Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ

Khi bị viêm khớp gối nhiều người bệnh thường e ngại trong việc đi bộ hoặc tham gia các hoạt động thể thao vì sợ sẽ làm bệnh càng nặng hơn. Vậy thực tế viêm khớp gối có nên đi bộ không? Nếu được thì người bệnh đi bộ như thế nào là đúng cách? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không?
Viêm khớp gối có nên đi bộ không?

Viêm khớp gối là bệnh gì?

Viêm khớp gối là bệnh lý xương khớp vô cùng phổ biến. Bệnh được chia làm loại chính là viêm khớp gối do viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA). Khi mắc căn bệnh này khớp gối phải chịu sự đau đớn dữ dội, đặc biệt là khi di chuyển, vận động, kèm theo đó là tình trạng sưng viêm, nóng đỏ tại khớp gối bị tổn thương.

Những người có nguy cơ bị viêm khớp gối cao là người lớn tuổi đang trong giai đoạn thoái hóa khớp, người thừa cân béo phì, bị chấn thương do gặp tai nạn lao động, tai nạn giao thông, những người vận động quá sức, lao động nặng nhọc hoặc lười vận động.

bệnh đặc trưng với một số triệu chứng như đau nhức, cứng khớp, sưng viêm, nóng đỏ tại vùng da quanh khớp. Thông qua quá trình thăm khám và chẩn đoán mức độ viêm khớp gối mà bác sĩ sẽ hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh. Trong quá trình này người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định và lời khuyên của bác sĩ.

Viêm khớp gối có nên đi bộ không?

Từ xưa đến nay, đi bộ vẫn luôn là môn thể dục thể thao tốt cho sức khỏe và được các chuyên gia khuyến khích tập luyện hằng ngày. Việc đi bộ đúng cách sẽ giúp kích thích các cơ khớp trở nên linh hoạt hơn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và mang dưỡng chất nuôi khớp, giúp khớp chắc chắn khỏe mạnh hơn.

Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không?
Viêm khớp gối nên đi bộ nhẹ nhàng, đúng cách để hỗ trợ cải thiện tốt các triệu chứng

Tuy nhiên, khi mắc bệnh xương khớp nói chung và viêm khớp gối nói riêng thường né tránh đi bộ. Nhưng đây là suy nghĩ hết sức sai lầm vì nếu đã bị viêm khớp gối mà còn lười vận động, không đi bộ sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn, khớp kém linh hoạt và tăng nguy cơ biến chứng, làm biến dạng khớp, teo cơ, bại liệt. Ngoài ra, đi bộ nhẹ nhàng còn hỗ trợ giảm cân, kiểm soát phần nào việc tăng cân quá nhanh, từ đó giảm bớt áp lực cho khớp gối, giảm đau nhức sưng viêm.

Chính vì vậy, tốt nhất người bị viêm khớp nên đi bộ nhẹ nhàng để vừa hỗ trợ điều trị vừa kích thích sự phục hồi chức năng khớp. Để tăng hiệu quả điều trị, bên cạnh đi bộ người bệnh cũng có thể thực hiện thêm nhiều bài tập thể thao khác như yoga, bơi lội, đạp xe đạp chậm…

Hướng dẫn các mẹo đi bộ đúng cho người bị viêm khớp gối

Có thể thấy đi bộ là một trong những bài tập bạn không nên bỏ qua khi bị viêm khớp gối. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn cần trang bị đầy đủ những kiến thức về việc đi bộ. Sau đây là một số mẹo đi bộ hiệu quả, an toàn bạn nên tham khảo:

Xây dựng kế hoạch đi bộ khoa học

Những người chưa từng có thói quen đi bộ thì trước hết cần lên kế hoạch cơ bản dành cho người mới bắt đầu. Ban đầu khi mới tập nên đi bộ khoảng 20 – 30 phút/ ngày, sau đó tăng dần lên khoảng 40 – 50 phút/ ngày. Nếu chưa thể tập lâu hãy chia nhỏ làm nhiều lần tập, mỗi lần tập khoảng 10 phút là được. Ban đầu đi bộ với quãng đường ngắn, từ từ chậm rãi, sau đó khi đã quen hay tăng dần tốc độ cũng như thời gian tập để tránh làm tổn thương khớp đột ngột.

Đi bộ ở những thời điểm thích hợp

Theo lời khuyên của các chuyên gia, thời điểm đi bộ tốt nhất là vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối sau bữa ăn, cụ thể là vào khoảng 6 – 7 giờ sáng và 5 – 6 giờ chiều. Đây là những mốc thời gian đảm bảo đầy đủ các yếu tố như khả năng tập trung cao của não bộ, ánh nắng mặt trời vừa đủ không quá chói cũng không quá yếu.

Cụ thể đi bộ vào buổi sáng không chỉ giúp khởi động xương khớp hoạt động trơn tru sau một đêm dài nghỉ ngơi, giảm thiểu tình trạng đau nhức tại khớp gối cũng như kích thích sự tập trung của não bộ, nâng cao hiệu suất công việc. Còn đi bộ vào buổi chiều tối hỗ trợ điều hòa giấc ngủ và phòng ngừa đau nhức, tê mỏi khớp gối sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.

Chọn lựa địa điểm đi bộ bằng phẳng

Để đảm bảo việc đi bộ hiệu quả, tránh tạo thêm áp lực tổn thương cho khớp gối bạn nên chọn lựa đi bộ ở những địa hình bằng phẳng, không có dốc cao, trơn trượt hay gập ghềnh sỏi đá để dễ dàng kiểm soát sự vận động của khớp gối. Tốt nhất nên chọn những nơi thoáng mát, trong lành, nhiều cây xanh để tăng sự thoải mái, dễ chịu trong lúc tập.

Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không?
Chọn lựa địa điểm đi bộ bằng phẳng, mang giày thoải mái tránh gây đau nhức khớp gối

Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi bộ

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối và sự thoải mái trong khi tập bạn cần chú ý thận trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng một số vấn đề sau:

  • Chọn lựa giày thể thao có kích cỡ phù hợp, chất liệu mềm mại, thấm hút tốt và có thể uốn cong phần mũi chân.. Tránh mang giày cao gót, giày mũi nhọn hay có trọng lượng nặng để tránh gây nặng nề cho việc bước đi.
  • Khi đi bộ nên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
  • Trước khi tập luyện 30 phút nên ăn nhẹ để giúp cơ thể có đủ năng lượng cho quá trình đi bộ rèn luyện thể chất.

Khởi động kỹ lưỡng trước khi đi bộ

Trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào, kể cả đi bộ bạn cũng cần phải khởi động thật kỹ để làm nóng cơ thể. Khởi động sẽ giúp các cơ khớp co giãn, linh hoạt hơn để khi đi bộ trong thời gian dài không bị đau nhức hay tê cứng. Một số bài khởi động đơn giản bạn nên thực hiện như xoay đầu gối, xoay cổ chân… Chú ý khởi động vừa sức, tránh các động tác dùng lực mạnh vì sẽ gây tổn hại đến khớp cổ chân.

Chú ý về kỹ thuật và cường độ đi bộ

Để đạt được hiệu quả cải thiện viêm khớp gối tốt nhất bắt buộc bạn cần phải thực hiện đúng kỹ thuật và tuân thủ cường độ phù hợp để tránh gây phát sinh các vấn đề ngoài ý muốn. Cụ thể chú ý một số vấn đề sau đây:

Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không?
Khi đi bộ cần chú ý về cường độ, không dùng sức và khoảng cách bước chân quá lớn để tránh gây áp lực cho khớp gối
  • Tư thế khi đi bộ: Để đi bộ hiệu quả, cần duy trì một tư thế phù hợp, giữ cho cột sống thẳng, nhất là cột sống lưng. Giữ cho đầu luôn hướng về phía trước, hai cánh tay đánh nhịp nhàng đều ở hai bên hông để tạo đà.
  • Kỹ thuật khi đi bộ: Khi bước đi, bạn nên sải bước vừa phải, đều nhau sao cho vẫn tạo đủ khoảng cách giữa hai bàn chân. Không nên sải bước quá dài vì muốn đi nhanh vì tốc độ nhanh cùng lực mạnh sẽ tạo thêm áp lực cho phần sụn khớp gối đang bị tổn thương.
  • Cường độ khi đi bộ: Những người bị thoái hóa khớp gối cần duy trì việc đi bộ ở mức 50 – 60 bước chân/ phút. Nếu cảm thấy cơ thể đã quen dần với việc đi bộ, khớp gối giảm bớt đau đớn rõ rệt hãy tăng dần cường độ tập luyện một cách từ từ.

Theo dõi sát sao kết quả sau khi đi bộ

Ban đầu khi mới bắt đầu đi bộ bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức, đây là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức diễn ra thường xuyên hơn so với lúc chưa tập hoặc đau dữ dội đến mức không chịu nổi thì đây rất có thể là dấu hiệu của việc cơ thể của bạn chưa thích hợp cho việc tập luyện. Đừng cố gắng thực hiện vì sẽ làm ảnh hưởng đến tình trạng viêm khớp gối hiện tại.

Một số dấu hiệu cảnh báo bạn nên dừng việc đi bộ lại như:

  • Khớp gối đột ngột sưng tấy nặng hơn so với ban đầu.
  • Cơn đau nhức đến mức bạn không thể đứng vững trên một chân.
  • Cảm giác mất thăng bằng, không ổn định giống như bạn vừa té ngã.

Có thể thấy đi bộ là bộ môn thể thao đơn giản phù hợp với những người mắc bệnh viêm khớp gối. Chỉ cần khi thực hiện bạn tuân thủ cách đi bộ đúng và phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại thì chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh đi bộ, bạn cũng có thể cân nhắc tham khảo tập thêm một số môn thể thao khác như bơi lội, yoga, tập dưỡng sinh… để tăng hiệu quả điều trị và nâng cao sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Mới đây, Viện Y dược Cổ truyền dân tộc đã phát hiện 3 cây thuốc có khả năng xử lý viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Các vị thuốc đã được nghiên cứu phối chế thành công trong bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang. Bài thuốc hiện được ứng dụng tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp rất nhiều người lành bệnh. ĐỪNG BỎ QUA...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Viêm Khớp Cổ Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết và Phương Pháp Điều Trị

Viêm Khớp Cổ Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết và Phương Pháp Điều Trị

Viêm khớp cổ chân là bệnh xương khớp gây ảnh hưởng đến chức năng của...
Viêm họng hạt có mủ trắng nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm Họng Hạt Có Mủ Trắng Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Viêm họng hạt có mủ trắng là tình trạng viêm ở đường hô hấp mãn...
Nút Mạch U Xơ Tử Cung là gì? Nên Dùng Khi Nào?

Nút Mạch U Xơ Tử Cung là gì? Nên Dùng Khi Nào?

Nút mạch u xơ tử cung là phương pháp điều trị bệnh u xơ tử...