Viêm Mũi Dị Ứng Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Để Không Bị Tái Phát

Bệnh viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bên cạnh các biện pháp y tế, các triệu chứng lâm sàng và tiến độ phục hồi của bệnh lý còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp nâng đỡ thể trạng mà còn hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

Viêm Mũi Dị Ứng Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Để Không Bị Tái Phát
Bệnh viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm

Viêm mũi dị ứng đề cập đến tình trạng niêm mạc mũi bị sưng viêm, phù nề khi tiếp xúc với các yếu tố dị ứng như nấm mốc, phấn hoa, mạt bụi, lông động vật,… Bệnh lý có xu hướng bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển lạnh với một số triệu chứng điển hình như nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi,… Bệnh viêm mũi dị ứng có thể gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, nhất là người có cơ địa dị ứng.

Người bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?

Bên cạnh biện pháp y tế thì người bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì cũng được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng được xem là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi bệnh, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng bùng phát. Thực tế nhận thấy, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp nâng cao sức khoẻ tổng thể, cải thiện miễn dịch và làm giảm nhẹ các biểu hiện lâm sàng do bệnh lý gây ra.

Ngoài ra, một số nhóm thực phẩm còn có khả năng kháng viêm, chống dị ứng, ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh. Tăng cường bổ sung các thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày có thể đẩy lùi các triệu chứng khó chịu, đồng thời rút ngắn thời thời gian điều trị bệnh đáng kể.

Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh viêm mũi dị ứng nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:

1. Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào

Các bệnh viêm đường hô hấp, bao gồm viêm mũi dị ứng đều có xu hướng bùng phát mạnh ở đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm. Bên cạnh đó, người có chức năng đề kháng kém còn khiến các biểu hiện do bệnh lý gây ra tiến triển dai dẳng, tái phát thường xuyên và đáp ứng kém với các biện pháp chữa trị. Do đó, song song với phương pháp y tế, người bệnh cần chủ động áp dụng một số biện pháp giúp nâng đỡ thể trạng.

Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào
Người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào như cam, bưởi, chanh, quýt, dâu tây, ổi, xoài chín, cải ngọt

Các thực phẩm giàu vitamin C giúp cải thiện hoạt động ở các tế bào miễn dịch, nhờ đó làm giảm nhẹ một số biểu hiện lâm sàng do bệnh lý gây ra như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau nhức các mô quanh mũi, nhức đầu,… Ngoài ra, bổ sung vitamin C còn mang lại hiệu quả trong ổn định hoạt động của tế bào miễn dịch, hạn chế các phản ứng bất thường của cơ thể trước các tác nhân gây dị ứng, kích ứng,…

Bên cạnh đó, hiệu quả của vitamin C cũng đã được kiểm chứng lâm sàng trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách bổ sung 90mg vitamin C/ ngày ở nam giới và  75mg vitamin C/ ngày ở nữ giới trong vòng 10 ngày. Sau đó, đa phần các bệnh nhân nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể về mức độ và tần suất.

Để bổ sung vitamin C cho cơ thể, bạn có thể bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào như cam, bưởi, chanh, quýt, dâu tây, ổi, xoài chín, cải ngọt, rau chân vịt, khoai lang, cải thìa,… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung vitamin C ở dạng kẹo ngậm hoặc viên sủi để nâng đỡ thể trạng, cải thiện hệ miễn dịch.

2. Thực phẩm giàu Kẽm tốt cho người bị viêm mũi dị ứng

Kẽm (Zinc) là một trong những khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Ngoài khả năng tăng testosterone, tăng cường sức khỏe tình dục ở nam giới, khoáng chất này còn đóng vai trò củng cố miễn dịch. Một số nghiên cứu nhận thấy, Kẽm kích thích tế bào miễn dịch như đại thực bào, lympho T, B để tạo ra hàng rào vững chất giúp bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại.

Thực phẩm giàu Kẽm tốt cho người bị viêm mũi dị ứng
Kẽm có khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra, cải thiện sức đề kháng

Cũng giống với vitamin C, Kẽm có khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra, cải thiện sức đề kháng. Ngoài ra, khoáng chất này còn có khả năng thúc đẩy hoạt động hấp thụ, chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong cơ thể như mangan, canxi, magie, nhôm, đồng,… Do đó, việc tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng Kẽm cao vào chế độ dinh dưỡng thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe, phục hồi thể trạng. Từ đó giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh lý.

