Viêm Cầu Thận Cấp Ở Trẻ Em

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi mắc bệnh trẻ có các triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trường hợp không điều trị, bệnh có thể phát sinh các biến chứng nguy hại như suy thận, vô niệu hoặc các vấn đề về tim mạch.

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là gì?

Viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn. Theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh lý này có mức độ nguy hiểm cao, có khả năng phát sinh nhiều biến chứng. Tương tự, tình trạng viêm cầu thận cấp ở trẻ em cũng là trường hợp nguy hiểm, xuất hiện đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là gì? Triệu chứng 
Viêm cầu thận cấp ở trẻ em gây ra nhiều triệu chứng khó chịu

Nguyên nhân viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp ở trẻ em. Trước khi xây dựng phác đồ điều trị cho trẻ, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và xem xét thể trạng của trẻ để đưa ra phương án kiểm soát bệnh phù hợp nhất. Dưới đây là một số yếu tố gây bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em:

Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em
Tình trạng nhiễm khuẩn, di truyền, ảnh hưởng nhiều bệnh lý khác là nguyên nhân gây bệnh

  • Nhiễm liên cầu khuẩn: Tình trạng viêm nhiễm do liên cầu khuẩn gây ra có khả năng khiến trẻ bị viêm cầu thận cấp, nhất là trường hợp nhiễm phải liên cầu khuẩn nhóm A. Loại vi khuẩn này gây nên một số bệnh lý về hô hấp như ho, viêm họng, sốt,... cả ở trẻ em và người trưởng thành. Riêng với trẻ em, do hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị hại khuẩn tấn công, gây ra nhiều bệnh lý về đường hô hấp, thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động của thận và nhiều cơ quan khác.
  • Nhiễm trùng: Bên cạnh tình trạng nhiễm phải liên cầu khuẩn nhóm A gây bệnh, trẻ cũng có thể bị viêm cầu thận cấp khi nhiễm các loại virus như virus gây viêm gan B, HIV,... từ người thân cận huyết. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus làm suy giảm đề kháng và tấn công gây hại cho các cơ quan khác.
  • Do bệnh liên quan hệ miễn dịch: Một số trường hợp trẻ mắc phải các bệnh lý như lupus ban đỏ, bệnh thận IgA, u hạt, hội chứng phổi thận, viêm đa động mạch,... khiến hệ miễn dịch suy yếu. Khi đó, trẻ dễ bị hại khuẩn tấn công, hoặc tình trạng viêm nhiễm lan rộng từ các bệnh lý đã nêu làm bùng phát viêm cầu thận cấp.
  • Yếu tố di truyền: Ngoài các vấn đề kể trên, tình trạng viêm cầu thận cấp ở trẻ em có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Theo đó, nếu bố hoặc mẹ mắc phải chứng bệnh này nguy cơ trẻ sinh ra mang theo mầm bệnh là rất cao, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ khởi phát các triệu chứng khó chịu.
  • Do bệnh sỏi thận: Quá trình tích tụ tinh thể rắn bất thường bên trong thận là nguyên nhân khiến cho đường tiết niệu bị ma sát, cọ xước tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công. Đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ nhỏ.

Như đã đề cập, việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh giúp bạn sớm kiểm soát bệnh tốt hơn, phòng tránh nhiều rủi ro cho sức khỏe. Chính vì thế, bạn nên chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường.

Triệu chứng viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Khi mắc bệnh, cơ thể trẻ xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng điển hình như:

  • Màu sắc của nước tiểu thay đổi, đậm hơn đôi khi còn có lẫn máu và protein.
  • Tiểu ít, giảm lượng nước tiểu rõ rệt, trẻ ít đi vệ sinh hơn bình thường.
  • Sốt cao trên 38 độ C, cơ thể mệt mỏi, tay chân yếu, không muốn vui chơi như thường ngày.
  • Phù nề một số bộ phận trên cơ thể, trong đó hai chân là bộ phận thể hiện rõ nhất triệu chứng này.
  • Đau đầu, khó thở, cơ giật, đo huyết áp thấy tăng cao, cơ thể trẻ bị phát ban.
  • Một thời gian nhận thấy cân nặng của trẻ sụt giảm không rõ nguyên nhân, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, chán ăn, ăn không ngon,...

Những triệu chứng kể trên thường dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh thông thường khác. Chính vì thế nhiều phụ huynh chủ quan, không đưa trẻ thăm khám sớm. Đến khi tình trạng viêm cầu thận cấp ở trẻ em chuyển sang giai đoạn nặng nề mới phát hiện sẽ khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Do đó, bố mẹ nên chủ động đưa trẻ thăm khám y tế sớm. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc tân dược nào tùy ý cho trẻ để giảm thiểu rủi ro gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe của trẻ nhỏ.

