Viêm Cầu Thận Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm cầu thận là bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi từ 4 – 14 và chủ yếu xuất hiện nhiều ở nam giới. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm nếu không điều trị sớm ngay từ giai đoạn đầu. Biến chứng nguy hiểm nhất là suy thận, bắt buộc phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Viêm cầu thận là bệnh gì?
Mỗi quả thận có chứa khoảng 1 triệu cầu thận, đây là những cấu trúc có kích thuốc nhỏ đóng vai trò lọc và đào thải các chất cặn bã trong máu vào trong nước tiểu để bài tiết ra khỏi cơ thể. Viêm cầu thận là dạng bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra ở cầu thận khiến cho thận dần bị suy thoái, mất đi các chức năng cơ bản như lọc và loại bỏ chất cặn bã, chất lỏng dư thừa qua đường nước tiểu. Tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nhiều biến chứng nguy hiểm khác, kể cả tính mạng.
Bệnh khởi phát ban đầu với các triệu chứng đơn giản như viêm da hoặc viêm họng. Sau một thời gian ủ bệnh vi khuẩn tấn công lên thận thông qua cơ chế miễn dịch. Lúc này cơ thể bắt buộc phải sản sinh ra kháng nguyên kết hợp với kháng thể để tạo ra phức hợp miễn dịch để loại bỏ chúng.
Tuy nhiên, một vài người bị rối loạn hệ miễn dịch, không có khả năng tự loại bỏ phức hợp kháng nguyên kháng thể này thì chúng sẽ theo các dòng máu di chuyển đến cầu thận. Từ đó gây ra những tổn thương viêm nhiễm nhất định cùng nhiều triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Bệnh viêm cầu thận được chia làm 2 nhóm chính là viêm cầu thận cấp tính (bệnh xảy ra đột ngột) và mạn tính (tiến triển từ từ) với các nguyên nhân, triệu chứng và diễn tiến của bệnh khác nhau.
Nguyên nhân gây viêm cầu thận
Mỗi dạng viêm cầu thận sẽ có những nguyên nhân gây ra khác nhau. Cụ thể như:
Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấp là phản ứng viêm nhiễm xảy ra từ một cơ quan, bộ phận khác như áp – xe răng, viêm họng do nhiễm khuẩn liên cầu hoặc do rối loạn hệ thống miễn dịch do phản ứng quá mức với tình trạng nhiễm trùng.
Các chuyên gia đánh giá đây là những nguyên nhân khá lành tính vì chúng có thể tự biến mất mà không cần phải can thiệp điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh diễn tiến nhanh thì việc điều trị sớm là điều cần thiết để tránh gây ra những tổn thương nặng nề cho thận.

Cụ thể một số nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp như:
- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống;
- Bệnh viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn;
- Bệnh u hạt với viêm đa mạch hay còn gọi là bệnh u hạt Wegener. Đây là dạng bệnh khá hiếp gặp với tình trạng viêm mạch máu;
- Bệnh thoái hóa tinh bột Amyloidosis. Bệnh này xảy ra do sự bất thường của các protein gây tích tụ chất độc hại khắp các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể;
- Hội chứng Goodpasture được biết đến là một dạng bệnh tự miễn có, xảy ra với cơ chế các kháng thể tự tấn công vào phổi và thận gây bệnh;
- Bệnh viêm nút quanh động mạch hay còn gọi là viêm đa động mạch nút. Bệnh xảy ra do sự rối loạn hệ thống miễn dịch khiến chúng tấn công ngược vào các động mạch.
- Ngoài ra, những người thường xuyên lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen hay Naproxen cũng là yếu tố nguy cơ hình thành viêm cầu thận.
Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận mạn
Đối với thể mạn tính của bệnh viêm cầu thận thường diễn ra âm thầm trong quãng thời gian dài, có thể đến hàng chục năm trời nhưng không biểu hiện hoặc biểu hiện rất ít. Điều này khiến người bệnh khó nhận biết sớm, không điều trị và gây ra những tổn thương khó phục hồi cho thận, thậm chí suy thận hoàn toàn.
