Viêm Cổ Tử Cung Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? Các món ăn tốt nhất
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Người có chế độ ăn phù hợp thường phục hồi bệnh nhanh chóng, đồng thời hạn chế tình trạng viêm cổ tử cung tái phát nhiều lần.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung đề cập đến tình trạng tổn thương, viêm nhiễm ở cổ tử cung. Bệnh lý xảy ra khi vùng kín bị nhiễm nấm, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Lúc đầu, các biểu hiện viêm nhiễm chỉ xuất hiện ở khu vực âm đạo, nếu không được kiểm soát có thể lây lan đến cổ tử cung và gây viêm nhiễm ở bộ phận này.
Viêm cổ tử cung được chia thành viêm cổ tử cung cấp tính và viêm cổ tử cung mãn tính. Bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung và gây ra nhiều biến chứng nặng nề khác.
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh còn được khuyến khích xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để kiểm soát bệnh lý hoàn toàn. Trong đó, chế độ ăn của người bị viêm cổ tử cung thường bao gồm các dưỡng chất quan trọng như đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất,… Đặc biệt, cần tăng cường bổ sung các thực phẩm chống viêm cao.
Theo các chuyên gia, việc tìm hiểu “Viêm cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì?” giúp người bệnh chủ động trong việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Bởi điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị bệnh.
Thực tế, việc người bệnh dung nạp các thực phẩm có chứa thành phần kích thích hoặc chứa axit cao có thể làm thay đổi môi trường pH trong cổ tử cung. Từ đó khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề và tăng nguy cơ tái phát nhiều lần.
Người bị viêm cổ tử cung nên ăn gì?
Như đã đề cập, người bị viêm cổ tử cung nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học để góp phần hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất. Một số loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị viêm cổ tử cung, bao gồm:
1. Các thực phẩm giàu Carotenoids
Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, Carotenoids là dưỡng chất tốt cho nữ giới. Trong đó, một số loại rau, củ quả chữa hàm lượng Carotenoids dồi dào. Hoạt chất này có tác dụng chống viêm tự nhiên, tham gia vào quá trình tổng hợp khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.
Theo đó, nhu cầu bổ sung Carotenoids được đáp ứng đầy đủ sẽ góp phần tăng cường hàng rào miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời, giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy phục hồi các viêm nhiễm vùng kín và niêm mạc cổ tử cung. Một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, hoạt chất này mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung và viêm nhiễm buồng trứng.
Từ những lợi ích trên, chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu Carotenoids vào chế độ dinh dưỡng thường xuyên. Cụ thể:
- Cải xoăn
- Rau bina
- Cà rốt
- Củ cải đường
- Nho…
2. Các loại rau xanh giàu chất xơ
Trong thực đơn hàng ngày của người bị viêm cổ tử cung không thể thiếu nhóm chất xơ. Bởi chúng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn cần thiết đối với sức khỏe sinh sản, sinh lý ở nữ giới. Theo đó, nữ giới bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể thường có tỷ lệ mắc các bệnh phụ khoa thấp hơn so với nữ giới thiếu hụt chất xơ.
Các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Nhờ đó, giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch và hạn chế phản ứng viêm.
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung vào chế độ ăn của người bị viêm cổ tử cung, bao gồm:
- Cải xanh
- Rau dền
- Rau ngót
- Rau bó xôi
- Rau mồng tơi
- Rau muống
- Rau lang
- Giá đỗ…
3. Thực phẩm giàu Omega-3 tốt cho người bị viêm cổ tử cung
Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung các thực phẩm giàu Omega-3 mang không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ quá trình điều trị viêm cổ tử cung khi mang và sau sinh. Omega-3 là một loại axit béo có tác dụng chống viêm hiệu quả, giúp tăng cường sức đề kháng. Đối với nữ giới, loại axit béo này hoạt động tương tự như kháng sinh tự nhiên giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm vùng kín.
