Vảy Nến Thể Giọt: Biểu Hiện Và Phương Pháp Điều Trị

Vảy nến thể giọt là một trong những thể thường gặp của bệnh vảy nến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên theo thống kê, thể vảy nến này phổ biến ở người trong độ tuổi từ 15-35. Trên da lúc này xuất hiện nhiều mảng đỏ, dày cộm với đủ kích thước. Vùng da chịu ảnh hưởng rộng, nếu không điều trị có khả năng phát sinh biến chứng.

Vảy nến thể giọt là gì? Các giai đoạn tiến triển

Vảy nến thể giọt là một trong những thể bệnh vảy nến thường gặp, có tên tiếng anh là Guttate. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 1/3 dân số mắc phải chứng bệnh này trong đời. Đối tượng có thể là nam hay nữ và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trong đó, nhóm người từ 15-35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.

Vảy nến thể giọt là gì? Các giai đoạn tiến triển
Vảy nến thể giọt là gì?

Tương tự như vảy nến thông thường, vảy nến thể giọt gây ra tổn thương da. Tuy nhiên chúng khu trú trên nhiều vùng với những mảng vảy nến nhỏ, từng giọt. Bề mặt da sần sùi, có mảng trắng khi tác động vào bị bong tróc. Mặc dù vậy các nốt vảy nến thể giọt có khả năng tự khỏi và không gây sẹo.

Thế nhưng một số trường hợp nặng, người bệnh phải can thiệp y tế để kiểm soát lây lan. Tùy vào mức độ ảnh hưởng, các chuyên gia sẽ hướng dẫn người bệnh phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bệnh cũng có các giai đoạn tiến triển từ đơn giản đến phức tạp. Người ta chia chúng thành 3 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 1: Vảy nến thể giọt hình thành một vài đốm nhỏ trên da, tổn thương không nghiêm trọng, chỉ ảnh hưởng khoảng 3% diện tích da cơ thể.
  • Giai đoạn 2: Xuất hiện nhiều đốm nhỏ hơn, chúng bao phủ từ 3%-10% diện tích da. Triệu chứng do bệnh gây ra bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh.
  • Giai đoạn 3: Mức độ ảnh hưởng trên 10% diện tích da trên cơ thể.

Độ bao phủ càng rộng thì người bệnh càng gặp nhiều ảnh hưởng. Do đó, ngay khi phát hiện những đốm vảy nến thể giọt xuất hiện, bạn nên chủ động điều trị phòng tránh lan rộng.

Nguyên nhân và biểu hiện vảy nến thể giọt

Cũng giống nguyên nhân gây vảy nến nói chung, vảy nến thể giọt hình thành có liên quan đến các yếu tố di truyền, suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm khuẩn, căng thẳng thần kinh hoặc tác động của các thương tổn cơ học,…Tuy nhiên cho đến hiện nay nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được giải đáp cụ thể.

Nguyên nhân và biểu hiện vảy nến thể giọt
Yếu tố di truyền, hệ miễn dịch, tổn thương cơ học,…có thể là nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể giọt

Bạn có thể nhận biết chứng bệnh này thông qua tình trạng xuất hiện các đốm đỏ, có vảy trắng trên da, hình dạng tương tự như giọt nước. Cụ thể các biểu hiện nhận dạng thể vảy nến này như sau:

  • Da bắt đầu xuất hiện các mảng đỏ với nhiều kích thước khác nhau từ vài mm đến 1cm. Trường hợp nặng vị trí tổn thương có diện tích lớn hơn.
  • Tại khu vực bị đỏ, da trở nên cộm cứng, gồ cao. Chúng giới hạn rõ ràng với những vùng da bình thường xung quanh.
  • Số lượng các mảng đỏ từ vài đốm cho đến hàng chục đốm hoặc nhiều hơn nếu tình trạng ngày càng nghiêm trọng.
  • Ngoài ra, trên các đốm đỏ còn có lớp vảy trắng bao phủ bề mặt. Chúng sẽ dần bong tróc khi bị cọ xát quần áo hoặc gặp phải một tác động cơ học nào đó. Khi bong ra chúng thường vảy vụn như phấn hoặc bột trắng.
  • Các đốm vảy nến phát triển khá nhanh, khi đốm này bong tróc sẽ có đốm khác nổi lên với số lượng nhiều.

Khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện nêu trên, có thể bạn đang mắc phải chứng vảy nến thể giọt. Để phòng tránh nguy cơ lan rộng gây tổn thương da nghiêm trọng hơn, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm.

Vảy nến thể giọt nguy hiểm như thế nào? Có lây không?

