Viêm Họng Hạt Nên Kiêng Gì, Cần Lưu Ý Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm họng hạt nên kiêng gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi việc kiêng cử những yếu tố khởi phát giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý, đồng thời phòng ngừa tái phát hiệu quả. Trường hợp chỉ phụ thuộc vào biện pháp y tế, viêm họng hạt thường kéo dài dai dẳng và làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nghiêm trọng.

Viêm họng hạt nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Viêm họng hạt (viêm họng mãn tính quá phát) đề cập đến tình trạng nhiễm trùng ở hầu họng kéo dài khiến niêm mạc sưng đỏ, phù nề và hình thành các trụ giả. Cùng với đó là các hạch lympho ở niêm mạc tăng sinh quá mức dẫn đến hình thành các hạt có màu đỏ hồng, nổi cộm, lành tính và không gây đau ở thành họng.

Viêm họng hạt nên kiêng gì, cần lưu ý gì để nhanh khỏi bệnh
Viêm họng hạt nên kiêng gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm

Các triệu chứng bệnh viêm họng hạt có thể bùng phát đơn độc hoặc đi kèm với một số vấn đề đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan,… Do đó, việc điều trị bệnh lý cần kết hợp điều trị triệu chứng và khắc phục nguyên nhân.

Do nguyên nhân khởi phát bệnh lý khá phức tạp nên gặp khó khăn trong việc điều trị dứt điểm. Theo đó, các biểu hiện bệnh viêm họng hạt thường kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát. Do đó, song song với biện pháp y tế, người bệnh cần kết hợp xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để kiểm soát bệnh lý hiệu quả. Trong đó, việc kiêng cử các yếu tố khởi phát bệnh được xem là một trong những biện pháp cần thiết trong quá trình điều trị viêm họng hạt, đồng thời làm giảm nguy cơ tái phát.

Dưới đây là một số vấn đề người bị viêm họng hạt cần kiêng cử:

1. Kiêng một số loại thực phẩm

Thực phẩm không được xem là nguyên nhân trực tiếp kích thích bùng phát các triệu chứng bệnh viêm họng hạt. Tuy nhiên, việc thường xuyên tiêu thụ một số thực phẩm, thức uống không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến cổ họng, khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề và kéo dài dai dẳng hơn. Do đó, người bị viêm họng hạt cần kiêng hoặc hạn chế một số thực phẩm sau:

  • Thực phẩm khô, cứng và khó nuốt: Niêm mạc họng bị sưng viêm có thể gây khó khăn trong quá trình ăn uống, nhai nuốt. Do đó, việc ăn những thực phẩm khó nuốt, có kết cấu cứng như các loại hạt, rau củ sấy, đồ nướng, bánh mì sấy,… có thể khiến niêm mạc họng bị đau và tổn thương. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm này có thể khiến các triệu chứng viêm họng trở nên nặng nề hơn. Cụ thể sẽ gây chảy máu niêm mạc, ho nhiều, ứ đờm, khàn tiếng,…
  • Các món ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ: Một số món ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị (ớt, tiêu, muối, đường,…) không chỉ tác động xấu đến chức năng tiêu hoá mà còn ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh viêm họng hạt cũng như các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Dầu mỡ và gia vị có thể kích thích niêm mạc hầu họng và dẫn đến tình trạng sưng viêm, đau rát, ho có đờm trở nên nặng nề. Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn gây mất nước, ứ đọng nhiều đờm đặc trong cổ họng và mệt mỏi.
  • Thực phẩm chứa nhiều acid: Trong thời gian điều trị viêm họng hạt, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng axit cao như chanh, cóc, tắc, xoài sống, giấm,… Bởi lượng axit trong nhóm thực phẩm này có thể kích thích mô hầu họng và bào mòn. Từ đó gây đau rát, khàn tiếng và ho khan nhiều.

Ngoài những thực phẩm nên kiêng, bạn cũng cần tăng cường bổ sung những thực phẩm hỗ trợ tích cực quá trình điều trị viêm họng hạt như các loại rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, thực phẩm chứa hàm lượng protein cao, thực phẩm giàu kẽm và Omega -3,…

2. Tránh các thức uống chứa cồn và chất kích thích

Trong quá trình điều trị bệnh viêm họng hạt và một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm họng,… người bệnh cần tránh xa những thức uống chứa cồn (bia rượu) và chất kích thích (caffeine, trà đặc,…). Bởi các thành phần có trong những thức uống này có thể gây mất nước, làm tăng thân nhiệt và kích ứng niêm mạc hô hấp, từ đó khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.

Tránh các thức uống chứa cồn và chất kích thích
Trong quá trình điều trị bệnh viêm họng hạt người bệnh cần tránh xa những thức uống chứa cồn (bia rượu) và chất kích thích (caffeine, trà đặc,…)

Hơn nữa, việc lạm dụng đồ uống chứa cồn và các chất kích thích còn tác động xấu đến sức khoẻ tổng thể khiến thể trạng suy giảm, cơ thể trở nên mệt mỏi. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các biểu hiện bệnh lý như ho, khàn tiếng, ứ đờm, đau rát cổ,… bùng phát dữ dội.

3. Kiêng hút thuốc lá và hít khói thuốc thụ động

Ngoài ra, người bị viêm họng hạt cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá cũng như hít khói thuốc thụ động để kiểm soát bệnh lý cũng như phòng ngừa tái phát lâu dài. Theo các chuyên gia đầu ngành, hàm lượng nicotine, hắc ín, asen, chì và một số thành phần độc hại khác trong khói thuốc tác động xấu đến niêm mạc hầu họng, gây sưng viêm nhiều hơn.

