Viêm Tai Giữa và Viêm Tai Ngoài: Cách Phân Biệt – Điều Trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm tai giữa và viêm tai ngoài là hai dạng bệnh viêm tai thường gặp hiện nay. Triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn, tuy nhiên nhìn chung cả hai tình trạng đều gây ra không ít khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đời sống và sức khỏe, cần phân biệt và điều trị sớm.
Viêm tai giữa và viêm tai ngoài là gì?
Viêm tai giữa và viêm tai ngoài là hai dạng bệnh viêm tai thường gặp hiện nay. Trong đó, theo đánh giá của các chuyên gia, tình trạng viêm ống tai ngoài thường nhẹ và dễ điều trị hơn các dạng viêm tai khác. Tuy nhiên, vì triệu chứng của hai chứng bệnh này khá giống nhau nên nhiều người nhầm lẫn.

Cần phân biệt hai dạng viêm tai để có hướng điều trị phù hợp, phòng tránh các biến chứng không mong muốn. Theo đó, viêm tai giữa và viêm tai ngoài là hai dạng bệnh như sau:
Viêm tai giữa
Tai giữa có cấu trúc như một chiếc hộp chứa khí, nằm ở vị trí bên trong màng nhĩ. Cơ quan này chứa một số xương nhỏ đảm nhận vai trò tạo độ rung và truyền âm thanh cho cơ thể. Tình trạng nhiễm khuẩn tại tai giữa gây ra hiện tượng sưng viêm, tổn thương niêm mạc trong tai dẫn đến bệnh viêm tai giữa.
Đây là một trong những bệnh lý về tai – mũi – họng thường gặp hiện nay, trong đó trẻ em là đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất. Mặc dù tỷ lệ bệnh xảy ra ở người lớn thấp hơn, tuy nhiên vì sự chủ quan khiến viêm nhiễm lan rộng, phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Bệnh viêm tai giữa được phân thành nhiều dạng viêm khác nhau, tùy vào vị trí và mức độ viêm nhiễm. Theo đó, viêm tai giữa gồm có viêm cấp, viêm tiết dịch, chảy mủ, viêm mãn tính, viêm mãn tính có mủ. Trường hợp không phát hiện sớm, tình trạng viêm và ứ dịch kéo dài trở nên nặng nề, gây khó khăn cho việc điều trị.
Viêm tai ngoài
Tai ngoài nằm ở vị trí trong tai cho đến vách màng nhĩ, không có chức năng nghe nhưng có vai trò bảo vệ màng nhĩ và phần trong tai. Viêm tai ngoài hay còn gọi là bệnh viêm màng tai ngoài, viêm ống tai ngoài, xảy ra do hiện tượng viêm hoặc nhiễm trùng da.
So với viêm tai giữa, bệnh viêm tai ngoài có mức độ nguy hiểm thấp hơn. Bệnh được phân thành hai dạng là viêm cấp và mãn tính tùy thuộc vào mức độ viêm, thời gian tái phát của bệnh. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải chứng bệnh này.

Tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm tai ngoài ở nước ta ngày càng tăng cao. Do ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời tiết, khí hậu nóng ẩm quanh năm, môi trường khói bụi ô nhiễm, thói quen vệ sinh tai không đúng cách,… Vi trùng, nấm, virus có điều kiện xâm nhập, gây tổn thương lớp da tại tai ngoài, dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm.
Bệnh biểu hiện thành nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn:
- Viêm tai ngoài khu trú: Tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở nang lông trong ống tai, hay còn được gọi là nhọt ống tai. Bệnh xảy ra do sự tấn công của vi trùng staphylococcus. Người bệnh bị viêm tai ngoài khu trú thường gặp các triệu chứng như đau ống tai dữ dội, đau tăng khi chạm ấn vào vùng trước tai, kéo giãn vành tai. Để điều trị thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hoặc phải chích rạch nhọt loại bỏ ổ viêm.
- Viêm tai ngoài lan tỏa: Bệnh hình thành do sự tấn công của các loại vi trùng, nấm, virus ở ống tai ngoài.
- Viêm tai ngoài ác tính: Tình trạng viêm kéo dài không điều trị chuyển biến nặng, có thể gây ra hiện tượng hoại tử, người bệnh thậm chí phải đối mặt với nguy cơ đe dọa tính mạng. Bệnh thường xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường, có hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân gây bệnh là do vi trùng pseudomonas aeruginosa gây ra. Trường hợp bệnh biến chứng có thẻ gây viêm màng não, áp xe não, người bệnh cần được cấp cứu, điều trị sớm.
Phân biệt viêm tai giữa và viêm tai ngoài
Viêm tai giữa và viêm tai ngoài mặc dù là hai dạng viêm tai xảy ra ở vị trí khác nhau, tuy nhiên triệu chứng điển hình của bệnh khá giống nhau. Điều này khiến nhiều người nhầm lẫn, dẫn đến việc điều trị sai cách, khiến bệnh có nguy cơ trở nên nặng nề hơn, không cải thiện.