Một số nguyên nhân chính gây ra viêm cầu thận mạn như:
- Có tiền sử mắc bệnh ung thư;
- Mắc các bệnh rối loạn suy giảm hệ miễn dịch;
- Mắc bệnh đái tháo đường khiến hoạt động lọc máu ở cầu thận suy giảm,;
- Bị cao huyết áp kéo dài;
- Tình trạng cầu thận khu trí bị xơ hóa, tạo ra sẹo ở mô thận gây viêm nhiễm;
- Mắc bệnh lupus ban đỏ hoặc bệnh lý thận IgA và tái đi tái lại thường xuyên.
- Phơi nhiễm với một số dung môi hydrocarbon;
- Ngoài ra, những người mắc bệnh viêm cầu thận nhưng không điều trị đúng cách cũng là nguyên nhân khiến bệnh diễn tiến nặng, trở thành viêm cầu thận mạn.
Dấu hiệu nhận biết viêm cầu thận
Tùy vào thể bệnh viêm cầu thận đang mắc phải mà cơ thể của người bệnh sẽ biểu hiện với các triệu chứng khác nhau. Điển hình như:
Triệu chứng viêm cầu thận cấp
Đối với viêm cầu thận cấp bệnh thường bùng phát một cách đột ngột. có thể phát bệnh sau một đợt nhiễm trùng da hay viêm họng. Một số triệu chứng ban đầu cảnh báo bạn cần chú ý như:

- Thay đổi màu nước tiểu, từ màu vàng nhạt chuyển sang màu nâu do có lẫn máu;
- Tần suất đi tiểu giảm xuống mặc dù lượng nước uống vào không thay đổi so với bình thường;
- Xuất hiện một số triệu chứng như phù nề tay chân hoặc phù nề toàn thân do hiện tượng giữ nước trong cơ thể;
- Sưng mặt vào mỗi buổi sáng ngủ dậy;
- Kèm theo đó là các cơn ho dai dẳng do ứ nước trong phổi;
- Tăng huyết áp đột ngột kéo theo đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, co giật, khó thở… do ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
Triệu chứng bệnh viêm cầu thận mạn
Đặc điểm của hầu hết các bệnh lý mạn tính là tiến triển một cách âm thầm, từ từ không có triệu chứng trong rất nhiều năm. Tuy nhiên, biến chứng của nó là vô cùng nguy hiểm, điển hình như viêm cầu thận mạn có thể gây suy thận hoàn toàn. Một vài triệu chứng nhận biết như:
- Thay đổi tính chất nước tiểu như: có lẫn máu, sủi bọt, đi tiểu nhiều quá mức…;
- Thường xuyên đau nhức toàn thân, cơ bắp, đặc biệt tình trạng này thường nặng hơn vào ban đêm;
- Ho nhiều kèm theo khó thở;
- Khó ngủ, hay chóng mặt, da dẻ xanh xao nhợt nhạt;
- Da khô, một vài người gặp tình trạng ngứa hoặc không;
- Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi, sụt cân…;
- Đau bụng, chướng bụng nhẹ, đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng, đi ngoài phân lỏng, sốt nhẹ 37.5 – 38.5 độ C;
- Huyết áp tăng cao và thường xuyên chảy máu cam;
- Thiếu máu mạn tính.
- …
Bệnh viêm cầu thận lây qua đường nào?
Bệnh viêm cầu thận là căn bệnh có khả năng lây nhiễm và lây qua 3 con đường chính gồm:
- Lây qua đường hô hấp: Đây là con đường lây nhiễm viêm cầu thận nguy hiểm nhất. Vi khuẩn viêm cầu thận từ người bệnh lây sang người khỏe mạnh, bắt đầu xâm nhập vào đường hô hấp, di chuyển và trú ngụ tại các tuyến bạch huyết trong ngực, sau đó đợi điều kiện thuận lợi để phát triển bùng phát bệnh.
