Viêm Cổ Tử Cung Khi Mang Thai và Cách chữa trị an toàn

Viêm cổ tử cung khi mang thai đặc trưng bởi tình trạng tổn thương, viêm cổ tử cung trong thai kỳ. Bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao, nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và cả thai nhi.

Nguyên nhân gây viêm tử cung khi mang thai

Viêm cổ tử cung là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, trong đó phổ biến nhất là nữ giới trong độ tuổi sinh sản (từ 20 – 35 tuổi), phụ nữ mang thai, sau sinh, đã quan tình dục. Bệnh lý thường xảy ra do nhiễm nấm, virus, vi khuẩn. Ngoài ra, viêm cổ tử cung ở phụ nữ mang thai cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác.

Viêm Cổ Tử Cung Khi Mang Thai và Cách chữa trị an toàn
Viêm cổ tử cung khi mang thai đặc trưng bởi tình trạng tổn thương, viêm cổ tử cung trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai bị viêm cổ tử nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể khiến vi khuẩn, virus, nấm lây nhiễm cho thai nhi. Từ đó dẫn đến tình trạng sinh non, sảy thai, trẻ sinh ra nhẹ cân, nghiêm trọng hơn có nguy cơ mù lòa. Bệnh lý thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm cổ tử cung khi mang thai:

1. Rối loạn nội tiết tố

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ bầu xuất hiện một số thay đổi nhất định để thích nghi với sự xuất hiện của như phát triển của thai nhi. Trong đó có tình trạng rối loạn nội tiết tố. Sự thay đổi này có thể tạo điều kiện cho những tác nhân gây hại tấn công vào vùng kín, từ đó làm mất cân bằng môi trường âm đạo và gây viêm cổ tử cung.

Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn nội tiết cùng là nguyên nhân chính khiến nhiều mẹ bầu bị nổi mụn trứng cá, da mặt sần sùi và kém sức sống.

2. Suy giảm hệ miễn dịch

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, nhiều thai phụ có thể đối mặt với tình trạng ốm nghén. Điều này khiến mẹ bầu không cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và thai nhi. Từ đó dẫn đến suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch không đủ khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh.

Suy giảm hệ miễn dịch có thể gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe ở phụ nữ mang thai. Trong đó, thường gặp nhất là các bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,…

3. Mất cân bằng độ pH vùng kín

Môi trường âm đạo tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, số lượng lợi khuẩn và hại khuẩn sẽ cân bằng. Tuy nhiên, tình trạng nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn mang thai có thể kích thích sự phát triển quá mức của hại khuẩn, từ đó gây ra sự mất cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ âm đạo lan đến cổ tử cung và gây viêm.

4. Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn được xem là nguyên nhân phổ biến gây viêm cổ tử cung khi mang thai. Theo đó, “yêu” không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho những tác nhân gây bệnh tình dục (lậu, giang mai,…) xâm nhập, gây viêm cổ tử cung.

Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn được xem là nguyên nhân phổ biến gây viêm cổ tử cung khi mang thai

Ngoài ra, những tư thế quan hệ thô bạo cũng có thể khiến cổ tử cung bị tổn thương do có vị trí tiếp giáp với âm đạo. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ quan này bị viêm nhiễm.

5. Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Vùng kín là khu vực nhạy cảm, có thể bị tổn thương nếu không được vệ sinh đúng cách. Nếu chị em không vệ sinh thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và phát triển mạnh, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng các loại nước rửa phụ khoa có tính acid quá cao hoặc thụt rửa sâu trong âm đạo có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, tăng kích ứng và kích thích sự lây lan của các tác nhân gây bệnh. Từ đó, khiến mẹ bầu dễ bị viêm tử cung trong thai kỳ.

6. Mắc một số bệnh phụ khoa khác

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng viêm cổ tử cung khi mang thai cũng có thể xảy ra do mắc các bệnh phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, khu vực viêm nhiễm có khả năng lan đến vùng cổ tử cung và gây tổn thương, viêm nhiễm cơ quan này. Điều này không chỉ khiến tình trạng bệnh lý tiến triển nặng nề mà còn mất nhiều thời gian để kiểm soát hoàn toàn.

