Viêm Lỗ Chân Lông Ở Chân, Tay và Cách Điều Trị, Phòng ngừa

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm lỗ chân lông ở chân, tay là tình trạng viêm nhiễm, bít tắc, hình thành các đốm đỏ, sần sùi, ứ mủ trên da. Đây là bệnh da liễu lành tính, thường xảy ra ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, nhiễm trùng nang lông có thể xâm lấn sang các mô lân cận, gây mụn nhọt, viêm mô tế bào,…
Viêm lỗ chân lông ở chân, tay là gì?
Viêm lỗ chân lông (viêm nang lông) là tình trạng tổn thương khu trú tại một hoặc nhiều nang lông. Đây là tình trạng da liễu phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, thường gặp nhất là người trẻ tuổi và thanh thiếu niên. Tổn thương do bệnh lý xuất hiện ở vùng nách, mông, đùi, chân, tay,… ngoại trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, môi.

Theo đó, viêm lỗ chân lông ở chân, tay đặc trưng bởi tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Lâu ngày dẫn đến viêm đỏ, thậm chí nhiễm trùng nếu không được điều kịp thời. Bệnh đặc trưng bởi các nốt sẩn đỏ, viêm. Trường hợp nặng có thể nổi mụn nhọt, ngứa ngáy khó chịu.
Viêm lỗ chân lông tương đối lành, có thể điều dứt điểm hoàn trong thời gian ngắn, gần như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, các biểu hiện lâm sàng do bệnh lý gây ra tác động tiêu cực đến ngoại hình, yếu tố thẩm mỹ và hình thành tâm lý e ngại, thiếu tự tin, nhất là đối với nữ giới.
Nguyên nhân gây viêm nang lông ở chân, tay
Thực tế nhận thấy, có nhiều tác nhân gây viêm lỗ chân lông ở chân, tay, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… Những tác nhân này sẽ xâm nhập vào da khi gặp điều kiện thuận lợi và gây viêm nhiễm khu trú ở lỗ chân lông.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm nang lông ở chân, tay:
1. Vi khuẩn và vi nấm
Vi khuẩn và vi nấm được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý. Trường hợp bị viêm lỗ chân lông ở chân do vi khuẩn, vi nấm, bệnh nhân cần thận trọng bởi bệnh lý có thể lây lan cho người khác hoặc những vùng da xung quanh. Trường hợp tiếp xúc với vùng da bị viêm nhiễm, bạn có thể đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh cao.
2. Sử dụng vật dụng cá nhân
Viêm nang lông ở chân, tay có thể xảy ra do dùng chung các vật dụng cá nhân với người nhiễm bệnh như khăn tắm, quần áo, dao cạo,… Lúc này, người khoẻ mạnh có nguy cơ lây nhiễm bệnh do vi khuẩn, nấm sợi, virus, tạp khuẩn tấn công. Do đó, bạn nên thận trọng khi dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh viêm lỗ chân lông ở chân, tay.
3. Lây lan ký sinh trùng từ bồn tắm, bể bơi
Trường hợp tắm chung ở bể bơi công cộng, bồn tắm bẩn có thể gây viêm nang lông. Nguyên do là những ký sinh trùng có cơ hội bám vào da khi gặp điều kiện thuận lợi, phát triển nhanh chóng và dẫn đến tổn thương da. Nếu không được kiểm soát kịp thời, vùng da ở chân, tay có nguy cơ bị viêm nhiễm cao và mưng mủ.
4. Viêm tuyến bã nhờn
Một số trường hợp có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh có thể khiến làn da sản sinh nhiều dầu nhờn dẫn đến viêm lỗ chân lông. Lâu dài, lỗ chân lông sẽ bị bít tắc và gây viêm nang lông ở chân, tay. Bên cạnh đó, vệ sinh cơ thể kém cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm tuyến bã nhờn và tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây viêm nang lông phát triển mạnh.
5. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp
Nếu dùng các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần gây kích ứng, không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến kích ứng da, nổi các sẩn đỏ và dẫn đến viêm nang lông và một số vấn đề da liễu khác.

