Viêm Da Cơ Địa Ở Mặt: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Viêm da cơ địa ở mặt là một dạng bệnh lý da liễu phổ biến với đặc trưng các vết mẩn đỏ ngứa ngáy và khiến người bệnh tự ti về ngoại hình, e ngại trong giao tiếp. Để cải thiện triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở mặt chủ yếu sử dụng thuốc bôi dạng uống và dạng bôi.

Viêm da cơ địa ở mặt
Viêm da cơ địa ở mặt không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu trên mặt mà còn tạo thâm sẹo mất thẩm mỹ

Viêm da cơ địa ở mặt là gì?

Viêm da cơ địa hay còn được gọi là viêm da cơ địa dị ứng là tình trạng làn da bị tổn thương mạn tính, kéo dài và tái phát thường xuyên. Đặc trưng của những tổn thương này trên da mặt là các mảng da đỏ, ngứa ngáy, khô cứng, xuất hiện các đốm mụn nước, dễ vỡ và nứt nẻ, chảy máu.

Những triệu chứng này xảy ra phổ biến ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Các chuyên gia lý giải điều này là do da mặt mỏng và khá nhạy cảm nên gây ra các tổn thương trên da, gây ngứa ngáy và thậm chí để lại các vết thâm sẹo khó phai mờ.

Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở mặt

Hiện nay, nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở mặt nói riêng và viêm da cơ địa nói chung vẫn chưa thể xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm khởi phát tình trạng viêm da như:

Viêm da cơ địa ở mặt
Viêm da cơ địa ở mặt có thể do di truyền hoặc cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
  • Yếu tố di truyền: Viêm da cơ địa ở mặt là bệnh lý có tính di truyền, tức là nếu trong gia đình có thành viên bị viêm da cơ địa thì thế hệ con cái của những này sẽ có tỷ lệ phần trăm mắc bệnh là rất cao.
  • Cơ địa nhạy cảm: Những người có cơ địa nhạy cảm sẽ rất dễ dị ứng với các loại hóa chất độc hại, chất tẩy rửa, phấn hoa, lông động vật, mỹ phẩm… Ngoài ra, việc cơ thể tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi mịn, khói công nghiệp cũng chính là yếu tố nguy cơ khởi phát các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở mặt.
  • Do mắc một số bệnh lý: Những trường hợp mắc bệnh viêm gan, suy thận… sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa ở mặt cao hơn so với những người bình thường. Lý giải nguyên nhân này là do suy giảm chức năng gan, thận bị suy giảm, các chất độc hại trong cơ thể không được thải ra ngoài, tích tụ dần trong cơ thể, lâu ngày sẽ khởi phát các triệu chứng bệnh.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng của viêm da cơ địa ở mặt

Dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa ở mặt

Theo các chuyên gia da liễu, tình trạng viêm da cơ địa ở mặt sẽ biểu hiện ra với các triệu chứng điển hình như:

  • Ở giai đoạn vừa khởi phát, trên da mặt sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, bong tróc vảy, khô ráp và lột da, thậm chí là nổi các đốm mụn nước và dễ vỡ nếu có sự tác động lực từ bên ngoài.
  • Kèm theo đó là bùng phát những cơn ngứa ngáy dữ dội ở vùng mặt. Càng ngứa ngáy thì phản xạ của người bệnh là càng gãi mạnh. Hành động này khiến cho làn da bị trầy xước, vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng xâm nhập vào sâu trong da và khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
  • Những triệu chứng này thường bùng phát vào ban đêm hoặc khi bước vào thời điểm giao mùa ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày và nhất là gây rối loạn giấc ngủ của người bệnh.
  • Trong giai đoạn bệnh viêm da cơ địa ở mặt thể nặng, những triệu chứng sẽ có xu hướng tăng nặng, điển hình là da đỏ hơn, ngứa ngáy tróc vảy, sưng viêm, phù nề kèm theo tiết dịch, chảy mủ gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, những vết thương bị viêm nhiễm sẽ lây lan sang những vùng da lân cận.
  • Kèm theo đó là những triệu chứng khác nhau như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt, hen suyễn, sốt mệt mỏi…

Lưu ý: Những triệu chứng viêm da cơ địa ở mặt đối với người lớn thường có mức độ giảm nhẹ và nhanh khỏi hơn so với bệnh xảy ra ở trẻ em.

