Viêm Phế Quản Ở Trẻ Em

Viêm phế quản ở trẻ em thường xảy ra do cơ quan hô hấp và hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh. Bệnh lý nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể thuyên giảm nhanh sau 2 – 4 tuần. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan, các triệu chứng bệnh lý có thể tiến triển nặng nề gây co giật, sốt cao, giãn phế quản, suy hô hấp,…

Viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến ở trẻ em bên cạnh viêm họng, cảm cúm, viêm amidan. Căn cứ vào thời gian tiến triển, bệnh lý được chia thành 2 giai đoạn là viêm phế quản cấp tính và mãn tính. Thực tế cho thấy, đa số các trường hợp trẻ nhỏ mắc bệnh viêm phế quản cấp tính.

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Viêm phế quản ở trẻ em thường xảy ra do cơ quan hô hấp và hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh

Viêm phế quản ở trẻ em đề cập đến tình trạng phế quản - ống dẫn khí bị phù nề, sưng viêm do virus và vi khuẩn gây ra. Trong đó, bệnh xảy ra do virus chiếm khoảng 90% và chỉ có một số ít người bệnh bị viêm phế quản do vi khuẩn. Tuy nhiên, bệnh nếu không được điều trị, phế quản có thể bội nhiễm và gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa đến tính mạng, nhất là các trường hợp viêm phế quản phổi (tình trạng viêm nhiễm cả phế quản và phế nang).

Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch, sức đề kháng kém, cơ quan hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh nên có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn so với người trưởng thành. Các triệu chứng bệnh lý thường chủ phát chủ yếu vào mùa đông - xuân và có thể phát triển thành dịch ở những môi trường có nhiều trẻ nhỏ như bệnh viện nhi, trường mầm non, phòng khám.

Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em

Tư tượng như người trưởng thành, viêm phế quản ở trẻ em cũng khởi phát do nhiễm vi khuẩn và virus, trong đó virus chiếm hơn 90%. Những chủng virus thường gặp ở trẻ bao gồm RSV, adenovirus, corona virus, metapneumovirus, virus cúm A và B. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh khởi phát do vi khuẩn, thường gặp nhất là vi khuẩn gây ho gà (Bordetella pertussis).

Nguyên nhân gây bệnh
Tư tượng như người trưởng thành, viêm phế quản ở trẻ em cũng khởi phát do nhiễm vi khuẩn và virus, trong đó virus chiếm hơn 90%

Mặc dù virus và vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm phế quản nhưng trẻ thường mắc bệnh viêm phế quản khi có những yếu tố thuận lợi sau:

  • Hệ miễn dịch kém: Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh viêm phế quản ảnh hưởng chủ yếu ở trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi. Bởi trong độ tuổi này, hệ miễn dịch kém, chức năng phổi chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó, nguy cơ nhiễm virus và vi khuẩn thường cao hơn so với những trẻ lớn. Hơn nữa, do hệ miễn dịch kém nên bệnh thường diễn tiến nhanh và gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Môi trường sống, thời tiết: Trẻ em thường có nguy cơ viêm phế quản nếu sống trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, nhiều bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa,... Ngoài ra, vào thời điểm chuyển mùa (đông - xuân) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh do virus phát triển mạnh trong không khí.
  • Tiếp xúc với người miễn bệnh: Thực tế nhận thấy vi khuẩn, virus gây viêm phế quản tồn tại trong dịch tiết hô hấp và nước bọt. Do đó, trẻ em có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh.
  • Một số yếu tố khác: Ngoài các yếu tố trên, trẻ em cũng có thể bị viêm phế quản bởi những yếu tố khác như tiền sử gia đình bị hen suyễn, người thân hút thuốc lá, cơ địa dị ứng, trẻ sinh non, sởi, cảm cúm, viêm thanh quản,...