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng Kẽm dồi dào tốt cho người mắc bệnh viêm mũi dị ứng có trong thịt bò, gan heo, hạt bí, yến mạch, ốc, hàu, đậu đỏ, thịt heo, tôm, cua,… Trường hợp bị dị ứng hải sản, bạn có thể bổ sung Kẽm thông qua các loại đậu và thịt tránh để các triệu chứng bệnh bùng phát nặng và kéo dài dai dẳng.

3. Viêm mũi dị ứng nên ăn gì? Thực phẩm giàu lợi khuẩn

Lợi khuẩn (probiotic) được tìm thấy nhiều trong sữa chua, kim chi, đậu tương lên men, một số loại phô mai,… Probiotic có khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hoà hoạt động tiêu hoá, đồng thời ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, việc bổ lợi khuẩn còn mang lại nhiều lợi ích đối với người mắc các bệnh viêm đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng thời tiết.

Một nghiên cứu được tiến hành trong vòng 12 tuần ở đối tượng trong độ tuổi 30 – 49 tuổi nhận thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp giảm đáng kể sau khi bổ sung các thực phẩm chứa probiotic 1 – 2 lần/ ngày. Bên cạnh có, thông qua các nghiên cứu chuyên sâu, các chuyên gia cũng nhận thấy, probiotic có thể tăng số lượng, hoạt động của các tế bào miễn dịch.

Viêm mũi dị ứng nên ăn gì? Thực phẩm giàu lợi khuẩn 
Lợi khuẩn (probiotic) được tìm thấy nhiều trong sữa chua, kim chi, đậu tương lên men, một số loại phô mai,…

Do đó, người mắc bệnh viêm mũi dị ứng nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa probiotic vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị và nâng đỡ thể trạng. Hơn nữa, bổ sung lợi khuẩn thường xuyên còn giúp kích thích tăng vị giác, tạo cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Điều này hỗ trợ tích cực trong việc nâng cao thể trạng, tăng cường đề kháng để giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý trong thời gian ngắn.

4. Bổ sung 2 lít nước mỗi ngày

Ở người bị viêm mũi dị ứng, cơ quan hô hấp thường có xu hướng tăng sản xuất dịch tiết nhiều hơn so với bình thường để bảo vệ các tế bào biểu mô trước sự tấn công của dị nguyên (vi khuẩn, virus, phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, hoá chất,…). Do đó, trong thời gian điều trị, người bệnh nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi để để giúp cân bằng điện giải và bù nước. Bên cạnh đó, uống đủ nước còn giúp làm loãng dịch tiết hô hấp, tăng khả năng dẫn lưu ở xoang – mũi.

Bên cạnh nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm nước khoáng, các loại nước ép trái cây, rau củ hoặc trà thảo dược (trà quế, hoa cúc, bạc hà, trà táo, trà gừng,…). Uống đủ nước không chỉ giúp cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, mà còn cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm hiện tượng kích ứng, dị ứng, khó chịu ở thành sau họng.

5. Thực phẩm giàu tốt cho người bị viêm mũi dị ứng

Omega 3 thuộc chất béo không no mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trong đó, phải kể đến tác dụng tăng cường hoạt động của não bộ, cải thiện thị lực, duy trì sức khỏe tim mạch và phòng ngừa một số bệnh xương khớp thường gặp. Ngoài ra, Omega 3 còn mang lại hiệu quả trong việc đẩy nhanh tốc độ phục hồi của cơ thể, cải thiện miễn dịch trong quá trình điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Tuy nhiên, cơ thể không có khả năng tự sản xuất Omega 3, do đó bạn cần phải bổ sung thông qua các thực phẩm như các loại cá béo, hạnh nhân, đậu nành, trứng gà, hạt óc chó, hàu,… Việc bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3 thường xuyên giúp cải thiện hoạt động của tế bào miễn dịch, nhờ đó hạn chế phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng.