- Lây qua da: Những vết thương hở trên da nếu không được xử lý, vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể và gây viêm cầu thận.
- Lây qua đường tiêu hóa: Loại virus gây viêm cầu thận phổ biến là virus bacillus anthracis có khả năng tồn tại đến 48 năm. Chúng có thể sống lâu đến như vậy là do thói quen ăn đồ sống, đồ tái, đặc biệt là những món như nội tạng động vật, tiết canh… Đây là con đường làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh phổ biến nhất.
Bệnh viêm cầu thận nguy hiểm như thế nào? Các biến chứng thường gặp
Các chuyên gia cảnh báo viêm cầu thận căn bệnh rất nguy hiểm. Bởi sự viêm nhiễm, tổn thương cầu thận kéo theo sự suy giảm chức năng lọc bỏ cặn bã trong máu. Tình trạng này kéo dài trong thời gian dài dẫn đến suy thận, trong trường hợp không thể phục hồi được nữa bắt buộc phải chạy thận cả đời hoặc ghép thận để duy trì sự sống, nguy hiểm nhất chính là gây tử vong.

Bên cạnh đó, viêm cầu thận không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời còn làm tăng nguy cơ gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như:
- Hội chứng thận hư: Thận hư là biến chứng phổ biến của viêm cầu thận. Đây là tình trạng protein trong máu bị rò rỉ vào trong nước tiểu quá mức. Bệnh đặc trưng với một số triệu chứng như phù nề, đau nhức, nước tiểu có mùi lạ, ăn uống không ngon, người xanh xao do thiếu máu, chỉ số cholesterol trong máu cao…
- Suy tim cấp: Đây cũng là biến chứng thường gặp nhất, xuất hiện sớm nhất ở những người bị biến chứng viêm cầu thận. Biến chứng này rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
- Suy thận mạn: Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm, không can thiệp kịp thời sẽ khiến thận mất đi hoàn toàn chức năng sinh lý vốn có.
- Ngoài ra, sự tích tụ của các chất thải, cặn bã trong máu quá mức vô tình tạo áp lực và cao huyết áp kéo dài.
Hiện nay, chưa có một con số chính xác nào về vấn đề người mắc bệnh viêm cầu thận sống được bao lâu. Vì điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện, thói quen sinh hoạt hằng ngày…
Đối với viêm cầu thận cấp hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng các biện pháp kiểm soát triệu chứng, điều trị biến chứng kết hợp phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên, viêm cầu thận mạn nếu không chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng chuyển sang suy thận giai đoạn cuối và thời gian sống của người bệnh chỉ khoảng 10 năm. Có những trường hợp thực hiện chạy thận đều đặn hoặc ghép thận có thể sống thêm 5 – 10 năm, thậm chí 20 – 30 năm.
Chẩn đoán viêm cầu thận
Để chẩn đoán bệnh viêm cầu thận đầu tiên cần dựa vào thăm khám các triệu chứng mà người bệnh gặp phải và kiểm tra phát hiện các dấu hiệu được bác sĩ phát hiện. Những triệu chứng vừa kể trên chính là tình trạng mà người bệnh đang gặp phải, hãy miêu tả chi tiết để bác sĩ dễ dàng đánh giá tình trạng bệnh.

Ngoài ra, thông qua xét nghiệm máu và nước tiểu bác sĩ sẽ tìm thấy những dấu hiệu khác của viêm cầu thận thông qua các chỉ số khác thường. Từ đó đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác và đánh giá khách quan về mức độ tổn thương thận. Cụ thể một số yếu tố để chẩn đoán xác định viêm cầu thận như:
- Phù nề;
- Có máu trong nước tiểu (hồng cầu niệu);
- Có ptotein trong nước tiểu (protein niệu);
- Trụ niệu;
- Creatinin máu tăng, chỉ số ure máu cao thông qua xét nghiệm hóa sinh máu.
