Viêm Da Tiết Bã Dùng Thuốc Gì? Những Điều Cần Lưu Ý

Viêm da tiết bã là bệnh lý da liễu mạn tính khó điều trị dứt điểm vì tính chất dai dẳng, dễ tái phát. Vì vậy, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị viêm da tiết bã khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng chữa bệnh của người bệnh. Vậy viêm da tiết bã dùng thuốc gì để đạt được hiệu quả tốt nhất?

Có nên điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc Tây hay không?

Viêm da tiết bã hay còn được gọi là bệnh viêm da dầu là căn bệnh rất thường gặp với tính chất mạn tính, kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Những tổn thương do viêm da tiết bã gây ra có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như da đầu, mặt, sau tai, lưng, ngực…

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì?
Điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc là biện pháp được áp dụng phổ biến vì hiệu quả, nhanh chóng và tiện lợi

Bệnh đặc trưng với một số triệu chứng như nổi từng mảng đỏ, phát ban, bong vảy trắng, một vài trường hợp còn gây ra cảm giác đau rát nhẹ hoặc châm chích, ngứa ngáy. Các chuyên gia cho biết những triệu chứng viêm da tiết bã thường không nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Tuy nhiên, những triệu chứng này lại rất dai dẳng, kéo dài gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của người bệnh.

Điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc Tây là một trong những biện pháp được bác sĩ chỉ định điều trị trong hầu hết các trường hợp từ nhẹ đến nặng. Việc điều trị chủ yếu kiểm soát triệu chứng trên bề mặt da, giảm ngứa ngáy, giảm bong tróc và hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương.

Ở giai đoạn đầu của bệnh, thường bác sĩ sẽ kê đơn nhóm thuốc bôi hoặc dầu gội đặc trị (nếu những tổn thương viêm da tiết bã ở đầu) để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng thuốc bôi không đáp ứng hiệu quả như mong muốn thì bác sĩ sẽ cân nhắc kết hợp thêm nhóm thuốc dạng uống để tăng hiệu quả.

Gợi ý một số loại thuốc trị viêm da tiết bã phổ biến hiện nay

Có thể thấy, điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc Tây là biện pháp được đông đảo người bệnh chọn lựa áp dụng vì hiệu quả cao, nhanh chóng và tiện lợi. Việc kê đơn thuốc phải do bác sĩ có chuyên môn thực hiện sau quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Thuốc Tây chữa viêm da tiết bã được chia làm 2 dạng chính là thuốc dạng bôi và dạng uống. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay như:

Nhóm thuốc dạng bôi chữa viêm da tiết bã

Các loại thuốc dạng bôi chữa viêm da tiết bã được chỉ định sử dụng chủ yếu nhằm kiểm soát các triệu chứng viêm da tiết bã như: làm dịu da, giảm ngứa ngáy, bong tróc da và ức chế tiết bã nhờn.

1. Kem bôi Ketoconazole chống nấm

Đây là loại thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý da liễu do nhiễm nấm phổ biến như viêm da tiết bã, viêm da cơ địa, bệnh hắc lào… Trong Ketoconazole chứa một số thành phần hoạt chất có tác dụng như kháng khuẩn, chống viêm, ngăn chặn nhiễm trùng ngay từ giai đoạn đầu. Sử dụng loại thuốc này một thời gian sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng da bong tróc vảy, tiết bã nhờn…

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì?
Kem bôi Ketoconazole có tác dụng chống nấm, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da…

Cách sử dụng

  • Làm sạch vùng da tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn thông dụng.
  • Bôi thuốc lên da 2 lần/ ngày và massage nhẹ nhàng để thuốc thấm sâu vào da.
  • Tuân thủ liều dùng của thuốc, việc tăng hoặc giảm liều thuốc tùy thuộc vào sự chỉ định của bác sĩ sau quá trình thăm khám.