Chính vì vậy, thói quen hút thuốc lá trong thời gian dài có thể khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như lao phổi, viêm xoang, viêm amidan, viêm khí phế quản, tràn dịch màng phổi,…

4. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm họng và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên là do sự tấn công của các vi khuẩn, virus và nấm. Những tác nhân có nguy cơ lây lan thông qua tuyến nước bọt (giao tiếp, ăn uống chung, dùng chung vật dụng cá nhân,…).

Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp 
Để hạn chế nguy cơ lây lan, bạn cần hạn chế tiếp xúc với người mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp

Để hạn chế nguy cơ lây lan cũng như kiểm soát bệnh lý hiệu quả, bạn cần hạn chế tiếp xúc với người mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Đồng thời cần mang khẩu trang, che chắn cẩn thận khi đến những nơi công cộng và rửa tay với xà phòng sát khuẩn thường xuyên.

5. Viêm họng hạt nên kiêng gì? Nhiệt độ quá lạnh

Thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là thời tiết chuyển lạnh là tác nhân vật lý có thể gây bùng phát các triệu chứng viêm họng hạt và khiến bệnh lý trở nên nặng nề. Việc tiếp xúc với không khí lạnh thường xuyên sẽ khiến viêm họng kéo dài dai dẳng và làm tăng nguy cơ khởi phát các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như ho, viêm khí phế quản, viêm amidan,…

Trong thời gian điều trị, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp sau để hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh sau:

  • Khi thời tiết chuyển lạnh, chú ý giữ ấm có thể, nhất và vùng cổ họng, mũi, tay, chân.
  • Hạn chế di chuyển, hoạt động ngoài trời khi thời tiết chuyển lạnh
  • Tránh tắm nước quá lạnh hoặc ngồi trước điều hoà/ quạt quá lâu
  • Kiêng uống nước đá, ăn đồ lạnh, nhất là khi thời tiết trở lạnh. Bởi thói quen này có thể làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng viêm họng hạt và chuyển biến nghiêm trọng hơn

6. Tránh tiếp xúc với các dị nguyên

Các triệu chứng bệnh viêm họng hạt có thể bùng phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng, dị ứng được xem là nguyên nhân phổ biến gây bệnh lý cũng như một số vấn đề đường hô hấp trên.

Tránh tiếp xúc với các dị nguyên
Người bị viêm họng hạt tránh tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi và những tác nhân gây dị ứng, kích ứng

Do đó, người bệnh cần lưu ý tránh tiếp xúc với những dị nguyên như:

  • Các hoá chất độc hại, xi măng
  • Phấn hoa
  • Lông động vật
  • Khói bụi ô nhiễm

Việc tiếp xúc với những tác nhân này có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng, tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp viêm họng hạt khởi phát do sống và làm việc trong môi trường có chỉ số ô nhiễm cao, bạn nên cân nhắc thay đổi nơi ở và nơi làm việc để kiểm soát bệnh lý hiệu quả.

7. Hạn chế giao tiếp trong thời gian điều trị

Giao tiếp quá nhiều trong thời gian bị viêm họng hạt có thể gây khô rát, kích thích niêm mạc họng và dẫn đến tổn thương. Khi đó, tần suất ho sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Để khắc phục bệnh lý, bạn nên hạn chế giao tiếp và hét lớn.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh viêm họng hạt

Viêm họng hạt là một trường hợp phổ biến của bệnh viêm họng mãn tính. Khác với viêm họng cấp tính, các triệu chứng bệnh lý có đặc tính kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và có xu hướng tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Bệnh nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng nề, tác động tiêu cực đến chức năng hô hấp cũng như sức khoẻ tổng thể.

Bên cạnh việc tuân thủ biện pháp y tế theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa và kiêng cữ đúng cách, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  •  Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày 2 lần và súc miệng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch kiềm để tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ các chất dị ứng, kích ứng,… Biện pháp này không chỉ có tác dụng phòng ngừa viêm họng hạt mà còn giảm nguy cơ bị viêm nha chu, sâu răng, viêm VA,…
  • Bổ sung các thực phẩm lành mạnh, chứa dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng.
  • Uống nhiều nước giúp cổ họng không bị khô rát, loãng dịch đờm, giảm cảm giác nuốt vướng. Nên uống nước ấm để làm dịu niêm mạc họng.
  • Cân chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời tăng cường tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sức đề kháng.
  • Mang khẩu trang khi tiếp xúc với phấn hoá, hoá chất, khói bụi, lông động vật hoặc đến những nơi công cộng.
  • Tích cực điều trị các bệnh tiêu hoá, hô hấp và kiểm soát một số bệnh nội khoa, điển hình là tiểu đường nhằm làm giảm nguy cơ viêm họng hạt.
  • Nếu thường xuyên bị viêm họng hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, bạn có thể cân nhắc sử dụng các thiết bị lọc không khí và máy tạo độ ẩm nhằm loại bỏ chất dị ứng, kích ứng trong không gian sống, giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin về viêm họng hạt nên kiêng gì, cần lưu ý gì để nhanh khỏi bệnh. Các triệu chứng bệnh lý thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần. Do đó, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cũng như chế độ chăm sóc, kiêng cữ đúng cách để kiểm soát và phòng ngừa tái phát lâu dài.

Có thể bạn quan tâm:

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...
Viện Y dược Cổ Truyền Dân Tộc nghiên cứu và phát triển phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Nghiên Cứu Và Phát Triển Phương Pháp Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc

Viện Y dược Cổ truyền Dân tộc đã và đang thực hiện nhiều công trình...