Viêm Niệu Đạo Có Tự Khỏi Không? Mất Bao Lâu Thì Khỏi?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm niệu đạo có tự khỏi không? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh lý không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, đau rát tiết niệu, khó khăn khi đi tiểu mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị sớm. Theo các chuyên gia, viêm niệu đạo có tự khỏi không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Viêm niệu đạo có tự khỏi không? Giải đáp

Viêm niệu đạo đề cập đến tình trạng ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể bị vi khuẩn, nấm, vi trùng tấn công gây tổn thương, viêm đỏ. Bệnh lý có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Nhưng thường xuất hiện ở nữ giới do niệu đạo có cấu tạo ngắn, nằm gần hậu môn.

viem-nieu-dao-co-tu-khoi-khong-2
Theo các chuyên gia, viêm niệu đạo có tự khỏi không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo là do sự tấn công của các loại vi khuẩn thông qua vùng da xung quanh niệu đạo ở âm đạo hay đầu dương vật như E.coli, Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia, virus herpes simplex,… Bệnh lý thường gây ra một số biểu hiện như:

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên nhưng ít nước tiểu
  • Tiểu rắt, tiểu buốt, đôi khi xuất hiện máu
  • Đau bụng, nhất là khi quan hệ tình dục
  • Nóng sốt
  • Lỗ niệu đạo chảy mủ, có thể lẫn máu, mùi hôi.

Nhiều người bệnh thắc mắc “Viêm niệu đạo có tự khỏi không?” Bệnh lý có mối quan hệ mật thiết với nhiều chủng khuẩn khác nhau. Chúng có tốc độ phát triển và lây lan nhanh thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Theo nhận định của các chuyên gia, viêm niệu đạo không thể tự khỏi mà không có sự can thiệp y tế.

Bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng nề, lây lan sang những bộ phận lân cận, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc thăm khám sớm và tuân thủ phương pháp điều trị để hạn chế phát sinh rủi ro, biến chứng.

Điều trị bệnh viêm niệu đạo trong bao lâu thì khỏi?

Thực tế, thời gian điều trị bệnh viêm niệu đạo ở từng trường hợp có thể khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, đối tượng mắc bệnh, khả năng đáp ứng và cách chăm sóc mà sẽ có thời gian điều trị bệnh cụ thể.

Đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, thăm khám sớm, sức khỏe tốt kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học và không mắc bệnh nội khoa thường sẽ có thời gian điều trị ngắn, phục hồi nhanh chóng và hạn chế phát sinh các biến chứng nặng nề.

Điều trị bệnh viêm niệu đạo trong bao lâu thì khỏi?
Thực tế, thời gian điều trị bệnh viêm niệu đạo ở từng trường hợp có thể khác nhau

Ngược lại, trường hợp chủ quan trước các biểu hiện của bệnh lý, hệ miễn dịch suy yếu hoặc đang mắc phải bệnh lý khác thường gặp khó khăn trong việc điều trị, thời gian điều trị kéo dài cũng như tốn kém nhiều chi phí.

Cần làm gì khi bị viêm niệu đạo?

Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bị viêm niệu đạo, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Việc điều trị sớm không chỉ rút ngắn thời gian điều trị mà còn hạn chế lây nhiễm và biến chứng nặng nề.

1. Tiến hành thăm khám

Các biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm niệu đạo gây ra có thể khởi phát nếu không được kiểm soát sớm. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường như tiểu rắt, khó tiểu, đau tiết niệu, xuất hiện dịch tiết bất thường ở cơ quan này,… bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán – thăm khám.

Thông thường, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, kiểm tra các chỉ số của cơ thể. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như kiểm tra dịch niệu đạo, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu,… Kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính đối với bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu và viêm niệu đạo do lậu. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm kháng sinh để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, khắc phục các biểu hiện lâm sàng và dự phòng các biến chứng nặng nề. Một số vấn đề cần lưu ý trong điều trị bệnh lý như:

  • Xác định nguyên nhân khởi phát trước khi xây dựng phác đồ điều trị
  • Cân nhắc những vấn đề liên quan đến hiệu quả, tác dụng phụ đối với từng trường hợp cụ thể
  • Kiểm tra lịch sử dụng thuốc kháng sinh của bệnh nhân cũng như đã có tiền sử bị viêm niệu đạo chưa.

Dưới đây là một số nhóm kháng sinh thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý:

  • Metronidazol: Uống 2 lần/ ngày với liều lượng 500mg. Sử dụng thuốc trong vòng 7 ngày
  • Thuốc kháng sinh Azithromycin: Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Thuốc kháng sinh Doxycyclin: Mỗi ngày dùng 2 lần với liều 100mg. Sử dụng thuốc liên tục trong 1 tuần
  • Thuốc Ofloxacin: Mỗi ngày uống 2 lần với liều 300mg, dùng cách nhau 12 tiếng đồng hồ và áp dụng trong vòng 7 ngày
  • Thuốc Erythromycin: Mỗi ngày uống 4 lần với liều 50mg, dùng cách nhau 6 tiếng đồng hồ và áp dụng trong vòng 14 ngày
  • Thuốc Fluconazol: Liều dùng và thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Người bệnh cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liệu trình có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc, đồng thời phát sinh tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Sử dụng thuốc điều trị
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính đối với bệnh viêm niệu đạo

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây điều trị viêm niệu đạo, bạn có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để cải thiện triệu chứng. Một số thảo dược thường được tận dụng trong điều trị bệnh lý, bao gồm râu ngô, lá mã đề, dành dành,…

Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.Tránh trường hợp dùng sai thuốc khiến bệnh lý trở nên nặng nề, làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm.

3. Chăm sóc cá nhân đúng cách

Thực tế nhận thấy, tình trạng viêm niệu đạo có thể xảy ra do các yếu tố như quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh bộ phận sinh dục kém hoặc không đúng cách. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh.

Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cần vệ sinh các nhân đúng cách để kiểm soát bệnh lý nhanh chóng. Cụ thể:

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên và đúng cách. Tránh sử dụng xà phòng tắm, gội đầu để rửa vùng kín. Thay vào đó, bạn nên chọn các loại dung dịch vệ sinh riêng, có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng.
  • Rửa sạch vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục. Dùng bao cao su khi quan hệ để làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong thời gian điều trị viêm niệu đạo, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, không sử dụng các thực phẩm kích thích phản ứng viêm tiến triển nặng nề như bia rượu, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, chứa chất bảo quản,…
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt điều độ để giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng và phòng ngừa bệnh lý hiệu quả.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các vấn đề bất thường. Từ đó can thiệp điều trị kịp thời, tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm niệu đạo có tự khỏi không?” và một số vấn đề liên quan. Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, viêm niệu đạo không thể tự khỏi mà cần phải can thiệp điều trị sớm. Việc chủ quan hoặc tự ý điều trị có thể khiến tình trạng bệnh lý tiến triển nặng nề và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...