- Chụp X quang thận.
Các phương pháp điều trị viêm cầu thận hiệu quả
Bệnh viêm cầu thận là căn bệnh nguy hiểm và rất khó điều trị khỏi dứt điểm, nhất là ở giai đoạn bệnh mạn tính. Hiện nay, phác đồ điều trị bệnh này chủ yếu kết hợp giữa nhiều biện pháp như dùng thuốc kiểm soát triệu chứng, cải thiện chức năng thận và ngăn ngừa biến chứng kết hợp chăm sóc phòng ngừa tái phát.
1. Điều trị theo y học hiện đại
Phác đồ điều trị viêm cầu thận bao gồm:
Điều trị nguyên nhân:
- Đối với những người mắc bệnh do nhiễm khuẩn sẽ được điều trị bằng kháng sinh cơ bản do hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào dùng để đặc trị viêm cầu thận. Kháng sinh được kê dưới dạng uống như ampicillin, cephalosporin liều thấp để giảm thiểu gây tác dụng phụ cho thận.
- Những trường hợp bệnh viêm cầu thận do nhiễm liên cầu khuẩn sẽ được chỉ định sử dụng dùng penicillin dạng tiêm bắp để đạt hiệu quả nhanh chóng hơn.
- Dùng thuốc corticosteroid để điều trị cho những người mắc bệnh lupus ban đỏ hoặc viêm mạch.
- Kết hợp dùng thêm thuốc trợ tim để kiểm soát và ổn định nhịp tim. Tuy nhiên cần hết sức chú ý liều dùng.

Điều trị biến chứng
- Trường hợp bệnh thận ở giai đoạn cuối gây biến chứng về suy giảm chức năng thận cần được can thiệp điều trị kết hợp giữa thuốc và ngoại khoa.
- Hai biện pháp ngoại khoa phổ biến của người suy thận là chạy thận và ghép thận.
Điều trị triệu chứng
- Phù nề: Thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm hoặc chống phù nề với liều lượng phù hợp với mức độ của từng người.
- Tăng huyết áp: Có tác dụng kiểm soát chỉ số huyết áp, tránh gây biến chứng nguy hiểm. Một vài loại thuốc thường dùng như nhóm thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc lợi niệu quai, thuốc ức chế men chuyển đổi angiotensin (ACE)…
- Không tiểu hoặc ít tiểu: Được điều trị bằng cách tiêm thuốc lợi tiểu furosemid 2mg/ kg trực tiếp vào trong tĩnh mạch của người bệnh.
2. Điều trị viêm cầu thận theo y học cổ truyền
Các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận bệnh viêm cầu thận là chứng Thủy thũng thể âm thủy. Bệnh được hình thành do hàn thấp, phong tà, thấp nhiệt gây ra chứng phù thũng cấp tính.
Tình trạng này âm ỉ lâu kết hợp với ăn uống không cẩn thận, cảm, mệt mỏi làm giảm công năng vận hóa thủy thấp của tạng tỳ và khí hóa bàng quang của thận. Từ đó dẫn đến tình trạng ứ nước trong cơ thể phát sinh thành chứng phù thũng cấp hoặc mạn tính.
Cách điều trị viêm cầu thận theo y học cổ truyền thường khác nhau ở từng thể bệnh như:
Ở thể Tỳ dương hư
- Triệu chứng: Nặng hai chi dưới, phù mi mắt, thở gấp, ăn kém, đầy bụng, tiểu ít, mệt mỏi, tay chân lạnh, lưỡi bệu, đại tiện có phân nhão, mạch trầm hoãn…
- Điều trị: bằng phương thuốc Thực tỳ ẩm gia giảm và châm cứu các huyệt: vị du, tỳ du, tam tiêu du, thủy phân, túc tam lý với liệu trình 10 – 15 ngày/ đợt, mỗi lần thực hiện 30 phút.