Trên thị thường hiện nay có nhiều sản phẩm chăm sóc da và cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả sản phẩm đều đảm bảo chất lượng và phù hợp với làn da. Do đó, bạn nên đọc kỹ thành phần trong sản phẩm trước khi sử dụng hoặc tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
6. Yếu tố di truyền
Một số nghiên cứu cho thấy, nếu ba mẹ mắc bệnh viêm lỗ chân lông ở chân, tay thì tỉ lệ con cái mắc bệnh này cũng khá cao. Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh thường gặp ở nhiều người. Do đó, trường hợp ba mẹ mắc bệnh lý này không nên chủ quen mà cần tiến hành điều trị dứt điểm, tránh nguy cơ lây nhiễm cho con cái về sau.
7. Thời tiết thay đổi đột ngột
Khi thời tiết thay đổi đột ngột có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da, nhất là người có làn da nhạy cảm. Trong một số trường hợp, nhiễm lạnh có thể khiến da da đổi màu. Nếu sống và làm việc trong thời tiết, môi trường quá nóng hoặc quá lạnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến bã nhờn, lúc này lỗ chân lông có thể thu hẹp/ giãn nở và tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn, nấm tấn công và gây viêm lỗ chân lông ở chân, tay.
8. Hệ miễn dịch suy giảm
Ở người bị suy giảm hệ miễn dịch thường có nguy cơ bị viêm lỗ chân lông ở chân, tay hơn so với người bình thường. Hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể yếu, sức đề kháng yếu. Tình trạng này kéo dài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm tấn công và gây viêm chân lông.
Dấu hiệu nhận biết
Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh viêm lỗ chân lông ở chân, tay không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh lý có thể tái đi tái lại nhiều lần và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng da bị tổn thương, hình thành thâm sẹo.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý:
- Da tay và chân xuất hiện các nốt sẩn màu đỏ tại nang lông, khiến làn da trở nên sần sùi.
- Vùng da bị tổn thương bị sưng đau, ngứa ngáy
- Các sẩn đỏ có thể lan rộng sang những vùng da xung quanh, lông mọc ngược lên hoặc xoắn vào bên trong
- Trường hợp nặng có thể hình thành mụn mủ tại nang lông gây đau nhức
- Mụn mủ khi bị tác động có thể bị vỡ, rò rỉ dịch và nhiễm trùng, lây sang các vùng da khác
Viêm lỗ chân lông ở chân, tay có nguy hiểm không?
Viêm lỗ chân lông ở chân, tay là bệnh da liễu thường gặp, khá lành tính. Trong một số trường hợp, bệnh lý có thể tự khỏi mà không để lại sẹo thâm chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, tổn thương ở da và các biểu hiện đi kèm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, ngoại hình và tâm lý.
Bên cạnh đó, nếu không chủ động phòng ngừa, bệnh lý cũng có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần, gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Trường hợp viêm nhiễm nang lông ở mức độ nặng có thể gây ra một số biến chứng như:
- Nhọt: Đây là biến chứng thường gặp ở người bị viêm lỗ chân lông chân, tay. Nhọt đặc trưng bởi tình trạng hoại tử nang lông cùng các tổ chức xung quanh. Không giống với viêm nang lông, nhọt gây viêm đỏ, sưng nóng da và gây viêm nhiều.
- Viêm mô dưới da: Đây là tình trạng vi khuẩn tấn công sâu vào tầng hạ bì và gây viêm nhiễm dưới da. Biến chứng này thường có mức độ nghiêm trong và có thể gây ra những tình huống rủi ro nếu không được xử lý kịp thời.
Các phương pháp điều trị viêm lỗ chân lông chân, tay
Thực tế nhận thấy, bệnh viêm nang lông ở chân, tay có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Do đó, việc điều trị bệnh lý tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và phạm vi tổn thương. Trong một số trường hợp, tổn thương da có thể tự thuyên giảm sau một thời gian ngắn mà không cần can thiệp y tế.
Tuy nhiên, nếu khởi phát do vi khuẩn, nấm, virus, bác sĩ có thể đề nghị điều trị triệu chứng, kiểm soát tổn thương da, đồng thời phòng ngừa biến chứng, thâm sẹo do bệnh lý gây ra.