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Như các bạn đã biết, thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, giữ nhiệm vụ lọc máu và đào thải độc tố, cặn bã. Tuy nhiên, khi bị tổn thương, viêm nhiễm, chức năng của thận sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Đặc biệt, nếu hiện tượng viêm nhiễm kéo dài, hoạt động của thận bị trì trệ khiến cho chất thải tồn đọng lại bên trong, phát sinh nhiều hệ lụy.

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Trẻ có thể gặp phải nhiều biến chứng nếu không điều trị viêm cầu thận sớm

Trường hợp viêm cầu thận cấp ở trẻ em được đánh giá là một trong những bệnh lý về thận nguy hiểm. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em từ 2 - 12 tuổi, nếu phát hiện sớm và điều trị có thể kiểm soát bệnh, phòng tránh được nhiều rủi ro. Tuy nhiên do triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nên phụ huynh chủ quan trong thăm khám sớm cho trẻ.

Khi bệnh tiến triển ngày càng nặng nề trẻ có thể phải đối mặt với các biến chứng về thận, ảnh hưởng tim, đường tiết niệu,... Chẳng hạn như:

  • Biến chứng suy thận: Thận bị viêm nhiễm dẫn đến hiện tượng suy giảm chức năng lọc máu và đào thải độc tố. Trường hợp tình trạng suy nhược kéo dài có thể chuyển biến nặng, gây suy thận và phát sinh nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với cơ quan này.
  • Biến chứng suy tim: Bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến thận, tim cũng là cơ quan có thể bị tác động nếu viêm cầu thận cấp không được chữa trị. Trường hợp trẻ em mắc bệnh lâu ngày sẽ dẫn đến biến chứng suy tim, làm rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp. Nếu không được điều trị có thể gây hại sức khỏe và tính mạng của bệnh nhi.
  • Biến chứng vô niệu: Việc suy giảm chức năng thận trong thời gian dài khiến cho nước tiểu không đào thải hết, ứ đọng lại bên trong. Chính vì thế khiến trẻ đi tiểu ít hơn, thậm chí đối mặt với nguy cơ vô niệu nguy hiểm.

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên có triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn. Do đó, để phòng tránh các biến chứng kể trên, bạn nên chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị sớm, phòng tránh rủi ro gây hại cho sức khỏe, cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ.

Phòng ngừa viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em nếu phát hiện sớm và điều trị có thể phòng tránh được nhiều rủi ro. Tuy nhiên do biểu hiện của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên nhiều phụ huynh chủ quan không thăm khám sớm cho trẻ. Bệnh kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Phòng ngừa viêm cầu thận cấp ở trẻ em
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho trẻ hợp lý hơn phòng ngừa viêm cầu thận cấp

Chính vì thế, chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên chủ động trong việc phòng bệnh cho trẻ. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh và các vấn đề khác cho thận ở trẻ:

  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều muối, bột ngọt,... Nên điều chỉnh lượng gia vị nêm nếm thức ăn cho trẻ. Cho bé ăn không nên ăn mặn có thể gây tích nước, tăng áp lực cho thận khiến cơ quan này bị tổn thương, tạo cơ hội cho hại khuẩn xâm nhập.
  • Bổ sung thực phẩm chứa protein vừa đủ, cho bé ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi giúp cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời tránh cho trẻ ăn những món chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng gây kích thích các phản ứng trong cơ thể.
  • Hạn chế cho bé dùng nước ngọt có ga, trẻ em không nên dùng thức uống chứa cồn, chất kích thích như rượu bia, cho trẻ tránh xa khói thuốc lá.
  • Vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ hàng ngày giúp phòng tránh tình trạng viêm nhiễm gây biến chứng ảnh hưởng đến chức năng thận. Ngoài ra bố mẹ nên giữ vệ sinh không gian sống, nên đeo khẩu trang cho trẻ để bảo vệ đường hô hấp, hạn chế vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh.
  • Tái khám định kỳ cho trẻ theo dõi tình trạng sức khẻo. Nếu bác sĩ nhận thấy biểu hiện bất thường sẽ tư vấn hướng điều trị, giúp bệnh nhi phòng tránh các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về chứng viêm cầu thận cấp ở trẻ em. Bệnh có các triệu chứng tương đồng với nhiều chứng bệnh khác, do đó bố mẹ nên chủ động đưa trẻ thăm khám y tế để xác định vấn đề đang gặp phải. Bên cạnh đó trong quá trình điều trị nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc để sớm đẩy lùi triệu chứng, phục hồi chức năng thận.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...