Do đó, bạn đọc cần phân biệt hai tình trạng viêm này để có hướng điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe. Theo đó, bạn đọc có thể dựa vào nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh để bước đầu xác định dạng viêm tai như sau:
Dựa vào triệu chứng
Bệnh viêm tai giữa xảy ra phổ biến ở trẻ em, trong khi chứng viêm tai ngoài có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Triệu chứng của hai bệnh lý này đều có điểm chung là gây đau tai, khó chịu. Ngoài ra, với mỗi dạng bệnh khác nhau sẽ kèm theo các biểu hiện đặc trưng khác. Cụ thể:

– Bệnh viêm tai giữa:
Bệnh gây ra các triệu chứng do viêm nhiễm trong tai giữa, khiến người bệnh khó chịu, đau rát. Tình trạng nhiễm trùng thường xảy ra nhanh chóng, trong đó:
- Bệnh ở trẻ em: Viêm tai giữa ở trẻ gây ra các triệu chứng điển hình như đau tai, đau nặng hơn khi nằm hoặc chạm kéo tai. Cơn đau khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc thường xuyên, ăn uống không ngon miệng, chậm lớn. Ngoài ra, khả năng nghe của trẻ cũng bị suy giảm, phản xạ kém, thường mất cân bằng. Bên cạnh đó, bệnh nhi còn kèm theo các biểu hiện toàn thân như sốt cao, đau nhức đầu, nôn ói, tiêu chảy, chảy dịch trong tai.
- Bệnh ở người lớn: Viêm tai giữa ở người lớn không phổ biến như ở trẻ em. Các biểu hiện của bệnh gồm tình trạng đau tai bất thường, đau đột ngột hoặc kéo dài, tái phát. Bên trong tai chảy ra chất dịch, có mùi hôi, giảm thính giác, kèm theo tình trạng đau họng, sốt,…
– Bệnh viêm tai ngoài:
Người mắc bệnh viêm tai ngoài gặp phải triệu chứng điển hình như ngứa tai, đau nhẹ và rỉ dịch trong tai. Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh bị viêm cấp tính tại ống tai còn kèm theo tình trạng sưng đỏ, đau nhiều, đau kèm theo sốt, nổi hạch tại ống tai ngoài,…
Mặc dù không có chức năng nghe, tuy nhiên khi tai ngoài bị viêm nhiễm, gây sưng phù, ứ dịch có thể làm hẹp ống tai. Điều này khiến cho khả năng tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài suy giảm.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh
Bên cạnh phân biệt thông qua triệu chứng của bệnh, bạn có thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh để bước đầu chẩn đoán tình trạng viêm tai đang gặp phải. Cụ thể như sau:

– Bệnh viêm tai giữa:
Như đã đề cập, bệnh viêm tai giữa hình thành do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus trong tai giữa. Có liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp trên như bệnh cúm, cảm lạnh, viêm họng, amidan,… Những bệnh lý này khi không được điều trị dứt điểm có thể gây sưng hoặc tắc nghẽn đường mũi họng, ống eustachian (nằm sau mũi giáp với miệng và kết thúc ở tai giữa).
Hiện tượng sưng viêm và tích tụ chất nhầy trong ống eustachian do ảnh hưởng từ bệnh nhiễm trùng đường hô trên hoặc dị ứng được xem là nguyên nhân gây viêm tai giữa phổ biến. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em do hệ thống tai mũi họng chưa phát triển hoàn thiện, kèm theo sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu.
– Bệnh viêm tai ngoài:
Trong khi viêm tai giữa thường xuất phát từ các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên thì bệnh viêm tai ngoài thường do ảnh hưởng từ tác nhân bên ngoài. Chẳng hạn như thói quen vệ sinh tai không đúng cách, dùng dụng cụ ngoáy tai bẩn, sắt nhọn gây tổn thương tai, dùng hóa chất xịt tóc, thuốc nhuộm làm kích ứng tai,…
Ngoài ra, bệnh viêm ống tai ngoài còn xảy ra ở nhóm người mắc các bệnh lý ngoài da như vảy nến, chàm, dị ứng, viêm da tiết bã,… Hoặc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như tiểu đường. Bệnh có thể khắc phục nhanh chóng nếu người bệnh phát hiện sớm và có cách can thiệp phù hợp.