Thực phẩm giàu tốt cho người bị viêm mũi dị ứng
Omega 3 mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, bao gồm viêm mũi dị ứng

Không chỉ cải thiện miễn dịch, tăng cường sức khỏe, Omega 3 còn có tác dụng chống viêm tự nhiên. Một số nghiên cứu được thực hiện nhận thấy, bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3 vào thực đơn hàng ngày có thể cải thiện mức độ viêm ở những cơ quan bị tổn thương ở cả giai đoạn cấp/ mãn tính. Do đó, người bị viêm mũi dị ứng nên bổ sung các thực phẩm chứa chất béo không no này vào chế độ dinh dưỡng để làm giảm tình trạng phù nề, sưng viêm khoang mũi.

6. Một số loại gia vị có tác dụng kháng dị ứng, chống viêm

Không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, một số thực phẩm còn có đặc tính kháng dị ứng tự nhiên và chống viêm hiệu quả. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh bổ sung các loại thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày để làm giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi bệnh viêm mũi dị ứng.

Một số loại gia vị có tác dụng kháng dị ứng và chống viêm tốt cho người bệnh, bao gồm:

  • Hành tây: Người bệnh có thể bổ sung các món ăn từ hành tây vào chế độ ăn để cải thiện miễn dịch và tăng cường sức khỏe. Hợp chất allicin và sulfur có trong hành tây có tác dụng ức chế vi khuẩn, nấm, virus, từ đó ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Ngoài ra, một số hợp chất sinh hoạt có trong thực phẩm như Quercetin, Anthocyanin có tác dụng giảm phù nề và kháng viêm tự nhiên.
  • Nghệ: Nghệ là một trong những loại gia vị quen thuộc, có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Hoạt chất curcumin có trong nguyên liệu này đã được chứng minh có tác dụng cải thiện tình trạng viêm cấp và mãn tính, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi các mô tế bào bị tổn thương. Để làm giảm các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh nên bổ sung các món ăn và thức uống từ nghệ như sữa nghệ, nghệ ngâm mật, trà nghệ,… vào thực đơn hàng ngày.
  • Gừng: Tương tự như nghệ và hành tây, gừng là một loại gia vị có tác dụng giảm phù nề, chống viêm, kháng khuẩn, ức chế các loại virus gây viêm nhiễm đường hô hấp. Bên cạnh đó, trong nguyên liệu này còn chứa 6-gingerol – hoạt chất có khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm, giảm thiểu số lượng histamin phóng thích ở niêm mạc hô hấp. Nhờ vào tác dụng này, gừng có thể giúp cải thiện một số triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang gây ra.

Bị viêm mũi dị ứng nên kiêng ăn gì?

Thực tế, các triệu chứng do bệnh viêm mũi gây ra có thể tiến triển nghiêm trọng hơn khi tiêu thụ một số thực phẩm và thức uống không phù hợp. Do đó, bên cạnh các nhóm thực phẩm nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần chủ động kiêng cử hoặc hạn chế các thức ăn, thức uống sau:

1. Thực phẩm có nguy cơ dị ứng và dị ứng cao

Viêm mũi dị ứng có mối liên hệ mật thiết với cơ địa dị ứng. Bên cạnh đó, ở người có cơ địa dị ứng thường có nguy cơ mắc các bệnh viêm kết mạc dị ứng, viêm da cơ địa, hen phế quản cao hơn so với người bình thường. Thể địa dị ứng không chỉ chi phối đáp ứng miễn dịch mà còn khiến cơ thể nhạy cảm hơn trước những yếu tố như thức ăn, thời tiết, thực vật, lông động vật,…

Thực phẩm có nguy cơ dị ứng và dị ứng cao
Người bệnh cần kiêng các thực phẩm gây dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, hạt điều,…

Vì vậy, các triệu chứng bệnh lý có thể tiến triển dai dẳng và trở nên nghiêm trọng hơn khi tiêu thụ các thực phẩm dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng cao. Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ miễn dịch nhận định protein có trong thực phẩm là dị nguyên và đối kháng thông qua cơ chế sản sinh IgE (kháng thể). Khi nồng độ trong máu tăng cao, các histamin và chất trung gian gây viêm bị hoạt hoá và phóng thích vào niêm mạc, da.