1. Mẹo chữa trị tại nhà
Các cách chữa viêm nang lông tại nhà nói chung và viêm lỗ chân lông ở chân, tay nói riêng có tác dụng cải thiện tình trạng viêm đỏ, sưng tấy, viêm nhiễm ở nang lông. Biện pháp này thường mang lại hiệu quả trong những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chưa phát sinh biến chứng.

Dưới đây là một số mẹo chữa viêm lỗ chân lông ở chân, tay thường được áp dụng rộng rãi:
- Tận dụng dầu dừa: Chuẩn bị 3 muỗng dầu dừa và vài giọt nước cốt chanh. Trộn hai nguyên liệu này lại với nhau và thoa lên vùng da cần điều trị sau khi đã được làm sạch. Kết hợp massage nhẹ nhàng từ 5 – 10 phút và rồi rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện từ 2 – 3 lần tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng muối: Trước khi tắm, cho 3 muỗng muối tắm hoặc muối tinh vào nước tắm, khuấy đều. Dùng nước này để tắm, kết hợp massage nhẹ nhàng để giúp làm sạch da, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, tác nhân gây hại và hỗ trợ giảm viêm. Cuối cùng xả lại với nước sạch và lau khô người.
- Sử dụng gel nha đam tươi: Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, rửa sạch, gọt bỏ vỏ xanh. Dùng muỗng cạo lấy phần thịt bên trong. Sau khi vệ sinh vùng da cần điều trị thì dùng gel nha đam thoa đều, kết hợp massage nhẹ nhàng. Sau 20 phút thì rửa sạch lại với nước.
- Dùng rau bồ ngót chữa viêm nang lông: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá bồ ngót tươi, sau khi rửa sạch thì cho vào máy xay nhuyễn. Lọc lấy phần nước cốt và dùng thoa lên vùng da bị viêm nang lông sau khi đã được làm sạch. Để khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại với nước sạch.
2. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Các loại thuốc, kem trị viêm lỗ chân lông ở chân, tay có tác dụng giảm viêm đỏ, sát trùng, kiểm soát sự phát triển quá mức của virus, nấm, vi khuẩn. Căn cứ vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi và thuốc uống phù hợp.

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh lý, bao gồm:
- Thuốc kháng sinh ở dạng bôi và uống: Để kiểm soát tổn thương da và các biểu hiện đi kèm, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thuốc kháng sinh ở dạng bôi ngoài da và thuốc uống. Các loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của tác nhân gây bệnh. Từ đó làm dịu vùng da bị tổn thương nhanh chóng và hỗ trợ phục hồi tế bào da bị tổn thương.
- Isotretinoin: Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng đau rát, sưng đỏ, khó chịu ở vùng da bị viêm nang lông. Đồng thời hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương nhanh chóng. Tuy nhiên, chống chỉ định với phụ nữ mang thai hoặc người có dự định mang thai. Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
- Nhóm thuốc tác động đến hormone hoặc thuốc tránh thai: Hoạt động tiết bã nhờn được kiểm soát và làm giảm viêm nang lông ở chân, tay cũng như toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, cần phải kiên trì sử dụng trong 3 tháng. Nhất là phụ nữ mang thai không lạm dụng thuốc tránh thai vì có thể làm rối loạn quá trình rụng trứng. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm nang lông, người bệnh cần sử dụng đều đặn trong thời gian được chỉ định. Việc tự ý ngưng dùng thuốc sớm hoặc dùng không đều đặn có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, giảm hiệu quả điều trị.
3. Chăm sóc đúng cách
Bên cạnh các biện pháp điều trị và hỗ trợ điều trị, người bệnh có thể kiểm soát tổn thương da, giảm nóng rát, dự phòng biến chứng thông qua chế độ chăm sóc đúng cách. Việc áp chăm sóc đúng cách không chỉ rút ngắn thời gian điều trị mà còn phòng ngừa bệnh lý tái phát lâu dài.