2. Thuốc bôi Ciclopirox Cream

Đây cũng là loại thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến trong trường hợp người bệnh bị viêm da tiết bã do nhiễm nấm. Với khả năng chống nấm hiệu quả, từ đó ức chế sự phát triển của các ổ nấm trên bề mặt da, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, bong tróc vảy.

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì?
Thuốc bôi Ciclopirox Cream được dùng phổ biến trong điều trị viêm da tiết bã

Cách sử dụng

  • Bôi một lớp mỏng thuốc Ciclopirox lên da, kiên trì bôi ngày 2 lần theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thông thường, người bệnh chỉ được sử dụng loại thuốc này trong vòng 1 tháng trở lại, sau đó ngưng sử dụng để theo dõi kết quả và đưa ra phương án điều trị tiếp theo.

3. Thuốc bôi Hydrocortisone 1%

Loại thuốc này có khả năng làm giảm thiểu các chất trung gian có khả năng phát triển và gây viêm nhiễm, đặc biệt là viêm da đầu tiết bã nhờn. Trong Hydrocotisone 1% có chứa một số thành phần như sáp nhũ hóa cetomacrogol, chloroscresol, sáp nhũ hóa, nước tinh khiết… có khả năng kiểm soát các phản ứng viêm. Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da tiết bã, nổi mề đây hay nổi mẩn ngứa khó chịu.

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì?
Thuốc bôi Hydrocortisone 1% giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng ngứa ngáy trên bề mặt da

Cách sử dụng

  • Đối với tuýp thuốc dạng kem, thoa một lớp kem mỏng lên da, masasge nhẹ nhàng cho chất kem thẩm thấu nhanh vào da. Thực hiện ngày 2 – 3 lần.
  • Đối với thuốc dạng lotion, thoa ngày 2 – 4 lần lên vùng da bị tổn thương.
  • Đối với dạng thuốc mỡ hay được bào chế dưới dạng dung dịch thì kiên trì thoa đều đặn ngày 3 – 4 lần.

4. Thuốc bôi Fucidin

Nếu nhắc đến dòng thuốc trị có khả năng đặc trị các bệnh lý nhiễm nấm, nhiễm trùng, virus… thì Fucidin là loại thuốc không nên bỏ qua. Với khả năng kháng sinh, cải thiện một số triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, làm dịu da, giảm bong tróc. Thuốc không chỉ được sử dụng phổ biến cho những người bị viêm da tiết bã mà còn được cân nhắc sử dụng cho người bị chàm da Eczema, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc…

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì?
Fucidin là loại thuốc bôi đặc trị các bệnh lý da liễu do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm…

Cách sử dụng

  • Bôi Fucidin ngày 2 lần sáng và tối để đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương, giảm nhanh triệu chứng.
  • Loại thuốc này chỉ được sử dụng tối đa là 2 tuần, sau đó dù có khỏi hay không người bệnh cũng phải ngưng dùng và tái khám lại.

5. Thuốc bôi Denoside 0.05%

Đây là loại thuốc chữa viêm da tiết bã thuộc nhóm chứa thành phần corticoid. Thuốc có công dụng chính là kiểm soát làm giảm tình trạng viêm nhiễm trên bề mặt da và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của làn da. Sử dụng loại thuốc này đúng cách giúp làm giảm ngứa ngáy, sưng tấy hiệu quả, rút ngắn thời gian phục hồi những tổn thương.

Thuốc bôi Denoside 0.05 không chỉ được dùng cho người bệnh viêm da tiết bã mà còn có các bệnh liên quan đến tình trạng viêm da như viêm da dị ứng, chàm da, viêm da cơ địa

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì?
Thuốc bôi Denoside 0.05% là loại thuốc chữa viêm da tiết bã thuộc nhóm chứa corticoid

Cách sử dụng

  • Làm sạch vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Thoa một lớp mỏng thuốc lên da tối đa ngày 2 lần hoặc tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định liều dùng khác nhau.