Nhiều người khi nhận thấy tình trạng đau tai thường nhầm lẫn là viêm tai giữa, tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể là do viêm nhiễm ống tai ngoài gây ra. Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần xác định dạng viêm tai đang gặp phải. Tốt hơn hết, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để khám và chữa trị sớm, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Phương pháp điều trị viêm tai giữa và viêm tai ngoài
Viêm tai giữa và viêm tai ngoài là hai dạng bệnh viêm tai thường gặp hiện nay. Trong đó, tình trạng viêm ngoài ống tai có mức độ nguy hiểm thấp hơn viêm nhiễm trong tai giữa. Cũng vì thế, việc điều trị viêm tai ngoài thường đơn giản hơn. Người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám, xác định bệnh lý đang gặp phải và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân các loại thuốc giúp điều trị bệnh dựa vào nguyên nhân, mức độ tổn thương ống tai mà người bệnh gặp phải. Cụ thể:
Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc:
- Thuốc kháng sinh: Tác dụng ức chế và loại bỏ hại khuẩn bên trong tai giữa.
- Thuốc chống viêm: Thường là thuốc chứa corticoid, vì thế tác dụng của thuốc tương đối mạnh mẽ. Người bệnh nên dùng theo liều được chỉ định, bởi nếu quá liều có thể gây tác dụng phụ nguy hại.
- Thuốc sát khuẩn: Dùng dạng nhỏ trực tiếp vào trong ống tai để kháng khuẩn, kháng viêm, phòng nguy cơ viêm nhiễm lan rộng.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc được chỉ định cho tình trạng viêm nhiễm ống tai giữa kèm theo đau nhức, sốt cao.
Điều trị viêm tai ngoài bằng thuốc:
- Sử dụng thuốc nhỏ viêm tai có chứa kháng sinh, thường dùng liên tục trong 10 – 14 ngày.
- Trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticosteroid, giảm đau để giảm triệu chứng.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không nên lạm dụng hoặc tự ý dùng thuốc bừa bãi. Trường hợp quá liều, tương tác thuốc không chỉ gây ảnh hưởng kết quả điều trị mà còn có nguy cơ đe dọa sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Ngoài dùng thuốc tân dược, nhiều người còn tìm đến các phương pháp điều trị viêm tai tại nhà. Chẳng hạn như sử dụng lá diếp cá, lá cây sống đời, lá mơ lông, sáp ong,… Phương pháp dân gian giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhẹ, giúp xoa dịu triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và chỉ thích hợp với tình trạng bệnh mới khởi phát, chưa có dấu hiệu biến chứng.
Bên cạnh đó, điều trị viêm tai bằng thuốc Đông y cũng được nhiều người quan tâm. Do thuốc lành tính, ít gây phản ứng phụ, vừa giúp giảm triệu chứng viêm, vừa giúp bồi bổ sức khỏe, khắc phục các vấn đề khác. Người bệnh có thể tham khảo, tìm địa chỉ thăm khám uy tín, đáng tin cậy để điều trị viêm tai giữa và viêm tai ngoài.
Chủ động phòng ngừa bệnh viêm tai
Bệnh viêm tai nói chung, viêm tai giữa và viêm tai ngoài nói riêng là tình trạng viêm nhiễm gây ra đau nhức, khó chịu ở một hoặc hai bên tai. Một số trường hợp chủ quan, không điều trị bệnh sớm có thể gặp phải các biến chứng nguy hại, ảnh hưởng đời sống và sức khỏe.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên chủ động trong việc phòng ngừa bệnh viêm tai và các vấn đề tai – mũi – họng khác. Các lưu ý như sau:
- Vệ sinh cơ thể, vệ sinh tai – mũi – họng sạch sẽ, đúng cách. Đặc biệt là hai lỗ tai nên dùng dụng cụ làm sạch đảm bảo vệ sinh, không dùng chung với nhiều người khác để tránh gây viêm nhiễm, lây bệnh nguy hiểm.
- Giữ ấm cho cơ thể, cho hai tai khi thời tiết chuyển mùa từ ấm nóng sang lạnh.
- Chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn, chữa dứt điểm các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan,…
- Điều trị các bệnh lý về da liễu như viêm da, vảy nến,… để tránh lây lan hại khuẩn đến vùng ống tai ngoài, dẫn đến sưng viêm, đau nhức.
- Kiểm soát đường huyết, điều trị bệnh tiểu đường, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, ăn uống lành mạnh, ưu tiên những thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất như rau củ quả, trái cây tươi. Bên cạnh đó nên giảm bớt các món chiên rán nhiều dầu, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, hạn chế sử dụng rượu bia, tốt nhất không nên hút thuốc lá,…
- Tập thể dục, lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp, duy trì thói quen vận động giúp tăng cường trao đổi chất, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress gây suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công, gây bệnh.
Viêm tai giữa và viêm tai ngoài là hai tình trạng viêm tai phổ biến hiện nay. Cần phân biệt hai dạng viêm này để có hướng điều trị phù hợp, phòng rủi ro hại sức khỏe. Do đó, khi bạn đọc nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, diễn ra thường xuyên nên chủ động đến gặp bác sĩ để khám và chữa trị càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!