Việc bổ sung hàm lượng Omega-3 phù hợp sẽ giúp cơ thể hoạt động chuyển hóa, trao đổi chất tốt hơn, đồng thời tăng khả năng hấp thu vitamin A, K, E, D dễ dàng. Loại axit báo này có nhiều trong các loại cá biển và một số loại thực phẩm như:
- Cá hồi
- Cá thu
- Cá ngừ
- Dầu cá
- Quả bơ
- Cá mòi
- Cá kiếm
3. Bị viêm cổ tử cung ăn gì? Tỏi
Trường hợp bị viêm cổ tử cung nên bổ sung tỏi vào thực đơn hàng ngày, đây là biện pháp hỗ trợ điều trị được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Theo đó, tỏi là loại gia vị có chứa thành phần kháng sinh, chống viêm tự nhiên và thường được dùng trong nhiều món ăn. Bên cạnh đó, dược liệu này còn được dùng trong nhiều bài thuốc trị bệnh phụ khoa.
Trong đó, một số dưỡng chất quan trọng có trong nguyên liệu này như allicin, vitamin C, vitamin B6, kẽm, mangan và các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm hiệu quả. Những món ăn hoặc bài thuốc từ tỏi có thể ức chế và tiêu diệt một số hại khuẩn trong cơ thể. Theo đó, bạn có thể dùng tỏi trong các món ăn hàng ngày hoặc áp dụng bài thuốc xông, ngâm rửa vùng kín để cải thiện bệnh viêm cổ tử cung và một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp.
4. Nhóm thực phẩm giàu Folate
Các thực phẩm giàu Folate giúp bổ sung chất chống viêm tự nhiên cho cơ thể. Việc dùng các thực phẩm chứa Folate có thể hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng nặng nề do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ra. Folate tham gia vào các hoạt động bổ sung tế bào, từ đó các tổn thương viêm nhiễm có thể được kiểm soát kịp thời.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học còn nhận thấy, một số thực phẩm chứa hàm lượng Folate dồi dào có thể cải thiện một số triệu chứng do bệnh viêm cổ tử cung gây ra cũng như các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Nhờ đó, tử cung và buồng trứng được bảo vệ, hạn chế quá trình hình thành các tế bào viêm nhiễm, tế bào tự do gây ung thư.
Một số thực phẩm giàu Folate được khuyến khích bổ vào chế độ ăn của người bị viêm cổ tử cung, bao gồm:
- Rau diếp
- Nhóm ngũ cốc
- Đậu lăng
- Đậu nành
- Bông cải xanh
- Quả bơ
- Cà chua
- Cá hồi
- Lòng đỏ trứng
- Quả cam
5. Sữa ít béo tốt cho người bị viêm cổ tử cung
Theo các chuyên gia, phụ nữ bị viêm cổ tử cung nên bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng. Trong đó, nhóm sữa ít béo, không đường mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ở người bị viêm cổ tử cung, nhu cầu bổ sung canxi, vitamin D và các axit amin đặc biệt quan trọng. Từ đó giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
6. Người bị viêm cổ tử cung nên ăn gì? Dầu oliu
Để tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như cải thiện miễn dịch phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa. Chị em nên bổ sung dầu oliu vào chế độ ăn hàng ngày. Đây là một loại tinh dầu hạt có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm nhiễm hiệu quả, cung cấp nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, trong dầu oliu có chứa oleocanthal – một chất chống viêm và giảm đau tự nhiên.
Việc thay thế dầu động vật bằng dầu oliu có thể cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong loại dầu này có khả năng hạn chế sự phát triển của những tế bào ác tính dẫn đến ung cổ tử cung – biến chứng hiếm gặp của bệnh viêm cổ tử cung mãn tính. Theo đó, bạn nên bổ sung loại dầu này vào các món salad, bởi ở nhiệt độ cao có thể thay đổi tác dụng của tinh dầu.
7. Sữa chua tốt cho người bị viêm cổ tử cung
Bên cạnh dùng sữa tươi, người bị viêm cổ tử cung nên bổ sung sữa chua vào chế độ ăn hàng ngày. Bởi trong sữa chua có chứa các thành phần dinh dưỡng đa dạng, giúp tăng cường sức đề kháng và cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể. Trong khi đó, môi trường âm đạo và cổ tử cung đều cần đến những lợi khuẩn này, chúng góp phần ngăn chặn sự phát triển của vi nấm, hại khuẩn và cân bằng độ pH hiệu quả.