Nếu sử dụng các thực phẩm dị ứng, niêm mạc mũi và mô xoang có thể bị sưng nề nghiêm trọng. Nặng hơn người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện dị ứng như phù mạch, nổi mề đay, khó thở, ngứa cổ, hạ huyết áp, choáng váng, thậm chí sốc phản vệ. Để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, người bệnh cần kiêng các thực phẩm gây dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, lòng trắng trứng, hạt điều, mè (vừng),…

2. Kiêng sử dụng bia rượu, thức uống chứa caffeine

Bia rượu và các thức uống chứa caffeine thường có nguy cơ gây dị ứng, kích ứng cao. Việc sử dụng các thức uống này trong thời gian bị viêm mũi dị ứng hoặc các bệnh viêm đường hô hấp có thể khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời khiến bệnh tiến triển dai dẳng, chậm phục hồi.

Kiêng sử dụng bia rượu, thức uống chứa caffeine
Bia rượu và các thức uống chứa caffeine thường có nguy cơ gây dị ứng, kích ứng cao

Bên cạnh đó, bia rượu và một số thức uống chứa caffeine có thể gây suy giảm sức đề kháng, tăng các phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước những yếu tố gây dị ứng, kích ứng. Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng thực tế nhận thấy các triệu chứng bệnh dị ứng thường tiến triển nặng, dai dẳng hơn khi sử dụng bia rượu, thức uống chứa caffeine trong thời gian dài.

3. Một số thực phẩm khác

Ngoài ra, trong thời gian điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần hạn chế một số thực phẩm sau:

  • Các thực phẩm và thức uống lạnh: Việc dùng các món ăn và thức uống lạnh có thể khiến các triệu chứng nghẹt mũi, ho, ngứa họng, sổ mũi trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, dùng các đồ lạnh vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết khô hanh còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm thanh quản.
  • Các món ăn cay nóng: Thức ăn cay nóng là một trong những món ăn cần kiêng cử khi bị viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân là do các gia vị cay, nóng có thể kích thích dịch tiết hô hấp sản sinh nhiều hơn. Bên cạnh đó, các món ăn này còn gây kích thích cổ họng, ho có đờm, ho khan, làm chậm tốc độ phục hồi cơ quan bị tổn thương.
  • Thực phẩm khó tiêu hoá: Ở người mắc bệnh viêm mũi dị ứng thường có hệ tiêu hoá hoạt động kém hơn so với người bình thường. Do đó, người bệnh nên ưu tiên dùng các món ăn mềm, lỏng, chứa ít gia vị để tránh kích thích đường ruột và dạ dày. Ngoài ra, cần hạn chế các thực phẩm gây khó tiêu như thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp, pate,…

Những lưu ý khi ăn uống cho người bị viêm mũi dị ứng

Thực tế nhận thấy, bệnh viêm mũi dị ứng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, bên cạnh tuân thủ các biện pháp y tế và vấn đề bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì thì người bệnh cần chú ý đến nguyên tắc ăn uống khi mắc bệnh để đảm bảo an toàn cũng như hỗ trợ quá trình điều trị.

Những lưu ý khi ăn uống cho người bị viêm mũi dị ứng 
Xây dựng thói quen ăn chín, uống chín, hạn chế dùng các món ăn tái, sống trong quá trình điều trị bệnh

Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống dành cho người bị viêm mũi dị ứng:

  • Xây dựng thói quen ăn chín, uống chín, hạn chế dùng các món ăn tái, sống trong quá trình điều trị bệnh.
  • Trường hợp bệnh lý gây giảm vị giác, chăn ăn, ăn uống kém, người bệnh có thể thêm một số gia vị tự nhiên như bạc hà, quế, thì là, gừng, nghệ,…vào các món ăn nhằm kích thích vị giác.
  • Nếu bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn chính và ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hoá để làm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hoá.
  • Dùng các thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Tránh dùng các thực phẩm chế biến sẵn và sấy khô.
  • Tập thói quen ăn đúng giờ và đủ bữa trong quá trình điều bị bệnh. Tình trạng bỏ bữa, nhịn ăn thường xuyên có thể khiến cơ thể suy nhược, các triệu chứng bệnh lý kéo dài dai dẳng và nặng nề hơn.
  • Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị. Đồng thời, tuân thủ các biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát bệnh nhanh chóng.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì để không bị tái phát”. Hy vọng thông tin bài viết sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với tình trạng bệnh lý để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung những gì là...
Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Xôi và các món ăn từ gạo nếp chinh phục khẩu vị của rất nhiều...
Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...