Viêm da cơ địa ở mặt
Nổi từng mảng đỏ, ngứa ngáy, tróc vảy… là những triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa ở mặt

Biến chứng viêm da cơ địa ở mặt

Mắc bệnh viêm da cơ địa ở mặt không được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Ngứa ngáy mạn tính, bong tróc da: Phản xạ tự nhiên của con người là càng ngứa thì chứng ta càng gãi mạnh. Hành động này khiến cho vùng da bị bệnh dày và cứng lên, chảy máu, thậm chí là nhiễm trùng da.
  • Viêm da cơ địa bội nhiễm: Tình trạng viêm da cơ địa ở mặt bị bội nhiễm thường xảy ra sau giai đoạn bệnh cấp tính. Biến chứng này thường xuất hiện khi những tổn thương trên da mặt không được chăm sóc và điều trị đúng cách, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Viêm da tiếp xúc: Đây cũng là bệnh lý  da liễu khá phổ biến do tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, chất tẩy rửa như nước rửa chén, xà phòng…
  • Rối loạn giấc ngủ: Ngứa và gãi liên tục làm ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của người bệnh, đặc biệt là giấc ngủ ban đêm. Tình trạng này kéo dài làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thay đổi trạng thái tâm lý, dễ bực dọc, cáu gắt…

Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở mặt

Tương tự như viêm da cơ địa ở tay, chân, mông… viêm da cơ địa ở mặt có rất nhiều cách điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh lý này khá khó khăn do bệnh có tính chất dai dẳng, dễ tái phát. Tùy vào đối tượng mắc bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

  1. Điều trị viêm da cơ địa ở mặt bằng thuốc

Điều trị viêm da cơ địa ở mặt đối với người lớn

Việc điều trị chủ yếu trong trường hợp này là sử dụng các loại thuốc Tây y cùng những biện pháp theo y học hiện đại. Một số loại thuốc, thuốc bôi viêm da cơ địa được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa ở mặt như:

  • Kem bôi Gentrisone: Loại kem này được bào chế dưới dạng bôi trong điều trị các triệu chứng như khô da, viêm da, tổn thương da…
  • Kem bôi Dipolac: Đây là loại kem được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh Chàm Eczema, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, bệnh tổ đỉa, vảy nến…
  • Kem bôi Korcin: Kem bôi được sử dụng để điều trị bệnh chốc lở, viêm nang lông, viêm da tiếp xúc, chàm nhiễm khuẩn cùng nhiều bệnh lý da liễu khác.
  • Kem bôi Fucidin-H: Thương hiệu kem bôi này có khả năng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, từ đó cải thiện triệu chứng bong vảy, mẩn đỏ, khô da… triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa.
  • Thuốc kháng histamin dạng uống: Với những trường hợp vùng da bị tổn thương bị ngứa ngáy dữ dội sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng histamine H1 đường uống để nhanh chóng cải thiện triệu chứng này.
  • Thuốc kháng sinh, kháng nấm: Nhóm thuốc này được chỉ định sử dụng trong trường hợp điều trị viêm da cơ địa ở mặt bị bội nhiễm. Nếu mức độ bệnh nhẹ thì có thể sử dụng thuốc dạng bôi, còn trường hợp bệnh nặng, triệu chứng lan rộng có xu hướng lan rộng thì bắt buộc dùng thuốc kháng sinh, kháng nấm dạng uống toàn thân.
  • Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu): Đây là phương pháp sử dụng năng lượng của tia UV nhân tạo (UVA và UVB) nhằm làm giảm thiểu tối đa những tổn thương da, hỗ trợ cải thiện triệu chứng dày sừng, sưng viêm và tiêu diệt sự phát triển các ổ viêm trên bề mặt da. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng điều trị bằng phương pháp này vì quang trị liệu có thể làm thúc đẩy quá trình lão hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Nổi từng mảng đỏ, ngứa ngáy, tróc vảy... là những triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa ở mặt
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống

Điều trị bệnh viêm da cơ địa ở mặt của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa ở mặt đặc trưng với những triệu chứng khu trú ở cánh mũi, 2 má và thậm chí lan xuống cằm. Nguyên nhân là do làn da của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm, sức đề kháng của làn da còn chưa hoàn thiện nên bác sĩ sẽ ưu tiên áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà mà không cần sử dụng thuốc.

  • Kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm được sản xuất với những thành phần dịu nhẹ, không chứa dược liệu hay hóa chất độc hại hiệu quả cho Aderma và Eucerin giúp dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm khô cứng và nứt nẻ.
  • Nước muối sinh lý 0.9%: Đây là loại dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ và được khuyến khích sử dụng cho trẻ sơ sinh. Bố mẹ có thể dùng băng gạc thấm nước muối sinh lý và đắp hoặc lau chùi lên vùng da bị tổn thương, vừa giảm cảm giác khó chịu ngứa ngáy vừa làm dịu làn da của trẻ hiệu quả.

Lưu ý: Đây là những biện pháp dành cho trường hợp trẻ mắc bệnh nhẹ, với những trẻ bị nặng thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định loại thuốc bôi hoặc thuốc uống phù hợp với độ tuổi, triệu chứng của trẻ.

