Viêm Amidan Có Nên Ngậm Nước Muối? Lời Khuyênt Từ Bác Sĩ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm Amidan có nên ngậm nước muối không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi về tính chất, muối có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Đây là yếu tố giúp người bệnh tiêu diệt các tác nhân gây hại bên trong cổ họng, giảm viêm Amidan. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.
Viêm Amidan có nên ngâm nước muối?
Viêm Amidan hình thành do quá trình tấn công của hại khuẩn trong thời gian dài, diễn ra một cách ồ ạt. Theo đó Amidan là bộ phận đảm nhiệm vai trò ngăn chặn vi khuẩn, virus,… các tác nhân gây hại từ bên ngoài vào cơ thể. Do đó bộ phận này rất dễ bị viêm nhiễm.

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng Amidan bị sưng viêm, tổn thương làm phát sinh các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, nhiều người mắc bệnh đưa ra thắc mắc: “Viêm Amidan có nên ngậm nước muối không?”.
Giải đáp vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng chỉ ra rằng, tình trạng viêm thường bắt nguồn từ những yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus. Trong nước muối chứa các chất kháng khuẩn, tiêu viêm cao, do đó khi tiếp xúc với hại khuẩn có thể loại bỏ an toàn tác nhân gây hại.
Ngoài ra, nước muối còn lấy đi các mảng bám răng miệng, giúp răng chắc khỏe hơn, hạn chế rủi ro hại khuẩn ẩn nấp và tiếp tục gây hại cho Amidan nói riêng và khu vực Miệng – Cổ họng nói chung. Chính vì thế, người bệnh có thể sử dụng nước muối ngậm, súc miệng để ngăn quá trình sản sinh và phát triển gây hại của vi khuẩn, hỗ trợ giảm viêm Amidan an toàn.
Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng khó chịu do viêm Amidan gây ra. Đặc biệt có hiệu quả không chỉ đối với trường hợp nhẹ mà còn có tác động tốt cho đối tượng bị viêm Amidan cấp tính sớm phục hồi sức khỏe. Áp dụng ngậm nước muối ngay từ giai đoạn khởi phát giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh và phòng tránh biến chứng.
Cách ngậm nước muỗi hỗ trợ cải thiện viêm Amidan
Như đã đề cập, thắc mắc: “Viêm Amidan có nên ngậm nước muối?” được các bác sĩ giải đáp là nên ngậm. Bởi nước muối sẽ giúp làm sạch, loại bỏ vi khuẩn gây hại, giảm sưng đau cho cổ họng,… Tuy nhiên ngậm nước muối như thế nào cho đúng cách cũng là vấn đề được người bệnh quan tâm.

Dưới đây là cách ngậm nước muối, ngậm muối và kết hợp nước muối pha với nước cốt tỏi giúp đẩy nhanh quá trình điều trị viêm Amidan, bạn đọc có thể tham khảo:
Ngậm nước muối pha loãng giảm sưng Amidan
Dùng nước muối pha loãng ngậm và súc miệng giúp lấy đi hại khuẩn, giảm sưng, đau họng do viêm Amidan gây ra. Cách làm này khá đơn giản, người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý bán sẵn tại nhà thuốc hoặc tự pha với muối tinh theo cách sau:
- Sử dụng 1 – 2 muỗng cà phê muối tinh, không lẫn tạp chất cho vào ly nước ấm.
- Khuấy đều cho hỗn hợp đồng nhất rồi tiến hành ngậm một ngụm nước muối vừa đủ.
- Tiếp đếp súc họng sao cho nước muối lan ra toàn bộ khoang miệng, dùng hơi đẩy nước tạo thành tiếng kêu ọc ọc.
- Cuối cùng bạn nhổ sạch ngụm nước muối đã ngậm, tiếp tục lặp lại thêm 1 – 2 lần và súc miệng để giúp cổ họng dễ chịu hơn.
Sau khi đã làm sạch miệng và cổ họng với nước muối pha loãng, bạn dùng nước sạch hoặc nước ấm súc miệng lại một lần nữa để giúp lấy đi triệt để mảng bám và loại bỏ các tác nhân gây hại ra bên ngoài. Áp dụng cách này mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm viêm Amidan.
Ngậm muối hỗ trợ chữa viêm Amidan
Bên cạnh dùng muối pha loãng với nước ấm ngậm và súc miệng mỗi ngày để hỗ trợ chữa viêm Amidan, bạn có thể dùng muối tinh ngậm trực tiếp. Cách làm này bạn có thể thực hiện ngay khi nhận thấy cổ họng có triệu chứng khó chịu, thực hiện đơn giản, áp dụng mọi lúc mọi nơi dễ dàng.

