Viêm Âm Đạo: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Tận Gốc

Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa phổ biến, gây ra không ít triệu chứng khó chịu cho chị em phụ nữ. Trong đó có thể kể đến hiện tượng ngứa ngáy vùng kín, âm đạo nóng rát, khó chịu khi quan hệ,… Trường hợp không phát hiện và điều trị, viêm âm đạo có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thường gặp hiện nay, do các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… tấn công âm đạo. Theo đó, âm đạo là bộ phận sinh dục nữ, đảm nhận nhiều vai trò như là cơ quan đón nhận dương vật khi quan hệ, nơi thai nhi chào đời, nơi thoát máu kinh hàng tháng.

Viêm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp hiện nay

Âm đạo nằm ở trong âm hộ, dưới lỗ niệu đạo, trong thành môi nhỏ và nằm bên trên hậu môn. Do cấu tạo đặt biệt, thường xuyên ẩm ướt lại gần với lỗ hậu môn nên âm đạo rất dễ bị hại khuẩn tấn công. Thống kê cho thấy, có hơn 80% nữ giới gặp phải tình trạng viêm âm đạo hàng năm.

Đối tượng mắc bệnh thường là chị em đã lập gia đình, đã có quan hệ tình dục, trải qua quá trình sinh nở. Không những thế, hiện nay bệnh có xu hướng ngày càng phổ biến hơn, nhiều trẻ em, bé gái chưa quan hệ hoặc những người trung niên cũng có dấu hiệu bị viêm âm đạo do nhiều yếu tố tác động.

Các triệu chứng của bệnh gây ra không ít khó khăn, trở ngại cho người bệnh trong sinh hoạt, đời sống. Không những thế, trường hợp không điều trị, viêm âm đạo có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo

Có nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến tình trạng viêm âm đạo. Dưới đây là một số yếu tố chính, bạn đọc có thể tham khảo:

Nguyên nhân gây viêm âm đạo
Âm đạo bị viêm nhiễm do nhiều yếu tố như vệ sinh “cô bé” không sạch sẽ, thói quen sinh hoạt, quan hệ tình dục không lành mạnh,…
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Phụ nữ không vệ sinh sạch sẽ “cô bé” khiến cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có điều kiện tấn công, gây bệnh. Đặc biệt là trong những ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục là thời điểm nhạy cảm, âm đạo dễ viêm nhiễm nhất. Ngoài ra, một số phụ nữ thụt rửa âm đạo sâu vào bên trong, vô tình tạo cơ hội cho hại khuẩn xâm nhập, đồng thời tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc, hình thành ổ viêm,…
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Không dùng biện pháp phòng tránh, sử dụng biện pháp không an toàn, quan hệ nhiều người, quan hệ thô bạo làm vùng kín bị tổn thương,… Đây là những nguyên nhân có thể làm âm đạo bị viêm nhiễm.
  • Nạo phá thai, các biện pháp ngoại khoa không đảm bảo: Âm đạo, cổ tử cung bị tổn thương trong quá trình nạo phá thai hoặc áp dụng các biện pháp ngoại khoa chữa bệnh không đảm bảo. Từ đó, hại khuẩn có điều kiện xâm nhập vào sâu bên trong, gây ra các tác hại tiêu cực đến sức khỏe sinh sản và đời sống.
  • Rối loạn nội tiết, mất cân bằng hormone: Rối loạn nội tiết, thay đổi hormone trong cơ thể tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cho chị em phụ nữ. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai, cơ thể có nhiều chuyển biến.
  • Mốt số yếu tố khác: Bên cạnh các vấn đề kể trên, viêm âm đạo có thể hình thành do những yếu tố liên quan như lạm dụng thuốc kháng sinh, thói quen mặc đồ bó sát, làm ẩm ướt khu vực âm đạo,…

Để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Thông qua kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho người bệnh, đảm bảo loại bỏ mầm bệnh, phòng ngừa biến chứng.

Các dạng viêm âm đạo phổ biến hiện nay

Như đã đề cập, bệnh viêm âm đạo có thể xảy ra do sự tấn công gây hại của nhiều chủng vi khuẩn, nấm ngứa, ký sinh trùng,… Các dạng viêm âm đạo dựa vào tác nhân gây hại có thể kể đến như:

Các dạng viêm âm đạo phổ biến hiện nay
Viêm âm đạo có thể do nhiễm phải vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng,…
  • Viêm âm đạo do nấm men: Nấm âm đạo thường do loại nấm men Candida gây ra. Nấm có hình tròn hoặc bầu dục, chúng tồn tại bên trong đường tiêu hóa, bộ phận sinh dục với dạng bào tử. Tuy nhiên do sống cân bằng với hệ vi sinh nên không ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm sinh sôi phát triển bắt đầu tấn công, gây hại cho âm đạo.
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Bên cạnh nấm men, các chủng vi khuẩn như Anaerobes, Prevotella,… cũng là các tác nhân gây viêm âm đạo phổ biến hiện nay. Khi chúng phát triển về số lượng làm mất cân bằng môi trường bên trong, dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm. Các yếu tố phát bệnh chính có thể kể đến như việc quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ,…
  • Viêm âm đạo do trực khuẩn: Nấm, vi khuẩn là hai tác nhân gây viêm âm đạo chủ yếu, bên cạnh đó không thể không nhắc đến các trực khuẩn gram âm. Nguyên do là vì môi trường âm đạo bị mất cân bằng, lúc này các vi khuẩn có lợi bị thiếu hụt, tạo môi trường thuận lợi để hại khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Viêm âm đạo do ký sinh trùng: Trùng roi Trichomonas là một trong những loại kí sinh trùng gây bệnh tình dục phổ biến hiện nay, chúng còn là một trong những loại ký sinh trùng lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Đối với nam giới, trùng roi thường sẽ tấn công và sống tại đường tiết niệu, mặc dù vậy chúng thường không gây ra các triệu chứng gì nổi trội. Riêng ở nữ giới, Trichomonas thường tấn công vào âm đạo, gây ngứa ngáy khu vực này vô cùng dữ dội.

Triệu chứng nhận biết viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Nếu không phát hiện và điều trị có thể phát sinh nhiều hệ lụy cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể. Do đó, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau:

Triệu chứng nhận biết viêm âm đạo
Âm đạo ngứa ngáy, tiết nhiều khí hư bất thường kèm mùi hôi khó chịu
  • Ngứa ngáy âm đạo: Vùng kín khi bị viêm nhiễm sẽ bắt đầu có những cơn ngứa ngáy khó chịu. Kèm theo đó là biểu hiện sưng đỏ, dễ chảy máu ở âm hộ, môi lớn, môi bé và niêm mạc âm đạo. Khi đó, âm đạo bị kích thích, dễ tổn thương, xuất hiện lớp cặn trắng bên trong. Trường hợp nặng có thể gây xuất huyết, nổi mụn nước xung quanh âm đạo, phù nề cổ tử cung. Người bệnh ngứa ngáy khó chịu dễ cào gãi, điều này dẫn đến các tổn thương khiến bệnh ngày càng dai dẳng, khó chữa.
  • Mùi hôi bất thường: Người bị viêm âm đạo thường thấy vùng kín có mùi hôi bất thường. Đặc biệt, khi giao hợp khí hư tiết ra nhiều hơn khiến cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng.
  • Khí hư khác lạ: Khí hư tiết ra có màu sắc bất thường là triệu chứng điển hình của các bệnh lý viêm nhiễm, trong đó có viêm âm đạo. Nhanh chóng thăm khám nếu khí hư tiết ra có màu vàng, trắng đục hoặc xanh, nâu, đôi khí có mà, mùi hôi tanh, kết cấu đặc quánh hoặc loãng tùy vào mức độ viêm nhiễm mà người bệnh gặp phải.
  • Đau rát khi quan hệ: Tổn thương, viêm loét bên trong âm đạo khiến chị em phụ nữ khi gần gũi với chồng thấy đau rát khó chịu. Dương vật cọ xát vào vị trí tổn thương có nguy cơ làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tiểu buốt, tiểu khó: Viêm âm đạo khiến cho người bệnh cảm thấy khó khăn khi tiểu tiện, “cô bé” có triệu chứng đau rát do nước tiểu dính vào vùng bị viêm nhiễm, lở loét.

Khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện kể trên, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ, thăm khám và điều trị sớm. Bởi, viêm âm đạo có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ nếu không được điều trị “đến nơi đến chốn”.

Viêm âm đạo có nguy hiểm không?

Cũng giống như các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khác, viêm âm đạo nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều hệ lụy, biến chứng làm ảnh hưởng sức khỏe và chức năng sinh sản của phụ nữ. Một số trường hợp như:

Viêm âm đạo có nguy hiểm không?
Viêm âm đạo nếu không được điều trị có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Viêm âm đạo nếu không được điều trị, một thời gian sau viêm nhiễm có nguy cơ trở nặng, lan rộng sang các bộ phận xung quanh. Khi đó, người bệnh có nguy cơ đối mặt với các chứng bệnh khác như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm nội mạc tử cung,…
  • Khí hư tiết ra nhiều khiến âm đạo ngứa ngáy, kèm theo mùi hôi tanh bất thường làm chị em tự ti, ngại gần gũi với bạn tình. Điều này không chỉ làm giảm ham muốn tình dục mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
  • Viêm nhiễm làm thay đổi độ pH và môi trường bên trong âm đạo. Khí hư trở nên đặc quánh khiến cho tinh trùng gặp khó khăn để bơi vào tìm trứng. Đây là lý do khiến chị em phụ nữ chậm con, khó thụ thai hơn. Trường hợp nặng còn gây vô sinh hiếm muộn.
  • Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể gây ra các bệnh lý liên quan khác, trong đó đặc biệt là nguy cơ ung thư hóa, đe dọa sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
  • Viêm nhiễm có thể xảy ra trong thời gian phụ nữ mang thai. Hại khuẩn tấn công có thể ảnh hưởng đến thai nhi, chẳng hạn tăng nguy cơ sinh non, khiến thai nhi dị tật, suy dinh dưỡng, chậm lớn,… Một số trường hợp thai nhi bị viêm nhiễm da, viêm phổi, ảnh hưởng tới thị lực do mẹ bị viêm âm đạo.

Nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra các trường hợp kể trên, bạn nên chủ động thăm khám sớm nếu cơ thể có các biểu hiện bất thường. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của mỗi người để chỉ ra phương án phù hợp, giúp kiểm soát triệu chứng và phòng tránh rủi ro không mong muốn.

Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo

Khi đến bệnh viện thăm khám, người bệnh sẽ được thăm hỏi về triệu chứng đang gặp phải, tiền sử bệnh lý và các vấn đề liên quan như thói quen sinh hoạt, phương pháp phòng tránh thai,… Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng kín bằng mỏ vịt, theo dõi triệu chứng.

Để xác định chính xác tình trạng người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ lấy dịch tiết âm đạo để xét nghiệm, kiểm tra. Dựa vào kết quả, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng viêm âm đạo của người bệnh là do tác nhân nào gây ra. Sau đó, tùy vào thể trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ can thiệp phù hợp.

Điều trị tận gốc viêm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị. Tùy thuộc tình trạng của mỗi người, phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Dưới đây là một số hướng điều trị được áp dụng:

Phương pháp tại nhà

Phù hợp với đối tượng viêm nhiễm nhẹ, mới xuất hiện triệu chứng. Phương pháp tại nhà chủ yếu sử dụng các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên, lành tính, ít gây phản ứng phụ cho cơ thể. Một số loại như lá trầu không, lá trà xanh, lá lốt, rau diếp cá, tỏi,… Nhờ chúng chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ.

Điều trị tận gốc viêm âm đạo
Điều trị âm đạo viêm nhiễm bằng các thảo dược từ thiên nhiên là cách làm quen thuộc

Tham khảo ngay các mẹo chữa viêm âm đạo tại nhà như:

Dùng lá trầu không: Lá trầu không chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Từ xưa, ông bà ta đã sử dụng loại lá này hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa. Cách dùng lá trầu chữa viêm âm đạo thực hiện đơn giản như sau:

  • Dùng 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng.
  • Sau đó cho vào nồi đun sôi vài phút để dược chất tiết ra trong nước.
  • Đổ nước ra chậu, đợi nước bốc hơi bớt rồi tiến hành xông hơi vùng kín.
  • Cách này giúp loại bỏ nấm, giảm ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ còn giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.

Sử dụng ngải cứu: Ngải cứu có tính ấm, chứa nhiều dược chất giúp kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Chính vì thế, nhiều người đã chọn ngải cứu làm nguyên liệu chữa viêm phụ khoa, nhất là tình trạng âm đạo bị hại khuẩn tấn công. Cách dùng như sau:

  • Tương tự như cách trên, bạn dùng nắm ngải cứu rửa sạch.
  • Tiến hành nấu nước xông hơi vùng kín trị viêm âm đạo.
  • Lưu ý cách làm này chỉ thực hiện cho phụ nữ bình thường, không nên áp dụng cho mẹ bầu để tránh kích thích làm ảnh hưởng đến thai kỳ.

Dùng tỏi: Tỏi chứa nhiều chất kháng viêm, kháng sinh tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa hữu hiệu. Sử dụng nguyên liệu quen thuộc, gần gũi giúp người bệnh tiết kiệm nhiều chi phí. Tham khảo ngay cách làm đơn giản như sau:

  • Dùng 2 – 3 tép tỏi tươi, bóc vỏ, rửa sạch rồi giã nhuyễn.
  • Chắt lấy nước ép tỏi, hòa vào 500ml nước ấm.
  • Lấy hỗn hợp vệ sinh vùng kín để loại bỏ viêm nhiễm.