Lactobacillus trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, từ đó tăng cường sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, các lợi khuẩn trong sữa chua còn tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển mạnh, hỗ trợ điều trị bệnh viêm cổ tử cung hiệu quả. Theo đó, người bệnh nên dùng 1 hũ sữa chua sau bữa ăn hoặc ăn sữa chua vào buổi sáng để giúp sản sinh lợi khuẩn tốt nhất.
Bị viêm cổ tử cung nên kiêng gì?
Bên cạnh các thực phẩm có lợi, nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, người bị viêm cổ tử cung cần hạn chế hoặc kiêng cử một số thực phẩm khiến phản ứng viêm tiến triển nặng nề và các biểu hiện lâm sàng trở nên nghiêm trọng hơn.
1. Các thực phẩm cay nóng
Một số loại thực phẩm, thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ có thể khiến các triệu chứng bệnh viêm cổ tử cung tiến triển nặng nề hơn. Nguyên nhân là các thành phần trong những loại thực phẩm, món ăn này chứa các chất gây kích thích niêm mạc.
Trường hợp niêm mạc cổ tử cung bị tổn thương, nếu dùng các món ăn cay nóng sẽ khiến phản ứng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Trong đó, các thực phẩm như tiêu, ớt, mù tạt có thể gây nóng rát cổ tử cung, tăng tiết dịch âm đạo gây đau rát, ngứa ngáy, khó chịu.
2. Nhóm chất kích thích
Các chuyên gia khuyến cáo, người bị viêm cổ tử cung cần kiêng các thức uống chứa chất kích thích, cồn như bia rượu, nước ngọt có gas, thuốc lá,… Việc lạm dụng không chỉ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận mà chất độc còn đi vào máu, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển mạnh. Ethanol (cồn) trong các thức uống chứa cồn được xem là nguyên nhân chính phổ biến gây viêm nhiễm vùng kín và khiến tổn thương ở niêm mạc cổ tử cung lâu phục hồi.
Bên cạnh đó, cà phê và thuốc lá cũng thuộc nhóm kích thích nhẹ mà người bệnh cần hạn chế. Thành phần nicotin có trong khói thuốc lá sẽ làm giảm lượng oxy trong máu, khiến các tổn thương ở cổ tử cung chậm phục hồi. Ở nữ giới, estrogen có thể bị rối loạn nếu lạm dụng nicotin và cafein thường xuyên. Các nghiên cứu cũng nhận thấy, việc lạm dụng các chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến chức năng của tử cung, buồng trứng.
3. Hạn chế các loại hải sản
Trường hợp có cơ địa nhạy cảm, dị ứng hải sản, trong quá trình điều trị viêm cổ tử cung cần kiêng các nhóm thực phẩm này. Nguyên nhân là hải sản có thể kích thích phản ứng histamine, từ đó dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, ảnh hưởng đến nội tiết. Tình trạng này có thể gây ra tăng tiết dịch âm đạo, ẩm ướt, khiến người bệnh khó chịu và gặp khó khăn trong việc điều trị bệnh.
Do đó, trường hợp bị viêm cổ tử cung cần hạn chế các loại hải sản như tôm, cua, mực,… Nếu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sau khi ăn, bạn cần uống nhiều nước và tham khảo sử dụng thuốc chống dị ứng để kiểm soát.
4. Không nên ăn nhiều món ngọt
Thực tế, việc tiêu thụ quá nhiều món ăn ngọt có thể làm tăng sự nhạy cảm của cơ thể, thay đổi độ pH trong môi trường âm đạo. Do đó, đa số người bị tiểu đường có nguy cơ gặp các vấn đề về viêm nhiễm vùng kín, các cơ quan sinh dục, sinh sản.