Ở thể Tỳ thận dương hư
- Triệu chứng: phù nề kéo dài, chủ yếu phù ở mắt cá chân, không rõ nguyên nhân, chướng bụng, tay chân lạnh, mặt trắng xanh, lưỡi bệu, mạch trầm tế…
- Điều trị: Dùng thang thuốc Chân vũ thang gia giảm và châm cứu vào các huyệt khí hải, vị du, cứu quan nguyên, túc tam lý, tam âm giao, tỳ du với liệu trình 10 – 15 ngày/ đợt, mỗi lần 30 phút.

Ở thể âm hư dương xung
- Triệu chứng: Đau đầu, chóng mặt, hồi hộp do tăng huyết áp, phù ít hoặc không phù, khô môi, khô lưỡi, miệng khát, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
- Điều trị: Chỉ định dùng phương thuốc Kỉ cúc địa hoàng thang gia ngưu tất, xa tiền và kết hợp châm cứu các huyệt nội quan, can du, thần môn, thái xung, tam âm giao… liệu trình 10 – 15 ngày/ đợt, thực hiện châm 30 phút/ lần.
Ở thể viêm cầu thận tăng ure máu
- Triệu chứng: Chướng bụng, buồn nôn, tức ngực, tiểu tiện ít, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng dày, sắc mặt đen sạm, mạch huyền tế hoặc nhu tế.
- Điều trị: Dùng phương thuốc Phụ tử trung thang thêm Nhị trần, Hậu phác, Đại hoàng kết hợp châm cứu các huyệt túc tam lý, khí hải, thủy phân, cứu quan nguyên và tam âm giao. Châm 30 phút/ lần, liệu trình gồm 10 – 15 ngày/ đợt.
Cách chăm sóc và phòng ngừa viêm cầu thận
Các chuyên gia cho biết, thực tế không có một biện pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh viêm cầu thận. Bên cạnh việc điều trị triệu chứng, nguyên nhân theo phác đồ do bác sĩ chỉ định thì người bệnh cũng cần chủ động thực hiện một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa sau đây:

- Đối với những người đang mắc các bệnh lý về nhiễm khuẩn như viêm tai giữa, viêm họng, cắt amidan hốc mủ… cần nhanh chóng điều trị xử lý dứt điểm các ổ khuẩn, giải quyết tình trạng chốc đầu, không được để các nốt viêm nhiễm sưng mủ ra bên ngoài da.
- Tuân thủ thực hiện các biện pháp điều trị và theo dõi sát sao ở giai đoạn viêm cầu thận cấp ít nhất trong vòng 1 năm để tránh chuyển sang mạn tính.
- Đồng thời, kết hợp kiểm soát đường huyết, huyết áp để giảm thiểu tối đa những tổn thương cho thận.
- Để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng có nguy cơ gây viêm cầu thận như bệnh viêm gan hay HIV cần chú ý thực hiện quan hệ tình dục an toàn, tuyệt đối không sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, giảm thiểu lượng muối sử dụng trong chế biến thức ăn, nếu tổn thương thận nặng có thể hạn chế tuyệt đối muối hoặc tình trạng ứ nước mà hạn chế uống nước trong 2 – 4 tuần. Đồng thời, cân nhắc kỹ về việc sử dụng protein và kali quá mức nếu có dấu hiệu suy thận.
- Nghỉ ngơi nhiều, không lao động quá sức, theo dõi huyết áp và lượng nước tiểu hằng ngày. Sau khi đã vượt qua giai đoạn cấp có thể thực hiện hoạt động thể lực nhẹ nhàng.
- Kiểm soát cân nặng của cơ thể luôn trong mức ổn định.
Viêm cầu thận là căn bệnh có nhiều cấp độ, vì vậy có những người không trị cũng khỏi nhưng cũng có trường hợp bệnh nặng cần can thiệp y khoa. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị tại bệnh viện sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm, phục hồi chức năng thận để sinh hoạt và có cuộc sống khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!