Thuốc dạng uống chữa viêm da tiết bã

Đối với những trường hợp bị viêm da tiết bã nhưng sau một thời gian điều trị bằng thuốc bôi không đạt được hiệu quả sẽ được cân nhắc sử dụng nhóm thuốc uống. Hầu hết những trường hợp bị nặng với các triệu chứng như tăng cảm giác nóng rát, nhiễm trùng, đau nhức, kích hoạt cơ chế nhiễm trùng… thì bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc uống kèm theo để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Một số loại thuốc uống được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da tiết bã như:

1. Thuốc chống viêm

Những trường hợp bị viêm da tiết bã có dấu hiệu viêm nhiễm với các triệu chứng như sưng đỏ, phù nề, đau nhức thì bắt buộc phải kết hợp sử dụng thuốc chống viêm để kiểm soát tình hình. Hiện nay, trên thị trường có 2 dòng thuốc chống viêm phổ biến như:

Nhóm thuốc chống viêm không steroid

  • Thuốc chống viêm non-steroid có khả năng ức chế quá trình sản sinh các chất trung gian gây khởi phát phản ứng viêm trong cơ thể thông qua cơ chế tác động trực tiếp đến ezyme cylcloozygenase 1 và 2.
  • Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này như Meloxicam, Diclofenac, Ibuprofen…
  • Nhóm thuốc này chống chỉ định sử dụng trong những trường hợp người bệnh có tiền sử mắc bệnh suy thận, gan, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.
Viêm da tiết bã dùng thuốc gì?
Thuốc chống viêm giúp kiểm soát viêm nhiễm, phòng ngừa các tổn thương lây lan trên diện rộng

Nhóm thuốc chống viêm chứa steroid

  • Thuốc có tác dụng chống viêm và chống dị ứng mạnh mẽ nhờ khả năng ức chế sự hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Tác dụng của thuốc khá mạnh nên chống chỉ định sử dụng cho những trường hợp người bệnh có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, da bị nhiễm trùng do virus hoặc vừa tiêm các loại vaccine có chứa thành phần virus sống.

2. Thuốc kháng histamine H1

Trường hợp bị viêm da tiết bã có xu hướng lây lan trên diện rộng, toàn thân kèm theo một số triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát, khó chịu trên da có thể được chỉ định sử dụng nhóm thuốc histamine H1. Những thành phần trong thuốc có khả năng ngăn ngừa sự lây lan những tổn thương trên diện rộng, từ đó giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng trên bề mặt da.

Một số loại thuốc có khả năng kháng histamine H1 được sử dụng phổ biến trên thị trường như: clorpheniramine, promethazin hydroclorid, acrivastin, cetirizin hydroclorid, fexofenadin…

Lưu ý: Dù được đánh giá cao về hiệu quả, phát huy tác dụng nhanh chóng và có thể sử dụng cho mọi đối tượng nhưng thuốc vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, giảm tập trung làm suy giảm chất lượng công việc.

3. Thuốc kháng sinh

Để kiểm soát tình trạng lây lan nhiễm trùng trên diện rộng, đặc biệt là khi bệnh đã diễn tiến sang mức độ nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc cho người bệnh sử dụng nhóm thuốc kháng sinh. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại kháng sinh được sử dụng phổ biến như Penicillin và Cephalosporin. Tùy vào tình trạng bệnh của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp.

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì?
Nhóm thuốc kháng sinh dùng cho trường hợp bị viêm da tiết bã với các triệu chứng nặng

Lưu ý:

  • Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng kháng sinh quá liều, lạm dụng để tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh người bệnh nên uống cùng thật nhiều nước để phòng ngừa khởi phát bệnh viêm đại tràng giả mạc.

4. Nhóm thuốc giảm đau

Với những trường hợp bị viêm da tiết bã nặng với các triệu chứng nghiêm trọng gây ra đau nhức dữ dội, khó chịu thì bác sĩ có thể kê đơn sử dụng thêm nhóm thuốc giảm đau. Những người bệnh đã bị bội nhiễm cũng có thể sử dụng loại thuốc này. Loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là Paracetamol với tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả.