Nhìn chung, bệnh vảy nến thuộc dạng bệnh da liễu mãn tính, có khả năng tái phát cao, trong đó có vảy nến thể giọt. Tuy vậy chứng bệnh này không đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh. Chỉ có các trường hợp điều trị không đúng hướng có thể gây ra ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Cụ thể, các biến chứng thường là:

Vảy nến thể giọt nguy hiểm như thế nào? Có lây không?
Nếu không điều trị vảy nến thể giọt có thể lan rộng và biến chứng nặng nề
  • Biến chứng lên thận: Vảy nến thể giọt nếu không được kiểm soát, các triệu chứng trở nên nặng nề có thể gây ảnh hưởng đến thận. Đặc biệt nguy cơ sử dụng thuốc chữa vảy nến bừa bãi, lạm dụng hoặc dùng sai thuốc khiến cơ quan bài tiết gặp vấn đề. Trường hợp nghiêm trọng thận có thể bị hư và suy giảm chức năng nặng nề.
  • Gây rối loạn chuyển hóa: Qua một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh vảy nến có liên quan đến các vấn đề rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, nếu không sớm kiểm soát bệnh, vảy nến tái đi tái lại nhiều lần có thể làm tình trạng rối loạn nghiêm trọng hơn, dẫn đến việc tăng hoặc tụt huyết áp bất thường, rối loạn chuyển hóa lipid,…
  • Ảnh hưởng hệ tim mạch: Không kiểm soát bệnh vảy nến đúng phương pháp là yếu tố làm gia tăng nguy cơ suy giảm hoạt động hệ tim mạch. Bởi việc sử dụng thuốc tân dược điều trị sai cách có thể khiến cholesterol trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, đột quỵ, suy tim,…
  • Gây bệnh tiểu đường: Nếu vảy nến thể giọt tiến triển nặng, người bệnh có nguy cơ gặp phải biến chứng tiểu đường tuyp 2. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, thậm chí đe dọa cả tính mạng người bệnh.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Ngoài những ảnh hưởng đối với sức khỏe kể trên, bệnh vảy nến thể giọt trường hợp nặng sẽ khiến làn da tổn thương nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người bệnh, dễ làm phát sinh cảm giác tự ti, mặc cảm, khiến việc giao tiếp với mọi người xung quanh trở nên dè dặt. Một số trường hợp xấu có thể hình thành triệu chứng trầm cảm vô cùng nguy hại.

Mặc dù có thể gây ra biến chứng nếu không điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên căn bệnh này không phải là bệnh da liễu có khả năng truyền nhiễm sang người xung quanh. Kể cả khi bạn tiếp xúc gần, sờ vào khu vực da có vảy nến thể giọt. Thế nhưng do có liên quan đến yếu tố về gen, hệ miễn dịch nên bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh nếu bố hoặc mẹ mắc phải căn bệnh này.

Chẩn đoán và điều trị vảy nến thể giọt

Khi đến thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng tổn thương bề mặt da để đưa ra hướng chẩn đoán cụ thể nhất. Người bệnh nên thông báo những triệu chứng bất thường đang gặp phải, tiểu sử bệnh lý hoặc các vấn đề liên quan khác như thuốc đang dùng, thói quen ăn uống,…Ngoài ra, một vài xét nghiệm chuyên sâu cũng sẽ được tiến hành để củng cố kết quả chấn đoán.

Chẩn đoán và điều trị vảy nến thể giọt
Bác sĩ thăm khám chẩn đoán và tư vấn điều trị cho bệnh nhân mắc vảy nến

Người bệnh có thể được yêu cầu tham gia xét nghiệm máu nhằm mục đích kiểm tra có sự tồn tại của vi khuẩn strep trong cơ thể hay không. Bên cạnh đó, nếu cần thiết bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết da và áp dụng phương pháp chẩn đoán khác đối với trường hợp vảy nến thể giọt nặng. Sau khi đưa ra kết luận cuối cùng, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp cho từng người bệnh.

Hiện nay, để kiểm soát bệnh vảy nến nói chung có rất nhiều phương pháp. Người bệnh có thể dùng thuốc dân gian với các loại thảo dược để điều trị triệu chứng nhẹ ngay tại nhà mà không cần dùng thuốc tân dược. Một số người đến thăm khám và điều trị bằng thuốc Đông y. Trường hợp phức tạp hơn sẽ can thiệp Tây y điều trị. Cụ thể như sau:

Điều trị bằng thảo dược dân gian

Với trường hợp vảy nến mới bùng phát, mảng đỏ xuất hiện ít không bao phủ nhiều vùng da trên cơ thể có thể áp dụng điều trị bằng biện pháp dân gian với các loại thảo dược dễ tìm. Phương án này vừa giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị vừa lành tính ít gây tác dụng phụ. Bạn có thể tham khảo các mẹo chữa đơn giản sau:

Dùng nha đam: Nha đam có tính mát, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhiều nước hỗ trợ cấp ẩm và tạo độ đàn hồi cho làn da. Vì mang lại nhiều giá trị nên nguyên liệu này được dùng trong lĩnh vực làm đẹp, là thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm dưỡng da. Với trường hợp vảy nến thể giọt, bạn có thể tận dụng nguyên liệu tự nhiên này để làm mềm da, tẩy tế bào chết giúp da giảm khô và bong tróc khó chịu. Cách làm như sau:

  • Sử dụng một bẹ nha đam tươi, rửa sạch, gọt bỏ vỏ xanh.
  • Lưu ý không nên để phần nhựa vàng từ nha đam tiết ra dính vào da có thể gây kích ứng cho khu vực da đang tổn thương.
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị, lấy gel nha đam tươi thoa lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Để nha đam lưu lại trên da thêm 15 phút rồi rửa lại với nước mát, thấm khô bằng khăn bông mềm.
  • Áp dụng cách làm này mỗi ngày 1 lần để đẩy lùi chứng vảy nến cứng đầu.

Dùng cây lược vàng: Cây lược vàng là một trong số vị thảo dược thiên nhiên được tận dụng điều trị bệnh vảy nến hiện nay. Bởi, trong loại cây này chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm cho da, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, trong cây lược vàng cũng chứa hàm lượng nước lớn, bổ sung cho da, cấp ẩm và tái tạo làn da vảy nến sớm hồi phục. Cách sử dụng đơn giản như sau:

Chẩn đoán và điều trị vảy nến thể giọt
Chữa vảy nến thể giọt với thảo dược thiên nhiên trường hợp bệnh nhẹ
  • Sử dụng khoảng 5 lá lược vàng tươi, rửa sạch.
  • Sau đó cho lá lược vàng vào cối giã nhuyễn hoặc xay với một ít nước lọc.
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị, tiếp đến đắp lược vàng cả nước cốt và bã lên da.
  • Sau 10 phút rửa lại với nước mát, thấm khô da với khăn bông mềm.
  • Áp dụng cách làm này mỗi tuần 2-3 lần.

Ngoài hai cách làm quen thuộc này, bạn cũng có thể sử dụng thay thế các nguyên liệu khác như lá lốt, lá trầu không, lá trà xanh,…đẩy lùi vảy nến thể giọt tại nhà.

Tuy nhiên, do là thảo dược thiên nhiên nên tác dụng sẽ không nhanh chóng như khi dùng thuốc tân dược. Vì thế đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng, mặc dù vậy không nên lạm dụng. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi áp dụng bất kỳ mẹo chữa nào.

Sử dụng thuốc Đông y trị vảy nến

Ngoài sử dụng thảo dược thiên nhiên, nhiều người đã tìm đến các bài thuốc Đông y để điều trị vảy nến. Người bệnh có thể sử dụng thuốc trong thời gian dài, ít gặp tác dụng phụ do thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm hiểu địa chỉ thăm khám Đông y trước khi đến thăm khám và điều trị. Chỉ đến nơi đáng tin cậy, có thầy thuốc giỏi, uy tín, chất lượng.

Trong quá trình điều trị theo Đông y chứng vảy nến thể giọt, bạn nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của thầy thuốc. Tuyệt đối không tự ý kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau, hoặc kết hợp Đông y với Tây y hay thuốc Nam khi chưa được chỉ định. Một số thuốc có thể tương tác với nhau gây hại cho sức khỏe, bạn đọc không nên chủ quan.

Bên cạnh đó, để điều trị đạt hiệu quả như mong đợi, ngoài dùng thuốc người bệnh được khuyến cáo điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm phù hợp giúp cải thiện sức đề kháng, góp phần ổn định hoạt động của hệ thống miễn dịch, sớm đẩy lùi chứng bệnh này.

Dùng thuốc Tây trị vảy nến thể giọt

Sử dụng thuốc Tây cho trường hợp vảy nến thể giọt từ vừa đến phức tạp. Ngoài ra, những trường hợp mới phát bệnh có mong muốn điều trị nhanh chóng triệu chứng vảy nến cũng có thể tìm đến thuốc tân dược nếu không muốn sử dụng thuốc dân gian hay Đông y. Tuy nhiên phải thận trọng trước khi dùng bởi thuốc Tây thường có dược tính mạnh, khả năng gây tác dụng phụ cao.