Dấu hiệu nhận biết

Thực tế nhận thấy, viêm cổ tử cung thường có các biểu hiện lâm sàng tương tự như các bệnh phụ khoa khác. Do đó, nhiều mẹ bầu nhầm lẫn hoặc chủ quan trước các biểu hiện bất thường của cơ thể. Nhiều trường hợp mắc bệnh gây ra các triệu chứng như đau rát, sưng tấy niêm mạc tử cung, dịch tiết âm đạo có kèm theo mủ hoặc máu,.. Tuy nhiên, có một số trường hợp không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nhận biết nào.

Dấu hiệu nhận biết 
Viêm cổ tử cung gây ra cảm giác nóng rát vùng kín, nhất là sau khi đi vệ sinh

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

  • Khi cơ thể khỏe mạnh, khí hư thường không mùi hoặc mùi tanh nhẹ. Tuy nhiên, khi cổ tử cung bị viêm, dịch tiết âm đạo sẽ thay đổi tính chất như tiết ra nhiều hơn, mùi tanh khó chịu, biến đổi màu sắc và có thể lẫn máu.
  • Vùng kín ngứa ngáy, sưng đỏ
  • Cảm giác nóng rát vùng kín, nhất là sau khi đi vệ sinh
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Dễ bị đau rát, chảy máu sau khi quan hệ tình dục
  • Đau bụng dưới

Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi mang thai là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm. Bệnh lý nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.

Đối với mẹ bầu:

  • Bệnh lý ảnh hưởng đến tâm sinh lý, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo đó, mẹ bầu thường xuyên khó chịu, ngứa ngáy, mất ngủ khi bị viêm cổ tử cung
  • Viêm cổ tử cung nói chung và viêm cổ tử cung khi mang thai nói riêng nếu không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác.
  • Bệnh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến viêm vùng chậu. Biến chứng này khởi phát do nấm, virus, vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến nhiễm trùng ống dẫn trứng, buồng tử cung, buồng trứng.

Đối với thai nhi: 

  • Trường hợp bị viêm cổ tử cung do vi khuẩn lậu cầu có thể làm tăng khả năng sinh non (8%), trẻ yếu ớt và nhẹ cân.
  • Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng có thể lây cho trẻ trong quá trình sinh nở và gây viêm kết mạc mắt, giảm thị lực, nghiêm trọng hơn là mù lòa.
  • Ngoài ra, vi khuẩn Chlamydia và một số loại virus khác cũng có thể tác động xấu đến thai nhi như vỡ màng ối, nhiễm trùng nước ối, sinh non,…

Điều trị ung thư cổ tử cung an toàn, hiệu quả

Việc điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai thường gặp nhiều khó khăn. Bởi đây là giai đoạn cơ thể đặc biệt nhạy cảm, nếu điều trị không phù hợp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như tác động trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ.

Dưới đây là một số biện pháp xử lý khi mẹ bầu bị viêm cổ tử cung.

1. Thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Viêm cổ tử cung nói chung và viêm cổ tử cung khi mang thai nói riêng sẽ được kiểm soát dễ dàng hơn nếu được phát hiện sớm và chủ động thăm khám. Do đó, bạn cần chú ý đến những dấu hiệu ở vùng kín để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường và điều trị đúng cách.

Thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán để đưa ra phương án điều trị phù hợp

Khi vùng kín bị ngứa ngáy, đau rát, khí hư ra nhiều hoặc chảy máu bất thường, bạn cần thăm khám ngay. Bởi lúc này, có nguy cơ cao bạn bị viêm cổ tử cung hoặc gặp những vấn đề phần phụ khác.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Mặc dù trong thời gian mang thai không khuyến khích dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát bệnh lý.

Một số loại thuốc điều trị bệnh lý ở dạng đặt âm đạo có thể được chỉ định, bao gồm:

  • Nystatin
  • Neomycin
  • Polymyxin B

Các loại thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển quá mức của vi nấm, vi khuẩn, tập khuẩn gây bệnh. Từ đó, khắc phục triệu chứng của bệnh lý, đồng thời đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng. Để đảm bảo an toàn cũng như quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về điều lượng và tần suất.

