Viêm Khớp Gối Tràn Dịch: Nguyên nhân, Cách điều trị, Xử lý

Viêm khớp gối tràn dịch là tình trạng ứ đọng dịch quá mức bên trong ổ khớp. Tình trạng không được khắc phục có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh, thậm chí phá hủy khớp cùng nhiều biến chứng khó lường về sau nếu để kéo dài nhưng không điều trị. 

Viêm khớp gối tràn dịch
Viêm khớp gối tràn dịch là tình trạng ứ đọng dịch quá mức bên trong ổ khớp với các triệu chứng khó chịu

Viêm khớp gối tràn dịch là gì?

Khớp gối là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể, có trách nhiệm chịu trọng lượng cơ thể khi di chuyển và co giãn để giúp đôi chân được vận động khỏe mạnh. Về mặt cấu trúc, ở giữa hai khớp gối nằm cạnh nhau sẽ có lớp bao dịch có nhiệm vụ tạo độ trơn cho khớp dễ vận động, giảm ma sát giữa hai đầu xương tránh tổn thương và nuôi dưỡng sụn khớp.

Tuy nhiên, khi lượng dịch bên trong bao dịch sản sinh quá mức cho phép do bị chấn thương hay mắc các bệnh lý xương khớp mãn tính sẽ dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối. Khi mắc bệnh này người bệnh thường dễ bị nhầm lần với tình trạng phù nề do nhìn thấy sự sưng tấy tại khớp. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh này, không phân biệt độ tuổi, giới tính.

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối

Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá việc điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm khớp gối tràn dịch phổ biến như:

Viêm khớp gối tràn dịch
Chấn thương do tai nạn giao thông, chơi thể thao… có thể gây rách sụn khớp, tổn thương lâu dài không điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây tràn dịch khớp gối
  • Do chấn thương: Một số chấn thương xảy ra khi chơi thể thao, tham gia giao thông hoặc lao động quá sức chịu đựng có thể dễ dàng gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho sụn khớp, giãn cơ gân, dây chằng, làm gãy xương, rách sụn… Từ những tổn thương này khiến cơ thể tự sản sinh nhiều dịch nhầy để giảm tổn thương và bảo vệ khớp, vô tình dẫn đến viêm khớp gối tràn dịch.
  • Do nhiễm trùng: Có rất nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm khi xâm nhập vào trong cơ thể con người sẽ tồn tại trong máu. Chúng sinh sôi phát triển và đến thời điểm thích hợp sẽ tấn công vào sụn khớp, đặc biệt là khớp gối và gây ra viêm nhiễm, tích tụ chất dịch lỏng cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác. Những người có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp gối tràn dịch do nhiễm trùng là người lớn tuổi, có tiền sử bị tiểu đường, đã từng thực hiện thay khớp, bị HIV hoặc sử dụng kim tiêm không sạch sẽ…
  • Do bị viêm xương khớp: Tình trạng viêm khớp gối tràn dịch có thể là hậu quả của một đợt viêm xương khớp cấp hoặc mãn tính. Tình trạng này có thể kéo theo giãn nở mạch máu, kích thích sản sinh nhiều dịch lỏng hơn so với bình thường, từ đó gây ra sưng viêm khó chịu. Nguyên nhân này được chia làm hai dạng là viêm khớp bào mòn và viêm khớp dạng thấp. Trong đó viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất gây ra tràn dịch khớp gối, là tình trạng có liên quan đến hệ miễn dịch.
  • Một số nguyên nhân khác: Thừa cân, béo phì, vận động sai tư thế, giới tính, độ tuổi… cũng là những yếu tố nguy cơ dễ gây ra viêm khớp gối tràn dịch.

Triệu chứng nhận biết viêm khớp gối tràn dịch

Những triệu chứng viêm khớp gối tràn dịch rất đa dạng nhưng cũng khá tương tự với các bệnh lý xương khớp khác. Chủ yếu là một số triệu chứng sau:

Viêm khớp gối tràn dịch
Sưng viêm, đau nhức, cứng cơ…. là những triệu chứng điển hình của bệnh Viêm khớp gối tràn dịch
  • Sưng tấy và sờ vào có cảm ấm nóng, mềm, hơi lún tại vùng khớp bị tổn thương. Đây là dấu hiệu cho thấy khớp đang bị viêm và tích tụ chất dịch lỏng trong ổ khớp.
  • Đau buốt, nhức mỏi kéo dài, có khi âm ỉ âm ran hoặc bộc phát dữ dội khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động.
  • Căng cứng khớp khiến người bệnh không thể thực hiện các động tác đơn giản như co duỗi, nâng chân hoặc leo cầu thang.
  • Ngoài ra, tùy vào từng loại viêm khớp gối tràn dịch mà sẽ kèm theo các triệu chứng khác. Chẳng hạn nếu viêm khớp gối tràn dịch do chấn thương sẽ kèm theo chảy máu, bẩm tím, rạn nứt xương đầu gối, nếu viêm khớp gối tràn dịch do nhiễm trùng sẽ gây buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt cao, suy nhược cơ thể.
  • ….

