Bị Viêm Âm Đạo Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Ảnh Hưởng Thai Nhi?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bị Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng thường gặp, xảy ra bởi nhiều thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi bước vào thai kỳ. Các triệu chứng viêm nhiễm ảnh hưởng sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy, viêm âm đạo giai đoạn tam cá nguyệt đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu do đâu?

Cơ thể phụ nữ khi mang thai có nhiều thay đổi, đặc biệt là hormone sinh dục. Chính vì thế, trong thai kì, phụ nữ rất dễ gặp phải các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa. Viêm âm đạo là hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thai kỳ.

Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu do đâu?
Có nhiều yếu tố khiến phụ nữ bị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu

Theo đó, trường hợp viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Bình thường, giai đoạn phôi thai hình thành bám vào thành tử cung sẽ khiến cho dịch tiết âm đạo chảy ra nhiều. Vì thế vùng kín phụ nữ trong giai đoạn này sẽ thường xuyên âm ướt. Đây là điều kiện thuận lợi để hại khuẩn sinh sôi.

Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác khiến phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Dưới đây là một số yếu tố tác động, dẫn đến bị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu:

  • Sự thay đổi nội tiết: Như đã đề cập, cơ thể phụ nữ khi bước vào thai kỳ sẽ có những thay đổi rõ rệt về nội tiết tố. Chính vì sự thay đổi này khiến cho môi trường âm đạo bị mất cân bằng, dễ bị hại khuẩn tấn công, xâm nhập gây bệnh.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Âm đạo trong giai đoạn đầu mang thai sẽ tiết nhiều khí hư hơn bình thường. Nếu vệ sinh vùng kín hàng ngày không sạch sẽ rất dễ gây viêm nhiễm phụ khoa. Tác nhân gây hại như nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu vào bên trong, gây ra chứng viêm âm đạo.
  • Suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch: Cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai, sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng suy giảm. Chính vì nguyên nhân này khiến cho các tác nhân gây hại có điều kiện tấn công, trong đó điển hình là âm đạo.
  • Yếu tố tâm lý, tinh thần: Nội tiết tố có thể thay đổi theo sự bất ổn tâm sinh lý. Trường hợp thai phụ mệt mỏi, suy nghĩ nhiều khiến cho cơ thể căng thẳng, rối loạn nội tiết tố và dẫn đến các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.
  • Do chế độ ăn uống: Giai đoạn đầu khi mang thai, cơ thể phụ nữ nhạy cảm, đặc biệt còn dễ bị nghén ăn. Trường hợp cơ thể không hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất, khiến sức đề kháng, hệ miễn dịch suy yếu sẽ là nguyên nhân gây bệnh phụ khoa mà không phải ai cũng chú ý đến.

Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu có thể do các nguyên nhân kể trên gây ra. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố tác động khác khiến chị em phụ nữ bị viêm nhiễm “cô bé” trong thai kỳ. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, viêm nhiễm kéo dài có khả năng phát sinh biến chứng nguy hại.

Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu

Cũng giống như tình trạng viêm nhiễm khác, bà bầu có những biểu hiện bất thường ở vùng kín khi bị hại khuẩn tấn công. Tùy dạng bệnh lý mà các triệu chứng sẽ có mức độ tác động khác nhau. Theo đó, một số dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu:

Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu
Vùng kín xuất hiện các dấu hiệu bất thường
  • Ngứa ngáy vùng kín khó chịu, kèm theo khí hư tiết ra nhiều, màu trắng đục.
  • Một số trường hợp khí hư có màu xanh, vàng, kèm theo mùi hôi, đôi khi còn lẫn máu.
  • Đau bụng dưới âm ỉ hay dữ dội, bộ phận sinh dục có biểu hiện sưng đỏ, đau rát khi chạm vào.

Viêm âm đạo gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của thai phụ. Ngoài ra, bệnh còn gây tác động đến tâm lý, khiến thai phụ dễ hoang mang, lo lắng. Nếu không biết cách điều trị, tình trạng viêm nhiễm lan rộng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của thai phụ và cả thai nhi.

Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng thai nhi không?

Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu cần hết sức lưu ý, bởi giai đoạn này là giai đoạn nhạy cảm nhất. Phôi thai mới hình thành và bám vào thành tử cung, nếu gặp viêm nhiễm tấn công sâu có thể ảnh hưởng đến thai nhi, tăng tỷ lệ sảy thai cho thai phụ.

Bên cạnh đó, các triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa khiến cho phụ nữ gặp phải nhiều trở ngại về tâm sinh lý. Cụ thể, tình trạng ngứa ngáy khó chịu, ra khí hư bất thường, mùi hôi vùng kín,… gây lo lắng, căng thẳng. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, em bé dễ bị còi xương, mắc bệnh tâm lý ngay từ trong bụng mẹ.

Trường hợp viêm âm đạo kéo dài, không được điều trị có thể phát sinh nhiều hệ lụy khác, làm lan rộng viêm nhiễm đến các cơ quan lân cận. Mẹ bầu có thể bị nhiễm trùng nước ối, sinh non hay nhiễm nấm sang cho thai nhi,… Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên chủ động thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị sớm.

Nên làm gì khi bị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu?