2. Áp dụng một số mẹo chữa tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu bị viêm cổ tử cung có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra. Đây được đánh giá là biện pháp có độ an toàn cao, lành tính và thúc đẩy tốc độ điều trị.

Dưới đây là một số mẹo chữa viêm cổ tử cung khi mang thai tại nhà được áp dụng phổ biến:

  • Bổ sung tỏi vào chế độ ăn: Tỏi là nguyên liệu có khả năng chống viêm và kháng khuẩn mạnh, an toàn cho mẹ bầu. Do đó, người bị viêm tử cung có thể bổ sung nguyên liệu này vào chế độ ăn hàng ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Ăn sữa chua: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cũng ghi nhận rằng, việc bổ sung sữa chua cho cơ thể mang lại hiệu quả trong việc điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn. Đây là yếu tố quan trọng nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế bệnh viêm cổ tử cung tiến triển nặng nề.
  • Dùng lá chè xanh: Dùng nước lá chè xanh vệ sinh vùng kín là một trong những cách chữa viêm cổ tử cung cho mẹ bầu an toàn và hiệu quả. Các thành phần, hoạt chất trong thảo dược này có tác dụng giảm viêm, sát khuẩn nhẹ, khử mùi hôi khó chịu do bệnh lý gây ra. Chỉ cần dùng 1 nắm lá chè xanh, rửa sạch rồi đun với 2 lít nước. Đổ nước ra chậu đựng, đợi đến khi nguội bớt thì tiến hành ngâm rửa vùng kín.

3. Chế độ chăm sóc khoa học

Trong thời gian điều trị bệnh viêm cổ tử cung, mẹ bầu cần phối hợp với chế độ chăm sóc khoa học nhằm hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp điều trị, đồng thời cải thiện các triệu chứng khó chịu ở vùng kín.

Chế độ chăm sóc khoa học
Bà bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, sữa chua, ngũ cốc, các loại hạt,…

Cách chăm sóc mẹ bầu khi bị viêm cổ tử cung:

  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách. Chỉ vệ sinh bên ngoài, tránh thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
  • Khi lau vùng kín, cần lau từ trước ra sau hậu môn. Bởi nếu làm theo chiều ngược lại có thể khiến các tác nhân gây bệnh từ hậu môn tấn công vào vùng kín.
  • Không mặc đồ lót quá chật, ẩm ướt. Thay vào đó, chọn mặc quần lót vừa vặn, chất liệu thấm hút tốt, thông thoáng.
  • Mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời, tránh tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt vì có thể khiến dịch tiết âm đạo tiết nhiều hơn.
  • Cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị viêm cổ tử cung. Đối với bệnh lý không lây nhiễm, hoạt động tình dục có thể kích thích niêm mạc và khiến triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
  • Mẹ bầu nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng quá mức, nên dành nhiều thời gian mang thai.
  • Nên uống đủ nước cho cơ thể để tăng cường đào thải độc tố, điều tiết quá trình chuyển hóa.

Biện pháp phòng ngừa viêm cổ tử cung ở phụ nữ mang thai

Viêm cổ tử cung ở nữ giới có nguy cơ tái phát cao khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, sau khi điều trị, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Thăm khám sức khỏe thai kỳ đều đặn để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi. Đồng thời phát hiện và điều trị các vấn đề bất thường.
  • Sử dụng bao cao su và những biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Vi khuẩn, virus, nấm gây ra bệnh lý có thể tấn công và làm tổn thương, viêm nhiễm cổ tử cung.
  • Thay toàn bộ quần lót sau khi điều trị viêm cổ tử cung do nhiễm trùng. Hoặc bạn ngâm rửa với xà phòng, phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt hoàn toàn virus, vi khuẩn,…
  • Trường hợp bệnh lý tái phát, cần đề nghị bạn đời cùng thăm khám để được điều trị triệt để, hạn chế nguy cơ tái nhiễm.
  • Bà bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, sữa chua, ngũ cốc, các loại hạt,…

Viêm cổ tử cung khi mang thai là bệnh phụ khoa có mức độ nghiêm trọng cao. Bệnh cần được thăm khám sớm và điều trị đúng cách để tránh phát sinh biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung những gì là...
Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Xôi và các món ăn từ gạo nếp chinh phục khẩu vị của rất nhiều...
Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...