Phương pháp dân gian áp dụng tại nhà lành tính, dễ thực hiện, phù hợp với đối tượng mới khởi phát triệu chứng. Trường hợp viêm âm đạo nặng, có dấu hiệu biến chứng, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây chữa viêm âm đạo mang lại hiệu quả nhanh, nhờ vào dược tính mạnh. Do đó, hiện nay cách này được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên chị em nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng thuốc để phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị tận gốc viêm âm đạo
Sử dụng thuốc đặt, thuốc uống, thuốc bôi trị viêm âm đạo theo hướng dẫn của bác sĩ

Dựa vào mức độ viêm nhiễm, hiện trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường dùng:

  • Thuốt đặt: Dùng trực tiếp, có tác dụng làm giảm triệu chứng tức thời, giảm ngứa ngáy, đau rát và loại bỏ các hại khuẩn bên trong âm đạo. Đặt thuốc từ 7 – 10 ngày theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không kéo dài thời gian dùng thuốc hoặc tự động ngưng thuốc khi chưa được yêu cầu.
  • Thuốc uống: Thuốc kháng sinh được kê đơn giúp loại bỏ hại khuẩn, ngăn tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Thuốc có khả năng ức chế tác nhân gây hại từ bên trong, giảm nguy cơ bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Dung dịch vệ sinh: Dùng làm sạch “cô bé” bên ngoài, loại bỏ hại khuẩn, phòng ngừa nguy cơ chúng tiếp tục tấn công gây hại cho âm đạo. Tham khảo bác sĩ về dược phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Dùng thuốc chữa viêm âm đạo mang lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên người bệnh nên thận trọng. Đặc biệt không tự ý kết hợp thuốc bừa bãi, sử dụng thuốc không đúng liều lượng để tránh các rủi ro, hạn chế nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Trong thời gian điều trị, nếu cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động thông báo để được bác sĩ hỗ trợ điều chỉnh phù hợp hơn.

Dùng thuốc Đông y

Theo Đông y, tình trạng viêm âm đạo hình thành là do các vi khuẩn hiếu khí, ký sinh trùng xâm nhập vào tâm, can, tỳ, thận gây tổn thương dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm. Để điều trị, người bệnh phải tập trung vào loại bỏ tác nhân gây hại, sát trùng khu vực tổn thương.

Dựa vào mức độ viêm nhiễm của người bệnh, thầy thuốc sẽ kê toa các loại thuốc phù hợp để kiểm soát bệnh. Các thuốc dạng ngâm rửa, thuốc uống hoặc kết hợp các hai loại nhằm tăng hiệu quả điều trị, chữa dứt điểm và phòng nguy cơ bệnh tái phát.

Người bệnh nên tìm địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng, để điều trị. Ngoài ra, nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn điều trị, không tự ý ngưng sử dụng hoặc kết hợp các loại thuốc một cách bừa bãi. Bởi các tương tác giữa thuốc không phù hợp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và kết quả điều trị.

Chăm sóc phòng ngừa viêm âm đạo tái phát

Viêm âm đạo có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu người bệnh không điều trị và chăm sóc đúng cách. Khi đó, tình trạng tổn thương, viêm nhiễm có thể chuyển thành mãn tính, khó điều trị và có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng. Vì thế, người bệnh nên lưu ý vấn đề chăm sóc và phòng ngừa như:

Chăm sóc phòng ngừa viêm âm đạo tái phát
Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm tái phát gây hại
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, dùng dung dịch vệ sinh phù hợp, lựa chọn sản phẩm nhẹ dịu, lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên, không dùng loại có hóa chất tẩy rửa mạnh.
  • Vệ sinh bên ngoài “cô bé” không thụt rửa sâu vào bên trong có thể làm tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thay băng vệ sinh và vệ sinh vùng kín vào những ngày hành kinh thường xuyên. Giữ vùng kín được khô thoáng.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, đặc biệt là quần lót nên chọn chất liệu thấm hút tốt, không nên mặc đồ bó sát. Phơi quần lót ở nơi có ánh nắng để diệt khuẩn, sau khoảng 3 – 6 tháng nên thay mới toàn bộ quần lót để tránh vi khuẩn, kí sinh trùng lưu trú làm tái phát bệnh.
  • Uống nhiều nước, ăn rau xanh, trái cây tươi, hạn chế ăn thức ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào. Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên uống nhiều rượu bia, không nên hút thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, áp lực ảnh hưởng đến nội tiết tố, làm bệnh tái phát ảnh hưởng sức khỏe sinh sản.
  • Tập luyện thể dục, duy trì cân nặng cân đối, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Thăm khám định kỳ để sớm phát hiện các bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp giúp kịp thời ngăn chặn các rủi ro không mong muốn.

Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp hiện nay, tuy nhiên phụ nữ không nên chủ quan. Bởi nếu không điều trị hoặc viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe sinh sản, thậm chí có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Mì Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là vấn đề được nhiều người...
9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng

9+ Loại Sữa Dành Cho Người Đau Dạ Dày Được Khuyên Dùng

Một số loại sữa dành cho người đau dạ dày luôn được khuyên dùng nhằm...
Chữa đau dạ dày bằng lá mơ: Bài thuốc hay từ dân gian

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ: Bài Thuốc Hay Từ Dân Gian

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ là một trong những bài thuốc hay có...