Bệnh viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không?

Viêm khớp gối tràn dịch là bệnh lý viêm khớp không hề đơn giản, nhưng không đến mức ảnh hưởng đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:

Viêm khớp gối tràn dịch
Viêm khớp gối tràn dịch có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây đe dọa khả năng vận động vĩnh viễn
  • Nhiễm trùng khớp: Tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng nhanh chóng sang các bộ phận khác trên cơ thể và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Phá hủy sụn khớp: Tình trạng sưng viêm khớp gối kéo dài kèm theo sự tấn công của vi khuẩn lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến mô sụn khớp. Lúc này, nếu không được điều trị thay khớp kịp thời có thể dẫn đến những tổn thương khó có thể phục hồi.
  • U nang Baker: Đây là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh viêm khớp gối tràn dịch. Lúc này, bên trong ổ khớp xuất hiện các nốt nhỏ chứa dịch lỏng, lâu dần chúng phát triển lớn về kích thước và gây đau nhức dữ dội khi vận động.
  • Teo cơ, bại liệt: Quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, đặc biệt là lưu thông đến các khớp có thể bị tắc nghẽn khi mắc bệnh viêm khớp gối tràn dịch. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể làm teo cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thần kinh tọa, dẫn đến bại liệt.

Chẩn đoán viêm khớp gối tràn dịch bằng cách nào?

Một số biện pháp chẩn đoán viêm khớp gối tràn dịch thường được chỉ định thực hiện như:

Viêm khớp gối tràn dịch
Thăm khám chẩn đoán khớp gối bằng các biện pháp như khám lâm sàng, chụp X quang, MRI, xét nghiệm dịch khớp…
  • Thăm khám lâm sàng, kiểm tra thể chất: Bước đầu tiên của quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi về những triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, tiền sử bệnh… Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất, khả năng hoạt động khớp gối của người bệnh để đánh giá mức độ tổn thương và phạm vi di chuyển tại thời điểm hiện tại.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Một số hình xét nghiệm hình ảnh học được sử dụng phổ biến như chụp X – quang, chụp MRI cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính CT scan, siêu âm… Các xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát chi tiết cấu trúc bên trong của khớp gối, dễ dàng xác định vị trí và mức độ tổn thương.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Những trường hợp nghi ngờ bị viêm khớp gối tràn dịch do nhiễm trùng sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm dịch khớp. Để thực hiện, bác sĩ sẽ dùng một ống tiêm lớn chọc hút dịch khớp bên trong khớp gối bị tổn thương để xét nghiệm, phân tích xác định nguyên nhân gây bệnh thông qua màu sắc và loại vi khuẩn, virus, nấm xuất hiện trong mẫu bệnh phẩm.

Phương pháp điều trị viêm khớp gối tràn dịch hiệu quả

Dựa vào kết quả thăm khám và chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Một vài biện pháp thường dùng hiện nay là:

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Đây là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị các bệnh lý xương khớp vì đem lại hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi khi sử dụng. Tùy theo mức độ tổn thương khi bị tràn dịch khớp, có nhiều triệu chứng hay không mà bác sĩ sẽ kê toa loại thuốc phù hợp:

  • Thuốc chống viêm NSAIDs dùng cho những người bị viêm khớp gối tràn dịch. Thuốc có tác dụng lên hệ enzyme cyclooxygenase ở hệ thần kinh và một số tiền chất gây viêm, từ đó giúp giảm viêm, đau nhức, phù nề, sưng đỏ.
  • Thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Aspirin…
  • Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid có khả năng tăng khả năng chịu đau nhờ tác động lên hệ thần kinh, thay đổi tín hiệu truyền dẫn để giúp người bệnh thoải mái hơn.
  • Trường hợp bị viêm khớp gối tràn dịch do nhiễm trùng cần sử dụng kháng sinh để đạt hiệu quả điều trị tốt hơn.
  • Một vài trường hợp nặng có thể phải sử dụng thuốc corticosteroid với tác dụng cải thiện cơn đau, kháng viêm mạnh. Một vài loại điển hình như: Clindamycin, Amikacin, Oxacillin, Nafcillin, Gentamycin, Vancomyxin…
  • Thuốc bổ sung canxi, glucosamine cùng các loại vitamin cần thiết hỗ trợ xương khớp hoạt động khỏe mạnh.
Viêm khớp gối tràn dịch
Dùng thuốc Tây trị viêm khớp gối tràn dịch đem lại hiệu quả nhanh chóng và thuận tiện khi sử dụng