Với mức độ nguy hại kể trên, thai phụ nên làm gì nếu bị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu? Theo các chuyên gia khuyến cáo, khi nhận thấy biểu hiện bất thường, thai phụ nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Các vấn đề cần làm như sau:

Đến cơ sở y tế thăm khám

Lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín, chất lượng, có bác sĩ giỏi để tiến hành thăm khám phụ khoa khi mang thai. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe, triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Sau đó, các phương pháp chẩn đoán như kiểm tra, xét nghiệm dịch âm đạo,… được tiến hành nhằm xác định chính xác bệnh lý và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Điều trị theo hướng dẫn

Điều trị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Tùy theo bệnh lý của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Đối với phụ nữ mang thai, việc sử dụng thuốc cần thận trọng để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi.

Nên làm gì khi bị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu?
Thăm khám và điều trị viêm âm đạo khi mang thai theo hướng dẫn của bác sĩ

Trong đó, mẹ bầu không được khuyến khích sử dụng thuốc dạng uống bởi có thể gây hại cho gan, thận và sự phát triển của bé. Bác sĩ dựa vào tình trạng viêm nhiễm chỉ định thuốc ở dạng bôi hoặc đặt âm đạo để điều trị tại chỗ, giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Mẹ bầu nên sử dụng thuốc Tây trước khi đi ngủ để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất. Tuân thủ theo chỉ định để sớm đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để tổn thương sớm được cải thiện, phòng ngừa nguy cơ lan rộng.

Biện pháp hỗ trợ điều trị

Ngoài sử dụng thuốc Tây, mẹ bầu bị viêm âm đạo 3 tháng đầu thai kỳ có thể áp dụng mẹo chữa dân gian với thảo dược để giảm triệu chứng. Nguyên liệu sử dụng là các loại cây quen thuộc, có công dụng kháng viêm, chống khuẩn cho âm đạo, hỗ trợ loại bỏ tác nhân gây hại. Tham khảo ngay các mẹo chữa sau đây:

Sử dụng lá húng quế: Loại lá này có tính kháng khuẩn, chống nấm tốt, do đó có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của hại khuẩn, bảo vệ vùng kín được khô thoáng, sạch sẽ. Cách làm như sau:

  • Sử dụng nắm lá húng quế tươi, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất.
  • Sau đó rửa lại với nước sạch,  để ráo nước.
  • Cho lá húng quế vào cối giã nát, rồi đun sôi với lượng nước vừa đủ.
  • Tiếp đến vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng nước cốt lá húng quế thoa lên vùng kín, sau 15 phút rửa lại với nước sạch.

Dùng lá trầu không: Trong lá trầu chứa nhiều hoạt chất giúp kháng nấm, trừ viêm nhiễm, vì thế được dùng hỗ trợ điều trị các bệnh lý phụ khoa. Dùng lá trầu xông hơi vùng kín cho bà bầu chữa viêm âm đạo cũng là cách được nhiều người áp dụng. Tham khảo:

  • Hái một nắm lá trầu không tươi, ngâm rửa với nước muối pha loãng.
  • Sau đó cho lá trầu vào nồi nước nấu trong khoảng vài phút cho tinh dầu tiết ra trong nước.
  • Tiếp đến đổ nước ra chậu xông, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và tiến hành xông hơi.

Chữa viêm bằng lá lốt: Ngoài cách làm trên, bạn có thể tham khảo dùng lá lốt chữa viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu. Các dưỡng chất có trong lá lốt giúp kiểm soát cơn ngứa ngáy khó chịu, ngăn ngừa hại khuẩn phát triển. Tương tự như lá trầu không, bạn hái lá lốt nấu nước xông hơi vùng kín chữa viêm nhiễm phụ khoa.

Phương pháp hỗ trợ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu, thực tế sẽ không hoàn toàn loại bỏ được tác nhân gây bệnh. Do đó mẹ bầu nên kết hợp thăm khám, kiểm tra định kỳ. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn giải pháp phù hợp với tình trạng viêm nhiễm đang mắc phải.

Biện pháp chăm sóc phòng ngừa

Bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh nên lưu ý đến các yếu tố chăm sóc sức khỏe hàng ngày để sớm kiểm soát tình trạng viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu. Chăm sóc tốt giúp người bệnh phòng tránh được nguy cơ tái phát, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Cụ thể:

Nên làm gì khi bị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu?
Chăm sóc phòng ngừa viêm âm đạo tái phát khi mang thai
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu vào bên trong. Dùng dung dịch vệ sinh cho bà bầu có thành phần lành tính, nhẹ dịu không gây kích ứng.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, không nên mặc quần lót quá chật, nên chọn loại có chất liệu thấm hút, mềm mại, vừa với kích cỡ cơ thể.
  • Trong quá trình chữa viêm âm đạo, người bệnh không nên quan hệ tình dục để phòng tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bổ sung cho cơ thể thực phẩm đầy đủ dưỡng chất, tránh ăn những món nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán,… Khi mang thai không nên uống rượu bia, dùng chất kích thích, tránh xa khói thuốc lá.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Vận động cơ thể nhẹ nhàng, phù hợp giúp tăng cường lưu thông máu, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu gặp phải bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị sớm, phòng ngừa rủi ro cho hai mẹ con.

Trên đây là những thông tin về tình trạng bị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu, bạn đọc có thể tham khảo. Viêm nhiễm xảy ra trong thai kỳ nên thăm khám và sớm điều trị để tránh biến chứng làm ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên thông báo để được bác sĩ hướng dẫn cách khắc phụ phù hợp.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...