Viêm Cầu Thận Cấp Sau Nhiễm Liên Cầu Có Nguy Hiểm Không?
“Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu có nguy hiểm không?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi nhiễm liên cầu được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bùng phát các triệu chứng viêm cầu thận cấp. Theo các chuyên gia, mức độ nguy hiểm của bệnh lý còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu
Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu là một trong những thể bệnh phổ biến, thường xảy ra ở đối tượng nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Bệnh có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân ở độ tuổi từ 5 – 15 tuổi, chỉ khoảng 10% trường hợp bệnh xuất hiện ở độ tuổi 40.

Theo nhận định của các chuyên gia, viêm cầu thận cấp nói chung và viêm cầu thận cấp nhiễm liên cầu khuẩn nói riêng có thể được kiểm soát tốt nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể chuyển biến thành các hội chứng khác như viêm cầu thận mạn tính, hội chứng thận hư, viêm cầu thận tiến triển nhanh. Trong quá trình phục hồi, một vài trường hợp có thể chuyển sang dạng protein niệu, hồng cầu niệu không có triệu chứng.
Các triệu chứng viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu xảy ra sau khi bị nhiễm liên cầu khuẩn ở họng hoặc da từ 1 – 3 tuần. Các tuýp liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A có thể gây thấp tim. Tuy nhiên, chỉ có một số tuýp gây viêm cầu thận (tuýp 1, 2, 4, 12, 18, 25, 49, 55, 57, 60).
Tuy nhiên, viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu không xảy ra trực tiếp bởi liên cầu khuẩn gây viêm cầu thận. Theo đó, tổn thương cầu thận khởi phát do cơ chế phức hợp miễn dịch gây ra.
Những kháng thể do cơ thể sản sinh nhằm chống lại những kháng nguyên của liên cầu khuẩn, từ đó tạo thành phức hợp kháng nguyên – kháng thể (phức hợp miễn dịch) lưu hành trong máu. Khi cầu thận thực hiện vai trò lọc máu, những phức hợp này sẽ lắng đọc tại cầu thận và gây ra phản ứng viêm.
Do đó, khi liên cầu khuẩn xâm nhập và gây bùng phát các triệu chứng viêm cầu thận cấp cần khoảng thời gian từ 1 – 3 tuần. Khi đó, cơ thể mới sản sinh đủ lượng kháng thể và gây viêm cầu thận.
Trường hợp bị viêm cầu thận xảy ra sớm sau khi phát hiện nhiễm liên cầu khuẩn dưới 4 ngày thì có thể bệnh thận đã có từ trước, việc chẩn đoán viêm cầu thận trong trường hợp này thường bị nhầm lẫn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Như đã đề cập, viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu thường xảy ra ở đối tượng trẻ em từ 5 – 15 tuổi, nhiều nhất từ 7 – 10 tuổi. Trường hợp trẻ dưới 5 tuổi và người trưởng thành cũng có thể mắc phải hội chứng này nhưng hiếm hơn. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 5 – 10% trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn và 25% trẻ bị viêm cầu thận cấp, viêm da do liên cầu khuẩn.

Bệnh lý có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện sau:
- Phù nhiều vào buổi sáng sớm và thuyên giảm vào buổi chiều tối. Tình trạng kéo dài từ 7 – 10 ngày rồi dần thuyên giảm khi người bệnh có dấu hiệu tiểu nhiều.
- Tiểu ít là một trong những biểu hiện phổ biến của viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn. Theo đó, lượng nước tiểu có thể dưới 500ml/ 24 giờ.
- Tăng huyết áp có thể xuất hiện sau khi bị phù nề vài ngày. Người bệnh thường tăng huyết áp ở mức 140 – 160/ 90 mmHg.
- Người bị viêm cầu khuẩn sau liên cầu có biểu hiện đái ra máu đại thể toàn bãi, lương nước tiểu thường có màu hồng, đỏ đục do có lẫn với máu.
- Thường xuyên có cảm giác đau tức hai hố lưng
- Một số triệu chứng khác: Trong một số trường hợp vẫn xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn ở da, cổ họng với biểu hiện đau rát họng, sốt nhẹ, amidan hốc mủ. Hoặc viêm da liên cầu với các biểu hiện ngứa ngáy da, nổi mụn nước, dịch tiết từ nốt phỏng nước thường có mùi tanh.
Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu nguy hiểm không?
“Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu nguy hiểm không?” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia đầu ngành, viêm cầu thận cấp nói chung và viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu thường không quá nguy hiểm. Bệnh đáp ứng tốt các phương pháp điều trị và chăm sóc nếu được phát hiện sớm.
Số liệu thống kê cũng cho thấy, có dưới 5% trường hợp bệnh gây ra các biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan, để bệnh tiến triển nhanh với các triệu chứng ở mức độ nặng có thể gây ra một số biến chứng như sau:
Suy thận cấp
Suy thận cấp là một trong những biến chứng thường gặp của viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu. Biến chứng đặc trưng bởi biểu hiện vô niệu, thiểu niệu, nồng độ ure, creatinin trong máu tăng, khả năng lọc cầu thận dưới dưới 60ml/ phút và đi kèm các triệu chứng của hội chứng ure máu cao.