Lưu ý: Thuốc Tây tuy đem lại hiệu quả cao nhưng do dược tính mạnh nên thường kèm theo nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất chỉ được sử dụng thuốc khi có sử chỉ định của bác sĩ và đảm bảo tuân thủ đúng liều, không dùng quá liều hay lạm dụng trong thời gian dài.

2. Kết hợp chăm sóc tự giảm đau tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc để hỗ trợ giảm đau, người bệnh cũng nên kết hợp với một số giải pháp giảm đau đơn giản tại nhà vừa hiệu quả vừa an toàn.

Nhiệt trị liệu

Nhiệt trị liệu (thermotherapy) là phương pháp giúp làm giảm sưng đau khớp hiệu quả được nhiều người áp dụng. Trong đó, được chia làm hai loại chính là nhiệt lạnh và nhiệt nóng, cụ thể như sau:

  • Nhiệt lạnh: Đá lạnh giúp làm co mạch, co cơ, thu hẹp mạch máu, giảm sưng viêm đau nhức. Được đánh giá cao trong việc giảm các chứng đau cấp như chấn thương, va chạm… Tuy nhiên, không áp dụng cho những trường hợp đang bị căng và co thắt vì nhiệt lạnh sẽ làm cho tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng.
  • Nhiệt nóng: Có khả năng kích thích tuần hoàn máu, làm giãn mạch từ đó làm giảm đau, chuột rút, đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa… Đồng thời, tăng cường quá trình đưa dưỡng chất đến các khu vực khớp bị tổn thương, hỗ trợ loại bỏ chất thải, cải thiện tình trạng bệnh. Lưu ý không áp dụng cho vùng đang bị viêm, chảy máu, xung huyết, có khối u ác tính hoặc những vị trí đang bị giãn tĩnh mạch da.
Viêm khớp gối tràn dịch
Nhiệt trị liệu là phương pháp giúp làm giảm sưng đau khớp hiệu quả và an toàn

Để thực hiện bạn chỉ cần thực hiện theo cách sau:

  • Nhiệt lạnh: Cho đá vào túi chườm, bọc lại bằng một chiếc khăn sạch rồi chườm trực tiếp lên khớp gối bị đau khoảng 20 phút. Chú ý không chườm trực tiếp đá lên da để tránh gây bỏng lạnh.
  • Nhiệt nóng: Bạn có thể dùng một chiếc khăn bông thấm nước ấm rồi đắp lên khớp gối, lăn chai nước nóng, chườm túi chườm nóng hoặc tắm nước ấm đều được. Những cách này đều giúp làm thư giãn và giảm đau rất nhanh.

Xoa bóp, massage

Việc tìm đến thợ massage chuyên nghiệp hoặc tự massage đơn giản tại nhà đều sẽ giúp hỗ trợ phần nào trong việc làm giảm đau, thư giãn khớp gối đang bị viêm tràn dịch của bạn. Tác động ngoại lực vừa phải, nhẹ nhàng giúp kích thích tuần hoàn máu khắc phục những tổn thương tại khớp.

Cách thực hiện:

  • Xát khớp gối: Ngồi trên giường, duỗi thẳng hai chân, hai bàn tay ôm lấy hai bên đầu gối chà xát lên xuống khoảng 20 lần.
  • Day khớp gối: Hai chân duỗi thẳng, đặt hai bàn tay úp lên xương bánh chè sau đó day tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần rồi tiếp tục day ngược chiều kim đồng hồ 20 lần nữa.
  • Miết khớp gối: Ngồi thẳng lưng, xếp cẳng chân sao cho vuông góc với nhau. Tiếp theo, ôm lấy khớp gối rồi co duỗi nhẹ nhàng khoảng 20 lần.