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em thường bùng phát đột ngột và dễ nhận biết. Đa số các biểu hiện có thể thuyên giảm sau 2 - 3 tuần nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, một số ít trường hợp bệnh lý diễn tiến nặng nề và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết viêm phế quản ở trẻ:

  • Lúc đầu trẻ bị ho khan, sau đó chuyển thành ho có đờm hoặc ho húng hắng, cơn ho có thể tăng lên dữ dội.
  • Trẻ bị viêm phế quản thường ho nhiều về đêm và khi tiếp xúc với không khí lạnh, phấn hoa, lông vật nuôi,...
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi
  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Nhịp thở nhanh, thở khò khè
  • Trẻ ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, hay giật mình, quấy khóc vào ban đêm
  • Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi có thể gặp phải một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như tím tái, suy hô hấp, lạnh chân tay, co giật. Các trường hợp này cần được xử lý kịp thời, tránh phát sinh biến chứng và di chứng.

So với trẻ nhỏ, viêm phế quản ở trẻ từ 5 - 12 tuổi có những biểu hiện nhẹ hơn, chủ yếu là ho, sốt cao, ứ đờm, thở khò khè. Ngoài ra các triệu chứng ở trẻ cũng diễn tiến chậm hơn so với trẻ dưới 5 tuổi.

Viêm phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm phế quản là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi. Các triệu chứng bệnh lý khởi phát chủ yếu do nhiễm virus (chiếm hơn 90%) và khoảng 10% do vi khuẩn gây ra. Do đó, hầu hết các trường hợp mắc bệnh có thể thuyên giảm nhanh sau 2 - 3 tuần. Tuy nhiên, trẻ em dưới 1 tuổi thường có hệ miễn dịch kém nên bệnh thường tiến triển nhanh gây suy hô hấp (lạnh tay chân, tím tái, khó thở) và co giật.

Với những trẻ lớn hơn, các triệu chứng này thường ở mức độ nhẹ, ít chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực. Sau khoảng 15 ngày, các biểu hiện dần thuyên giảm và gần như không để lại di chứng nguy hiểm. Mặc dù vậy, ba mẹ cũng không nên chủ quan trước những biểu hiện bất thường của trẻ.

Viêm phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trường hợp chủ quan, các triệu chứng bệnh lý có thể tiến triển nặng nề gây co giật, sốt cao, giãn phế quản, suy hô hấp,...

Mặc dù không phổ biến nhưng có một số trường hợp trẻ bị viêm phế quản dẫn đến suy hô hấp, áp xe phổi, giãn phế quản và viêm phế quản phổi do không được chẩn đoán và điều trị sớm. Do đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh lý để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới phổ biến ở trẻ em. Nếu không áp dụng các biện pháp phòng ngừa, bệnh lý có nguy cơ tái phát cao khi gặp điều kiện thuận lợi, thậm chí tiến triển day dẳng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em 
Cho trẻ tiêm các loại vaccine cần thiết như vaccine viêm phổi, ho gà, sởi, cúm,... để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản đáng kể

Do đó, ba mẹ cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa cho trẻ như:

  • Cho trẻ tiêm các loại vaccine cần thiết như vaccine viêm phổi, ho gà, sởi, cúm,... Việc tiêm ngừa các bệnh lý này sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản ở trẻ đáng kể.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn màn và sử dụng máy lọc không khí để đảm bảo môi trường sống của trẻ trong lành. Hiện nay, tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khá cao do môi trường ô nhiễm. Vì vậy, việc sử dụng máy lọc không khí trong gia đình có trẻ nhỏ là cần thiết.
  • Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do đó, cần đảm bảo bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời giúp bảo vệ trẻ trước những tác nhân gây hại từ môi trường.
  • Vệ sinh họng, mũi và tai cho trẻ với nước muối sinh lý từ 2 lần/ tuần nhằm ngăn ngừa vi khuẩn, virus, các chất dị ứng, kích ứng xâm nhập vào ống dẫn khí (phế quản).
  • Chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ và hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, nhất là vào giai đoạn giao mùa (đông - xuân).
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất, đồng thời thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng. Từ đó giảm thiểu nguy cơ viêm phế quản và các bệnh đường hô hấp khác.
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi, ba mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, rửa tay với xà phòng để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm.
  • Không để trẻ tiếp xúc với người mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh cần cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

Viêm phế quản ở trẻ em có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, trường hợp chủ quan có thể khiến bệnh lý tiến triển nặng nề và gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...