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi điều trị viêm da cơ địa ở mặt

Ở người lớn, khi bị viêm da cơ địa ở mặt sẽ tạo nên những vết sẹo thâm gây ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh, khiến họ tự ti và e ngại trong giao tiếp. Vì vậy, sau khi thực hiện các biện pháp điều trị làm giảm triệu chứng và đạt được những hiệu quả nhất định thì người bệnh cũng cần kết hợp một số biện pháp chăm sóc khác như giảm sẹo, làm mờ vết thâm.

  • Gel nha đam: Trong gel nha đam có chứa nhiều thành phần dược tính tự nhiên có khả năng dưỡng ẩm, làm mát và phục hồi, tái tạo các tế bào da mới hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, dùng một nhánh nha đam tươi, cắt bỏ phần vỏ ngoài để lộ phần thịt nha đam bên trong, dùng muỗng cạo phần gel này bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, đợi khoảng 5 – 10 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm là được.
  • Đắp mặt nạ nghệ + sữa chua: Những tinh chất trong nghệ và sữa chua đều có khả năng dưỡng ẩm, làm mịn da, làm mờ các sắc tố da và tẩy tế bào chết hiệu quả. Cách thực hiện: dùng 1/2 thìa bột nghệ trộn với một thìa sữa chua, trộn đều lên và đắp lên mặt trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
  • Massage bằng tinh dầu: Một số loại tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, nghệ, hạnh nhân… có chứa nhiều tinh chất, axit amin có khả năng kích thích cơ thể sản sinh lượng collagen cần thiết cho cơ thể. Dùng 2 – 3 giọt tinh dầu massage nhẹ nhàng trên da mặt, sau đó rửa lại bằng nước ấm và thấm khô bằng khăn sạch.
viêm da cơ địa ở mặt
Mặt nạ bột nghệ và sữa chua là sự kết hợp hoàn hảo giúp cải thiện làn da, giảm thâm sẹo và cấp ẩm tốt

Lưu ýNhững mẹo chăm sóc này chỉ được áp dụng trong trường hợp các vết thương trên da đã hoàn toàn lành lại, nếu còn tiết dịch, chảy mủ thì tuyệt đối không sử dụng để tránh tăng nặng mức độ nhiễm trùng.

Biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa ở mặt hiệu quả

Cũng như những thể bệnh viêm da cơ địa khác, bệnh viêm da cơ địa ở mặt rất dễ tái phát khi gặp yếu tố thuận lợi. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để chủ động bảo vệ làn da.

  • Ưu tiên sử dụng các loại sữa rửa mặt có khả năng rửa sạch sâu và dịu nhẹ ngày 2 lần. Hiện nay trên thị trường có rất đa dạng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm như Eucerin, Cetaphil, Cerave, Aderma…
  • Sử dụng kem chống nắng hằng ngày và che chắn bằng nón, khẩu trang để hạn chế tối đa sự tác động ảnh hưởng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời.
  • Tránh sử dụng những sản phẩm có chứa hàm lượng axit cao lên da nhạy cảm vì rất dễ gây ra viêm da cơ địa.
  • Bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày để cấp ẩm, làm mịn và mềm da. Nếu vẫn còn phân vân chưa biết nên chọn sản phẩm nào thì hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ da liễu về sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
  • Hết sức cân nhắc và kỹ lưỡng trong việc chọn lựa các sản phẩm trang điểm, tốt nhất nên hạn chế tối đa việc trang điểm để làn da bị viêm có thời gian phục hồi lại.
  • Bổ sung các loại vitamin khoáng chất từ một số loại thực phẩm như rau xanh, củ quả, trái cây, củ đậu… để tăng sức đề kháng chống lại các bệnh lý về da.
viêm da cơ địa ở mặt
Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ và bôi kem chống nắng hằng ngày để bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây hại

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu không chỉ gây ra những triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu mà còn khiến người bệnh tự ti về ngoại hình. Vì vậy, người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt ngay khi triệu chứng vừa khởi phát để can thiệp chữa trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng cũng như các vết thâm sẹo trên làn da.

Có thể bạn quan tâm

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...
7 Loại Thuốc Trị Đi Ngoài Ra Máu Tốt Nhất Được Sử Dụng

7 Loại Thuốc Trị Đi Ngoài Ra Máu Tốt Nhất Được Sử Dụng

Các loại thuốc trị đi ngoài ra máu có tác dụng cầm máu, đồng thời...
Đi ngoài ra cục máu đông

Đi Ngoài Ra Cục Máu Đông: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Đi ngoài ra cục máu đông là hiện tượng khá nguy hiểm, có thể là...