Lưu ý

  • Trong quá trình sử dụng thuốc giảm đau để chữa bệnh, cần tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì dễ làm suy giảm chức năng gan, thận. Vì nhóm thuốc giảm đau chủ yếu được hấp thu và chuyển hoa qua gan.
  • Hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Một số lưu ý trong sử dụng các loại thuốc chữa viêm da tiết bã

Ngoài các loại thuốc Tây thì chữa viêm da tiết bã bằng Đông y hay các loại thảo dược tự nhiên theo dân gian cũng được đông đảo người bệnh áp dụng phổ biến. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo đạt được hiệu quả như mong muốn và không gây rủi ro, tác dụng phụ.

Để việc điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc đạt được hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý kết hợp xây dựng một chế độ chăm sóc, sinh hoạt đúng cách để duy trì kết quả điều trị bệnh dài lâu và phòng ngừa tái phát càng lâu càng tốt.

  • Giữ gìn vệ sinh toàn thân bằng cách tắm rửa hằng ngày bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, nước ấm pha muối loãng để hỗ trợ loại bỏ hết mồ hôi, bụi bẩn trên da.
  • Lưu ý nếu đang trong quá trình điều trị viêm da tiết bã, người bệnh nên hết sức cân nhắc chọn lựa sản phẩm dịu nhẹ cho làn da như sửa rửa mặt, sữa tắm, kem dưỡng ẩm…
  • Bên cạnh đó, hạn chế tối đa sử dụng mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, tạo kiểu tóc, xà phòng chứa chất kích thích mạnh hoặc các loại chất tẩy rửa. Nếu bắt buộc phải sử dụng hãy nhớ đeo găng tay, đi ủng cao su để tránh hóa chất tiếp xúc trực tiếp với làn da.
  • Che chắn bảo vệ làn da khỏi những tác nhân có hại từ môi trường như ánh nắng mặt trời, không khí lạnh, độ ẩm thấp… Đây đều là những tác nhân khi tiếp xúc trực tiếp với làn da nhạy cảm sẽ dễ dàng khởi phát các triệu chứng bệnh.
  • Mỗi khi bùng phát cơn ngứa ngáy, hãy dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng lên hoặc chườm lạnh để giảm ngứa. Tuyệt đối không dùng tay hay vật cứng nhọn cào gãi lên vùng da bị tổn thương để tránh gây trầy xước, tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh khoa học với các loại thực phẩm giàu vitamin khoáng chất. Uống nhiều nước hằng này để tăng sức đề kháng cho làn da.
  • Chọn lựa quần áo rộng rãi thoáng mát, không chật chội, bó sát để tránh làm tổn thương làn da.
  • Cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, kiểm soát căng thẳng, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, thư giãn để tránh gây rối loạn nội tiết tố làm bùng phát các triệu chứng khó chữa trị hơn.
  • Nếu quá trình điều trị bằng thuốc có bất kỳ vấn đề bất thường nào nên thăm khám ngay tại bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Viêm da tiết bã dùng thuốc gì?
Chăm sóc da hằng ngày là cách tốt nhất để phòng ngừa tái phát viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là bệnh lý kéo dài rất dai dẳng và thường xuyên tái phát nên việc điều trị khỏi tận gốc vĩnh viễn gần như là không thể. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa tái phát bằng những biện pháp đơn giản tại nhà và kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, thường xuyên tái khám theo lịch hẹn để được theo dõi và tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...
7 Loại Thuốc Trị Đi Ngoài Ra Máu Tốt Nhất Được Sử Dụng

7 Loại Thuốc Trị Đi Ngoài Ra Máu Tốt Nhất Được Sử Dụng

Các loại thuốc trị đi ngoài ra máu có tác dụng cầm máu, đồng thời...
Đi ngoài ra cục máu đông

Đi Ngoài Ra Cục Máu Đông: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Đi ngoài ra cục máu đông là hiện tượng khá nguy hiểm, có thể là...