Nếu môi trường âm đạo mất cân bằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm tấn công và phát triển mạnh. Chính vì vậy, trong thời gian điều trị bệnh, bạn cần hạn chế các loại bánh, kẹo, nước ngọt có ga, thức uống chứa đường hóa học, các loại mứt, kem,…
5. Hạn chế tinh bột trong bữa ăn
Tinh bột là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bị viêm cổ tử cung, chỉ nên bổ sung tinh bột ở mức phù hợp để hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung tiến triển nặng nề.
Trong tinh bột chứa có chứa chất tạo ngọt tự nhiên như lúa gạo, bánh mì,… chứa nhiều đường fructose, sucrose, glucose,… Điều này khiến quá trình oxy hóa trong tế bào diễn ra nhanh hơn. Các chất này cũng có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, từ đó cản trở chức năng miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn, ký sinh phát triển mạnh mẽ.
6. Các thực phẩm muối chua
Các loại thực phẩm muối chua được nhiều chị em ưa thích như dưa cải, kim chi, dưa chua, củ kiệu,… Sau khi ngâm chua, những món ăn này sẽ chứa lượng axit lớn có thể làm mất cân bằng độ pH tại cổ tử cung nếu tiêu thụ quá nhiều. Không chỉ là tăng nguy cơ bị viêm cổ tử cung, những món ăn còn được xem là tác nhân gây ung thư hàng đầu ở nữ giới. Vì vậy, trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh nên kiêng các thực phẩm muối chua.
Các món ăn tốt cho người bị viêm cổ tử cung
Từ những thực phẩm nên bổ sung và cần hạn chế, kiêng cử, người bệnh có thể dễ dàng hơn trong việc chế biến các món ăn dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
Dưới đây là một số món ăn tốt cho người bị viêm cổ tử cung:
- Thịt bò xào tỏi: Chuẩn bị thịt bò 200g sơ chế sạch, cắt nhỏ, 1 củ tỏi tươi, bóc vỏ rửa sạch. Băm 2 tép tỏi, phi thơm rồi cho thịt bò vào xào đều, nêm gia vị vừa ăn. Sau đó cho phần tỏi nguyên tép vào xào đến khi chín đều thì tắt bếp. Dùng món ăn này từ 2 – 3 lần/ tuần giúp bồi bổ sức khỏe, đồng thời hỗ trợ cải thiện bệnh lý hiệu quả.
- Gan heo xào hẹ: Chuẩn bị gan heo 200g, 1/2 bó hẹ non, hành tím, tỏi và gia vị vừa đủ. Gan heo sau khi rửa sạch thì cắt miếng vừa ăn, hẹ rửa sạch cắt khúc, hành, tỏi băm nhuyễn. Cho hành tỏi vào chảo phi thơm với dầu ăn rồi cho gan heo vào xào. Sau đó cho hẹ vào xào, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Dùng món ăn khi còn nóng cùng với cơm trắng.
- Đậu phụ sốt cà: Chuẩn bị 4 – 5 bìa đậu phụ non, thịt xay 100g, 2 quả cà chua, hành, tỏi và gia vị vừa đủ. Đậu phụ rửa sạch, cắt thành ô vuông, cà sau khi rửa sạch thì băm nhỏ. Phi thơm tỏi, hành tím rồi cho thịt vào xào đến khi chín thì cho cà chua vào. Sau đó cho đậu phụ vào, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Mỗi tuần dùng món ăn này từ 2 – 3 lần để hỗ trợ điều trị bệnh viêm cổ tử cung hiệu quả.
- Cải bó xôi xào dầu mè: Chuẩn bị cải bó xôi 100g, 2 tép tỏi, 1 thìa dầu mè, 1 thìa dầu ăn và các gia vị nêm vừa đủ. Cải bó xôi sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì cắt khúc vừa ăn. Phi thơm tỏi rồi cho rau vào xào, nêm gia vị vừa ăn rồi cho dầu mè vào và tắt bếp. Dùng món ăn này với cơm nóng.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì?” và một số món ăn hỗ trợ điều trị bệnh. Hy vọng thông tin trên giúp người bệnh dễ dàng trong việc xây dựng thực đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe. Trường hợp gặp các vấn đề sức khỏe đặc biệt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!