
Vật Lý Trị Liệu Tràn Dịch Khớp Gối – Những thông tin cần biết
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối được thực hiện nhằm duy trì vận động khớp gối, hỗ trợ phục hồi chức năng sau điều trị. Người bệnh có thể tham gia trị liệu bằng nhiệt, điện hoặc tập luyện kết hợp để giúp khớp gối linh hoạt hơn, tránh tình trạng cứng khớp, hạn chế vận động.
Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối là gì?
Vật lý trị liệu là một trong 3 bộ phận của y học hiện đại. Đây là phương pháp điều trị, phục hồi chức năng khu vực tổn thương cho bệnh nhân bằng cách sử dụng nhiệt, điện, ánh sáng, bài tập,… tác động, thúc đẩy phục hồi thương tổn.

Vật lý trị liệu không sử dụng thuốc, mục đích của phương pháp này là giúp người bệnh phục hồi, khắc phục các khiến khuyết mà thuốc tân dược không thể can thiệp. Theo đó, phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các đối tượng đang gặp các vấn đề về xương khớp, trong đó có tràn dịch khớp gối.
Cụ thể, tình trạng tràn dịch khớp gối xảy ra khi dịch tiết lượng lớn, ứ đọng bên trong khớp gối khiến khu vực này bị phù nề, sưng đau và viêm nhiễm. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến yếu tố tuổi tác, do chấn thương, béo phì, làm việc nặng nhọc hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý khác,…
Người bệnh trải qua các cơn đau nhức khớp gối khó chịu, làm hạn chế vận động, đi lại khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống và sức khỏe. Nếu không điều trị, tình trạng tràn dịch khớp gối có thể biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu nhằm phục hồi và duy trì chức năng khớp gối. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia để lựa chọn phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối phù hợp, hiệu quả nhất.
Các phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối
Hiện nay có nhiều phương pháp vật lý trị liều tràn dịch khớp gối được thực hiện. Trong đó có thể kể đến như sử dụng nhiệt trị liệu, điện trị liệu và áp dụng các bài tập trị liệu tại nhà. Tham khảo ngay các phương pháp phổ biến dưới đây:
Nhiệt trị liệu tràn dịch khớp gối
Nhiệt trị liệu tràn dịch khớp gối là phương pháp sử dụng nhiệt tác động vào vùng khớp bị sưng đau, mục đích giúp giảm đau, tăng cường lưu thông máu, tăng hoạt động chuyển hóa các chất trong cơ thể xuống khớp gối.
Hiện nay có nhiều phương pháp dùng nhiệt trị liệu. Trong đó có thể kể đến các biện pháp như dùng tia hồng ngoại, sử dụng túi chườm, ngâm bùn nóng, đắp paraphin,… Người bệnh thực hiện trị liệu theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Sau thời gian áp dụng kết hợp điều trị, tình trạng sưng khớp, tổn thương phục hồi nhanh chóng hơn.

Điện trị liệu tràn dịch khớp gối
Điện trị liệu cũng là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân trong điều trị bệnh tràn dịch khớp gối. Theo đó, người thực hiện sẽ sử dụng sóng ngắn hoặc xung điện,… tác động vào khớp gối, giúp sửa chữa, phục hồi tổn thương và duy trì chức năng cho khớp gối. Cụ thể:
- Phương pháp dùng sóng ngắn: Sóng ngắn có tác dụng tác động vào khớp đang bị tổn thương, giúp tăng cường chuyển hóa dưỡng chất đến khu vực này. Người bệnh nhận thấy tình trạng đau mỏi thuyên giảm, đồng thời biểu hiện phù nề, sưng viêm cũng được cải thiện đáng kể.
- Phương pháp dùng xung điện: Tác động lên khớp cơ bị đau mỏi, cải thiện triệu chứng, tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng khớp gối.
- Phương pháp laser: Sử dụng tia laser chiếu vào khớp gối đang bị tổn thương, tia laser giúp làm mền cơ, tránh viêm nhiễm lan rộng, giúp giảm đau cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp sụn khớp được tái tạo nhanh chóng, hiệu quả hơn.
- Phương pháp trị liệu bằng siêu âm: Hình thức vật lý trị liệu này giúp phục hồi các xơ sẹo tại khớp gối, giúp giảm đau, chống viêm. Ngoài ra, siêu âm còn giúp ổn định chuyển hóa trong cơ thể, tái tạo tổ chức sụn khớp.
Tùy tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điện trị liệu phù hợp, giúp bệnh nhân phục hồi chức năng của khớp, giảm các rủi ro ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể sau điều trị.
Bài tập trị liệu tràn dịch khớp gối
Kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ cùng với tham gia các bài tập luyện vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Tập luyện phù hợp, đúng cách giúp duy trì chức năng khớp gối, tránh tình trạng viêm nhiễm, tổn thương ảnh hưởng đến khả năng vận động sau quá trình điều trị.

