hô hấp khác

Vì vậy, bên cạnh việc điều trị bệnh lý, ba mẹ cần chủ động áp dụng một số biện pháp phòng ngừa cho trẻ để giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh, cụ thể:

  • Mặc dù chưa có vaccine đặc hiệu phòng ngừa RSV – tác nhân chủ yếu gây viêm tiểu phế quản. Nhưng ba mẹ có thể cho trẻ tiêm vaccine phòng HIB, vaccine ngừa phế cầu,… nhằm phòng ngừa bội nhiễm và giảm tiểu các biến chứng do bệnh lý gây ra.
  • Vào những thời điểm RSV bùng phát mạnh, bạn nên cho trẻ tiêm kháng thể đơn dòng RSV – IVIG nhằm tạo ra miễn dịch thụ động, từ đó có thể giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp vào những tháng cao điểm (mùa mưa).
  • Cần cho trẻ bú sữa mẹ đều đặn ít nhất trong 6 tháng đầu thời, không tự ý thay thế bằng các loại sữa công thức nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Ngoài chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp kháng thể để bảo vệ cơ thể non nớt của trẻ trước những tác nhân gây bệnh.
  • Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường như thở khò khè, khó thở, ho và sốt. Tránh chủ quan và tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa được thăm khám – chẩn đoán.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp cũng như sức khoẻ của trẻ. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...