Nhờ vào các hoạt chất của muối giúp làm sạch cổ họng, thẩm thấu vào niêm mạc giúp khắc phục tình trạng viêm nhiễm hữu hiệu. Bạn có thể thực hiện theo cách làm như sau:
- Dùng muối tinh không lẫn tạp chất, dạng hạt xay nhuyễn.
- Sau khi súc miệng với nước ấm hoặc nước mát, bạn ngửa mặt lên cao, ngả đầu về phía sau, há miệng to rồi cho một lượng muối nhỏ vào miệng ngậm trực tiếp.
- Để muối tự tan dần trong khoang miệng.
- Sau đó bạn nhổ bỏ và dùng nước sạch súc miệng lại.
Thực hiện kiên trì mỗi ngày 2 – 3 lần để nhanh chóng xoa dịu triệu chứng và đẩy nhanh quá trình điều trị viêm Amidan cho người bệnh.
Kết hợp tỏi và nước muối ngậm chữa viêm Amidan
Ngoài sử dụng nước muối pha loãng, ngậm muối trực tiếp như hai cách làm kể trên, bạn cũng có thể kết hợp thêm nước cốt tỏi để tăng hiệu quả loại bỏ hại khuẩn. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong tỏi chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm đau rát cổ họng khá tốt như allicin, sulfur,…
Do đó, người bệnh có thể kết hợp nước cốt tỏi và nước muối ngậm chữa viêm Amidan. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị muối ăn, tỏi tươi và nước ấm.
- Phần muối bạn lấy 2 – 3 muỗng cà phê cho vào cốc nước ấm, khuấy tan.
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi ép lấy nước cốt, sau đó hòa một ít vào nước muối đã pha.
- Sử dụng hỗn hợp súc miệng trong 30 giây đến 1 phút rồi nhổ bỏ, dùng nước mát hoặc nước ấm súc lại miệng.
Áp dụng kiên trì mỗi ngày 2 – 3 lần để sớm cải thiện tình trạng viêm Amidan. Tuy nhiên do tỏi có mùi đặc trưng, có thể gây hôi miệng nên khi dùng bạn cần súc sạch lại miệng. Ngoài ra nếu áp dụng bạn nên thực hiện tại nhà, tránh dùng khi phải làm các công việc giao tiếp với đối tác hoặc giao tiếp với nhiều người.
Ngậm nước muối khi bị viêm Amidan cần lưu ý gì?
“Viêm Amidan có nên ngậm nước muối?”, người bệnh hoàn toàn có thể ngậm nước muối để hỗ trợ quá trình điều trị viêm nhiễm diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi thực hiện bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

- Khi pha nước muối, bạn không nên pha nồng độ cao hơn 0,9% có thể làm tăng kích ứng và tổn thương niêm mạc cổ họng, dẫn đến hiện tượng đau rát trở nặng. Nếu không tự pha bạn có thể mua nước muối sinh lý loại pha sẵn tại các cửa hàng bán thuốc trên thị trường.
- Chú ý vệ sinh răng miệng sạch trước khi ngậm nước muối loãng hoặc hỗn hợp nước muối và nước cốt tỏi. Việc làm sạch sẽ giúp hoạt chất thẩm thấu tốt hơn, giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn không cho chúng khu trú tiếp tục gây hại.
- Chọn muối tinh sạch, không bị pha lẫn tạp chất để sử dụng. Sau khi ngậm và súc miệng với nước muối nên dùng nước mát hoặc nước ấm súc lại miệng để hoàn toàn loại bỏ các mảng bám và tác nhân gây hại còn sót lại.
- Áp dụng kiên trì, tuy nhiên tránh lạm dụng, có thể lặp lại ngậm và súc miệng nước muối loãng 3 – 4 tiếng một lần. Thích hợp nhất là vào thời điểm buổi sáng khi ngủ dậy và tối chuẩn bị đi ngủ.
- Việc ngậm nước muối chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng khó chịu khi bị viêm Amidan. Cách này không thể thay thế cho các phương pháp đặc trị khác.
- Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung cho cơ thể thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ăn các loại rau củ quả, trái cây tươi cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất,… cho cơ thể. Đồng thời cung cấp thịt, cá, trứng sữa,… giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
- Tránh ăn những thực phẩm có khả năng gây kích ứng cổ họng đang bị tổn thương như thức ăn cay, đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn, thức uống lạnh.
- Bảo vệ đường hô hấp, giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh thất thường. Loại bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá, đồ uống chứa cồn như rượu, bia,…
- Tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, áp lực, dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức. Ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ sâu và ngon giấc mỗi ngày giúp phục hồi cơ thể hiệu quả.
- Tập thể dục, tắm nắng sớm, vận động cơ thể giúp điều hòa lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại các tác nhân gây hại.
Viêm Amidan có nên ngậm nước muối? – Khi nào đến gặp bác sĩ?
Ngậm nước muối khi bị viêm Amidan giúp hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và loại bỏ các tác nhân gây hại. Tuy nhiên cách làm này đối với trường hợp bệnh nặng thường không mang lại hiệu quả tối ưu. Thay vào đó, người bệnh cần đến thăm khám và thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường sau, bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám sớm:

- Sốt cao: Người bệnh cần được hạ sốt nhanh để hạn chế những ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Tái phát nhiều lần: Tình trạng viêm Amidan khó chữa dứt điểm và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Bạn cần can thiệp điều trị chuyên sâu hơn để tránh viêm chuyển biến nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Ngậm nước muối không thấy thuyên giảm: Người bệnh không nhận thấy triệu chứng cải thiện sau khi áp dụng cách ngậm nước muối cần đến gặp bác sĩ. Đặc biệt là những trường hợp cơn đau rát kéo dài gây khó chịu cổ họng và kèm theo một vài dấu hiệu bất thường khác như sốt cao.
Người bệnh nên lựa chọn bệnh viện thăm khám uy tín để điều trị đạt hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn sức khỏe. Tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị khi chưa được chỉ định từ bác sĩ để tránh nguy cơ “tiền mật tật mang”.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Viêm Amidan có nên ngậm nước muối không?”. Theo các bác sĩ, việc sử dụng nước muối có khả năng hỗ trợ làm giảm triệu chứng, tiêu diệt hại khuẩn xâm nhập, phù hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Tuy nhiên cách làm này không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị khác, do đó trường hợp viêm nặng nên thăm khám và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!