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng là một trong những phương pháp hiệu quả được áp dụng trong điều trị hầu hết các bệnh lý xương khớp. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh thực hiện một số biện pháp vật lý trị liệu sau:

Viêm khớp gối tràn dịch
Massage xoa bóp khớp gối bằng các bài tập vật lý trị liệu đơn giản giúp giảm đau, thả lỏng khớp và phục hồi chức năng
  • Tia laser ở cường độ cao thế hệ IV có khả năng giảm đau, thúc đẩy tuần hoàn máu và kích thích tái tạo mô xương.
  • Sóng xung kích Shockwave tác động giúp phục hồi nhanh chóng cơ xương, mô mềm và giảm đau nhanh hơn.
  • Ngoài ra, một số bài tập vật lý trị liệu đơn giản dành riêng cho khớp gối như gập, duỗi… cũng hỗ trợ rất tốt cho việc phục hồi chức năng khớp gối.

4. Áp dụng các mẹo dân gian

Trong dân gian có nhiều bài thuốc sử dụng dược liệu tự nhiên hay còn được gọi là thuốc Nam để chữa khỏi viêm khớp gối tràn dịch mức độ nhẹ.

  • Bài thuốc từ cây xấu hổ: Loại cây này có vị ngọt, tính hàn, kháng khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ làm giảm đau nhức xương khớp, giảm dịch khớp. Ccah1 thực hiện: Dùng 30g thân và lá cây xấu hổ, 20g rễ bưởi bung và cúc tần cho vào nồi sắc cùng 250ml nước rồi lọc lấy nước thuốc uống hằng ngày.
  • Bài thuốc từ lá lốt: Lá lốt là vị thuốc có đặc tính sát khuẩn chống viêm được nhiều người biết đến. Tác dụng chính là giảm đau, giảm sưng viêm, giải phóng dịch lỏng trong ổ khớp, từ đó cải thiện tình trạng viêm khớp gối tràn dịch. Dùng 30g lá lốt giã nhuyễn, trộn cùng muối hạt rồi đắp lên khớp gối bị sưng tấy 1 lần/ ngày.
  • Giấm táo: Giấm táo có khả năng chống viêm rất mạnh nên có thể tận dụng để đẩy lùi tình trạng viêm khớp gối tràn dịch, đồng thời giúp khớp gối hoạt động linh hoạt hơn. Chuẩn bị 2 thìa canh giấm táo pha vào 180ml nước lọc rồi uống trực tiếp trước giờ đi ngủ.

5. Chữa viêm khớp gối tràn dịch theo Đông y

Một số bài thuốc Đông y trị viêm khớp gối tràn dịch hiệu quả như:

Bài thuốc số 1: Với công dụng chính là tiêu trừ dịch lỏng trong khớp gối, kích thích tuần hoàn máu và bổ thận, thanh lọc cơ thể.

Cách thực hiện: Chuẩn bị tang ký sinh, tần giao, phục linh, xuyên khung, đỗ trọng, ngưu tất, địa hoàng, phòng phong, đương quy… Sắc mỗi ngày 1 thang uống ngày 2 lần và uống khi còn ấm nóng.

Viêm khớp gối tràn dịch
Chữa viêm khớp gối tràn dịch theo Đông y giúp điều trị tận gốc nguyên nhân gây viêm hiệu quả nhưng mất khá nhiều thời gian

Bài thuốc số 2: Với công dụng chính là kiện gân cốt, bổ thận ích can, giảm thiểu triệu chứng đau nhức, sưng viêm… tại khớp, từ đó hỗ trợ cải thiện hoạt động khớp tốt hơn.

Cách thực hiện: Dùng hồng hoa, xuyên khung, sơn thủ, ngưu tất, xích thược, thỏ ty tử, cao quy bản, thục địa, đào nhân, câu kỷ tử và can mộc hương. Đem rang khô cùng rượu trắng rồi giã thành bột mịn, trộn cùng mật ong viên thành hoàn uống cùng nước ấm sau bữa ăn.

Bài thuốc số 3: Bài thuốc này có công dụng giảm đau nhức xương khớp, thúc đẩy tuần hoàn máu rất tốt. Không những vậy, thuốc còn hỗ trợ cải thiện chức năng khớp, không tiết dịch nhiều nhưng cũng không làm khô khớp.

Cách thực hiện: Chuẩn bị phòng phong, quế chi, ngưu tất, khương hoạt, xích thược, độc hoạt, tri mẫu, tần giao, ma hoàng, ý dĩ. Sắc thuốc cùng 3 chén nước uống ngày 2 lần sau bữa ăn trưa và ăn tối.