Suy thận cấp có thể dẫn đến tử vong nếu hôn mê do ure máu cao hoặc lượng kali trong máu ở mức cao. Các phương pháp điều trị chủ yếu lọc máu kết hợp với biện pháp điều trị bảo tồn để đảm bảo khả năng đào thải, thanh lọc và duy trì sự sống cho người bệnh
Viêm cầu thận tiến triển nhanh
Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu thường hiếm gây viêm cầu thận tiến triển nhanh. Biến chứng này có các biểu hiện lâm sàng tương tự như bệnh suy thận cấp. Theo đó, nồng độ ure, creatinin trong máu tăng mỗi ngày, mỗi tuần và dẫn đến suy thận giai đoạn cuối (dưới 3 tháng).
Việc tích cực điều trị cũng không thể phục hồi chức năng thận như ban đầu. Sinh thiết thận cho thấy tăng sinh hình liềm ngoài búi mao mạch ở cầu thận, hoại tử búi mao mạch cầu thận.
Phù phổi cấp
Phù phổi cấp được xem là biến chứng nguy hiểm gây tử vong nhanh do bệnh viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu gây ra. Phù phổi cấp do suy tim trái là kết quả của tình trạng giữ nước, muối và tăng huyết áp. Bệnh đặc trưng bởi biểu hiện khó thiwr, vật vã, tím tái, ran ẩm ở nền phổi lúc đầu và có xu hướng lan toả toàn phổi.
Ngoài ra, phù phổi cấp còn khiến người bệnh ho dữ dội, khạc ra bọt có màu hồng, có tỉ lệ tử vong cao.
Hội chứng não do tăng huyết áp
Trường hợp viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu gây ra hội chứng não do tăng huyết áp có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện như buồn nôn, đau đầu dữ dội, lờ đờ, co giật, xuất hiện triệu chứng thần kinh khu trú, hôn mê.

Ngoài ra, người bệnh còn tăng huyết áp, huyết áp tâm thu có thể lên đến 220mmHg. Đây được xem là biến chứng nguy hiểm và cần được kiểm soát kịp thời để tránh đe doạ đến tính mạng.
Suy tim trái hoặc suy tim toàn bộ
Biến chứng suy tim là kết quả của quá tải tuần hoàn và tình trạng tăng huyết áp do bệnh viêm cầu thận cấp gây ra. Người bị suy tim đặc trưng bởi tình trạng tim đập nhanh, khó thở, có ran ẩm ở phổi, cảm giác có tiếng ngựa phi thất trái.
Khi chụp x-quang lồng ngực nhận thấy bóng tim to, siêu âm tim thấy buồng tim trái có xu hướng giãn, phân số tống máu ở thất trái giảm (FE% dưới 50%).
Hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư do viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu thường ít xảy ra. Tuy nhiên hội chứng này thường ở mức độ nặng và cần được kiểm soát kịp thời. Thận hư điển hình bởi biểu hiện phù nặng, dịch tràn màng bụng, màng tinh hoàn, màng phổi, màng tim.
Lượng protein niệu nhiều (lớn hơn hoặc bằng 3.5g/ 24 giờ đồng hồ), protein máu giảm dưới 60g/l, lipid máu tăng, albumin máu giảm dưới 30g/l.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Về vấn đề “Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu có nguy hiểm không?” có thể nhận thấy viêm cầu thận và viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu thường có tiên lượng tốt. Có đến 95% trẻ em khỏi bệnh hoàn toàn, kiểm soát các triệu chứng lâm sàng sau một vài tuần. Bệnh lý không gây ra các biến chứng nặng nề nếu được thăm khám sớm và điều trị đúng cách.
Do đó, người bệnh được đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các biểu hiện sau:
- Bị phù nề kéo dài trong nhiều ngày không rõ nguyên nhân
- Số lượng nước tiểu giảm
- Nước tiểu có màu đỏ sẫm, lẫn với máu
- Buồn nôn, nôn mửa, dễ chảy máu, khó thở, ho
- Tăng huyết áp đột ngột, co giật, đau đầu
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp, xuất hiện các vết lở ngoài da
Bài viết đã giải đáp thắc mắc ” Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu có nguy hiểm không?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, bệnh có thể được kiểm soát tốt nếu được thăm khám sớm và điều trị đúng cách. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!