Chẩn đoán và điều trị vảy nến thể giọt
Thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định cho từng trường hợp cụ thể

Các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh da liễu mà bạn đang gặp phải. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được dùng để kiểm soát tình trạng vảy nến thể giọt, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Thuốc chứa corticosteroid: Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh da liễu. Tác dụng chính giúp kháng viêm, giảm ngứa, chống dị ứng, tăng sinh tế bào mới. Thuốc phát huy tác dụng tốt trong kiểm soát tình trạng vảy nến. Để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kết hợp dùng thuốc chứa corticosteroid với một vài loại thuốc khác. Nên thận trọng trong quá trình sử dụng, vì thuốc chứa corticosteroid có thể gây tác dụng phụ như loãng xương, teo da, suy thận,…nếu dùng quá liều, sai cách.
  • Thuốc kháng sinh dạng bôi: Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bám trên da.
  • Thuốc chứa vitamin D3: Các loại thuốc chứa dẫn chất vitamin D3 như calcitriol hay calcipotriol,…được sử dụng phổ biến cho tình trạng vảy nến mảng và vảy nến thể giọt. Tuy nhiên thuốc có dược tính mạnh, khả năng gây kích ứng da nhạy cảm. Do đó người bệnh chỉ nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và không dùng thuốc cho khu vực da mặt.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng điều trị vảy nến phát triển nặng, khu vực vảy nến lan rộng. Bác sĩ chỉ định liều dùng theo mức độ ảnh hưởng của bệnh lên cơ thể.

Ngoài các thuốc kể trên, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chứa acid salicylic, methoxsalen, polytar,…điều trị bệnh vảy nến thể giọt. Để giảm thiểu tối đa các rủi ro không đáng có, trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều dùng, kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị và sức khỏe.

Chăm sóc phòng bệnh vảy nến thể giọt tái phát

Bệnh vảy nến nói chung và vảy nến thể giọt nói riêng có thể kiểm soát triệu chứng dễ dàng, tuy nhiên hiện nay chưa có giải pháp điều trị dứt điểm chứng bệnh da liễu này. Do đó, sau điều trị khả năng bệnh tái phát cao nếu gặp phải điều kiện thuận lợi. Vì thế, bên cạnh áp dụng các phương pháp kể trên, người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau đây để phòng nguy cơ bùng phát đợt vảy nến tiếp theo:

Chăm sóc phòng bệnh vảy nến thể giọt tái phát
Chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, chú ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phòng vảy nến tái phát
  • Giữ vệ sinh da, tránh để da tiếp xúc với nắng mặt trời gay gắt, khói bụi hay hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm,…
  • Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, lau dọn bề mặt đồ vật thường xuyên tiếp xúc.
  • Bảo vệ cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ mùa hè sang mùa đông có thể khiến da trở nên khô hơn, dễ tái phát vảy nến.
  • Uống đủ nước, tránh rượu bia, thuốc lá. Có thể bổ sung xen kẽ thêm nước ép hoa quả tươi, không nên dùng loại đóng chai sẵn, hạn chế dùng nước ngọt có ga.
  • Ăn uống đủ chất, tránh ăn thực phẩm quá ngọt, nhiều dầu mỡ, cay nóng. Bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng như rau củ quả, trái cây tươi, thịt trắng. Đồng thời bạn nên kiểm soát và tránh các loại có khả năng gây dị ứng cho cơ thể có thể làm khởi phát vảy nến thể giọt như hải sản, đậu phộng, thịt bò,…
  • Giữ tâm trạng thoải mái, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, giảm stress và áp lực ảnh hưởng đến tâm lý. Bởi, tâm lý không ổn định cũng là yếu tố tác động khiến vảy nến bùng phát lần nữa.
  • Tập thể dục, vận động cơ thể giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, thanh lọc độc tố năng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. Nhờ đó bạn sẽ phòng tránh tác nhân gây hại xâm nhập ảnh hưởng đến bệnh vảy nến.

Vảy nến thể giọt có tỷ lệ người mắc phải khá cao, đây là một thể phổ biến của bệnh vảy nến. Tuy nhiên không quá khó để bạn nhận diện và điều trị chúng. Ngay khi nhận thấy làn da xuất hiện các đốm đỏ bất thường, khô cứng và có lớp vảy trắng, bạn nên thăm khám và điều trị sớm. Đồng thời, kết hợp chăm sóc da, bảo vệ cơ thể khỏi các đợt tái phát phiền toái kế tiếp.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Quy trình thực hiện nội soi đại tràng

Nội Soi Đại Tràng: Quy Trình, Các Phương Pháp, Chi Phí Thực Hiện

Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán bệnh được áp dụng phổ biến...

Cơ chế điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Sau nhiều năm nghiên cứu và hoàn thiện, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang...

Trung tâm Thuốc dân tộc – Địa chỉ điều trị bệnh xương khớp uy tín bằng y học cổ truyền

Có rất nhiều các đơn vị điều trị bệnh xương khớp bằng y học cổ...