6. Can thiệp ngoại khoa

Chỉ những trường hợp bệnh diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và đe dọa đến khả năng vận động của người bệnh như teo cơ, bại liệt mới được cân nhắc áp dụng biện pháp này. Cụ thể một số biện pháp điều trị ngoại khoa thường áp dụng là:

  • Chọc hút dịch khớp: Bác sĩ sẽ tiến hành chọc một ống tiêm lớn vào trong khớp và hút bớt chất dịch lỏng ra ngoài. Sau đó tiêm steroid vào nội khớp để giảm sưng viêm, đau nhức. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời giúp khắc phục tình trạng viêm khớp gối tràn dịch trong thời gian ngắn, sau đó khi dịch nhờn tiếp tục được sản sinh ra và tràn đầy trong khớp gối thì bệnh sẽ tiếp tục tái diễn.
  • Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật này được thực hiện nhờ công nghệ nội soi tiên tiến nhằm xử lý khắc phục những tổn thương bên trong khớp gối. Phương pháp này giúp giải quyết tận gốc nguyên nhân gây viêm khớp gối tràn dịch, từ đó khắc phục tình trạng tràn dịch hiệu quả.
  • Phẫu thuật thay khớp: Những trường hợp khớp gối bị tổn thương nặng nề, không còn khả năng phục hồi lại được thì người bệnh bắt buộc phải thay khớp để lấy lại khả năng vận động. Loại khớp được thay là khớp nhân tạo làm từ chất liệu nhựa, sứ… tùy theo từng trường hợp.
Viêm khớp gối tràn dịch
Chọc hút dịch khớp là phương pháp tạm thời giúp hút chất dịch lỏng ra ngoài để giảm đau nhức, sưng viêm và cải thiện khả năng hoạt động trong thời gian ngắn

Hầu hết các kỹ thuật ngoại khoa điều trị viêm khớp gối tràn dịch đều khá phức tạp. Không những vậy cần có sự hỗ trợ của các loại trang thiết bị máy móc hiện đại nên người bệnh phải đến bệnh viện uy tín thực hiện, có như vậy mới đạt được hiệu quả cao và hạn chế những rủi ro ngoài ý muốn.

Hướng dẫn cách chủ động phòng tránh viêm khớp gối tràn dịch

Để phòng ngừa viêm khớp gối tràn dịch hãy chủ động thực hiện theo một số cách sau đây:

  • Tránh các hành động, tư thế mang vác vật nặng quá mức so với sức chịu đựng của cơ thể. Thay vào đó nên tối ưu bằng cách sử dụng các vật dụng hỗ trợ như xe đẩy, xe nâng có bánh xe đẩy.
  • Kiểm soát trọng lượng của cơ thể, không để tăng cân đột ngột quá mức kiểm soát để tránh gây áp lực lên khớp đầu gối.
  • Hình thành thói quen vận động, tập luyện thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe. Việc vận động đúng cách sẽ giúp khớp gối cùng nhiều khớp khác trên cơ thể tăng sự dẻo dai, sức mạnh. Trường hợp đầu gối yếu nên sử dụng miếng nẹp hoặc băng quấn đầu gối để giảm đau, giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với nhiều loại thực phẩm giàu vitamin khoáng chất như omega-3, canxi, vitamin D, B… và hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối, thức uống chứa cồn, chất kích thích… Đặc biệt, tránh ăn nhiều đạm để phòng tránh mắc bệnh gout.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần hoặc đến bệnh viện khám ngay đều phát hiện đầu gối tổn thương, đau nhức bất thường.
Viêm khớp gối tràn dịch
Vận động khớp gối khoa học, lành mạnh giúp khớp khỏe mạnh, phòng ngừa những tổn thương

Viêm khớp gối tràn dịch là bệnh lý xương khớp có thể khắc phục được, nếu đã thực hiện các biện pháp chăm sóc tự trị tại nhà nhưng không hiệu quả, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để được chẩn đoán và phòng ngừa những tổn thương khó khắc phục.

Có thể bạn quan tâm

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Mới đây, Viện Y dược Cổ truyền dân tộc đã phát hiện 3 cây thuốc có khả năng xử lý viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Các vị thuốc đã được nghiên cứu phối chế thành công trong bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang. Bài thuốc hiện được ứng dụng tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp rất nhiều người lành bệnh. ĐỪNG BỎ QUA...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mề đay vô căn

Top 10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả, An Toàn

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được chỉ định sử dụng...

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc – TOP Đầu Phòng Khám YHCT Việt Nam

Vào tháng 9/2019, Trung tâm Thuốc dân tộc đã được Bộ Y tế lựa chọn...

Báo Chí Đưa Tin Đề Án Nghiên Cứu Bệnh Dạ Dày Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trung tâm Thuốc dân tộc đã phối hợp cùng Viện Y Dược cổ truyền dân...