Chế độ chăm sóc đối với người bị viêm lỗ chân lông ở chân, tay:
- Không cạo, tẩy lông và tắm bồn nước nóng trong thời gian mắc bệnh. Những hoạt động này có thể khiến tổn thương da trở nên nặng nề hơn, tăng nguy cơ hình thành nhọt.
- Ưu tiên các trang phục rộng rãi, chất liệu mềm, thấm hút tốt nhằm hạn chế ma sát, đồng thời tránh gây kích ứng da.
- Tránh cào gãi, chà xát lên vùng da bị tổn thương. Bởi tác động từ những hoạt động này có thể khiến mụn mủ bị vỡ, lở loét, chảy máu, tăng nguy cơ hình thành thâm sẹo.
- Có thể chườm mát hoặc đắp khăn lạnh từ 5 – 10 phút để cải thiện tình trạng nóng rát, sưng đỏ và khó chịu do bệnh lý gây ra.
- Giữ vệ sinh cá nhân là một trong những biện pháp đóng vai trò quan trọng đối với tiến triển của bệnh viêm lỗ chân lông ở chân, tay. Do đó, bạn cần tắm rửa từ 1 – 2 lần/ ngày với những sản phẩm diệt khuẩn để làm sạch da, loại bỏ vi khuẩn, nấm, virus và hạn chế nguy cơ hình thành nhọt.
- Người bệnh cần hạn chế các hoạt động làm tăng thân nhiệt, đổ nhiều mồ hôi như lao động nặng, chạy bộ, đạp xe. Nếu sống và làm việc trong môi trường nóng ẩm, bạn nên trồng nhiều cây xanh, dùng máy điều hoạt/ quạt để giúp cân bằng nhiệt độ, kiểm soát bệnh lý.
Thông thường, kết hợp chế độ chăm sóc và dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa từ 7 – 10 ngày có thể kiểm soát tình trạng viêm lỗ chân lông ở chân, tay hiệu quả. Trường hợp chăm sóc không đúng cách, tổn thương tại nang lông có xu hướng kéo dài, viêm đỏ nặng và có thể để lại thâm sẹo.
Biện pháp phòng ngừa viêm lỗ chân lông ở chân, tay
Viêm lỗ chân lông nói chung và viêm lỗ chân lông ở chân, tay là bệnh lý ngoài da thường gặp, khá lành tính và có thể điều trị dứt điểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, tổn thương da và các biểu hiện đi kèm do bệnh lý gây ra tác động không nhỏ đến thẩm mỹ, ngoại hình và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Do đó, sau khi các biểu hiện của bệnh lý đã được kiểm soát, người bệnh cần chủ động thực hiện một số biện pháp giúp phòng ngừa tái phát như:
- Hạn chế tẩy lông, cạo lông và tránh gây trầy xước da, nhất là vùng da bị viêm nang lông
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc chứa corticoid ở dạng bôi, kháng sinh trong thời gian dài. Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng cũng như tần suất dùng thuốc để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất.
- Tránh mặc các trang phục chật, bó sát, chất liệu bí hoặc chua được phơi khô hoàn toàn. Thay vào đó, nên ưu tiên các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút tốt.
- Cần thận trọng khi chọn mua các sản phẩm chăm sóc da. Tránh dùng những sản phẩm có chứa thành phần kích ứng, thành phần không rõ ràng, không có nguồn gốc – xuất xứ.
- Giữ vệ sinh cơ thể để giúp làm sạch bụi bẩn, bã nhờn, hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại.
- Không tiếp xúc với hoá chất như dầu nhớt, dầu khoáng,…
- Nếu xuất hiện tổn thương da, bạn cần sát trùng với dung dịch khử khuẩn để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
- Trường hợp bị viêm nang lông ở chân, tay tái phát nhiều lần, người bệnh nên sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn để giúp loại bỏ những ổ vi khuẩn cư trú trên da.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, kết hợp tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện miễn dịch, nâng cao thể trạng và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.
Viêm lỗ chân lông ở chân, tay khá phổ biến, có thể gặp ở người trẻ tuổi và thanh thiếu niên. Mặc dù đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc nhưng bệnh có thể tái phát nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến làn da. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!