Dưới đây là các bài tập giúp người bệnh duy trì hoạt động khớp gối, tránh cứng cơ do tràn dịch khớp gối gây ra:
Bài tập tư thế đứng: Tác dụng giúp kéo giãn các sợi gân ở đùi, bắp chân, giúp khớp gối cử động trơn tru hơn, giảm cơn đau nhức khó chịu do cơ bị cứng. Thực hiện bài tập với sự hỗ trợ của một chiếc ghế có lưng tựa. Cách tập đơn giản như sau:
- Người bệnh đứng thẳng người sau ghế tựa, bước chân trái ra phía sau, đặt thẳng hàng với bàn chân phải.
- Sau đó, khụy gối chân phải xuống sao cho gốc giữa đùi với cẳng chân tạo thành gốc 130 độ.
- Giữ nguyên tư thế, dùng tay bám vào thành ghế làm điểm tựa, người hơi cúi xuống, hướng về phía trước.
- Duy trì tư thế trong khoảng 15 – 20 giây rồi trở về tư thế cũ, thực hiện đổi chân bên kia.
- Mỗi bên chân lặp lại 3 – 4 lần, kết hợp các bài tập khác để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bài tập tư thế ngồi: Bài tập giúp khớp gối hoạt động dẻo dai, giúp người bệnh co gập gối dễ dàng. Người bệnh chuẩn bị một chiếc ghế, hoặc cũng có thể thực hiện trên giường với độ cao phù hợp, chân có thể thòng vận động tự do xuống đất, không chạm mặt đất. Thực hiện:
- Đá hai chân lên xuống, luân phiên theo nhịp liên tục khoảng 1 phút rồi nghỉ.
- Lặp lại động tác trên.
Bài tập tư thế nằm: Nằm ngửa trên giường hoặc thảm tập, duỗi thẳng hai chân và xuôi hai tay tự nhiên theo thân người. Thực hiện:
- Người bệnh chống khuỷu tay xuống nền, ngẩn đau lên, từ từ gập gối phải lại.
- Chân trái lúc này sẽ đưa thẳng lên cao, cách mặt sàn khoảng 50cm, mũi chân hướng lên trên.
- Tư thế duy trì trong khoảng 5 giây, đổi chân thực hiện tương tự.
- Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một mảnh vải trợ lực, kéo chân và có thể giữ trong khoảng 20 giây rồi hạ xuống.
- Thực hiện mỗi bên chân 5 lần, kiên trì để tăng lực cho khớp gối.
Các bài tập trị liệu được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Trước khi luyện tập, người bệnh nên thăm khám, kiểm tra sức khỏe để có hướng luyện tập phù hợp. Không nên tập quá sức, bạn nên kiên trì và duy trì thói quen tập luyện hàng ngày để sớm cải thiện khớp gối.
Lưu ý khi thực hiện vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối
Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối là một trong những phương pháp hỗ trợ duy trì chức năng và đẩy nhanh tiến độ phục hồi khớp gối. Tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ hướng dẫn và tư vấn cho người bệnh phương pháp phù hợp. Một vài lưu ý cho bạn đọc như sau:

- Thăm khám sức khỏe trước khi tham gia các phương pháp vật lý trị liệu, đặc biệt là luyện tập vận động trị liệu. Bởi, bạn cần xác định mức độ tổn thương và lượng dịch tích tụ ở khớp gối, dựa vào đó mới lựa chọn bài tập hay phương pháp phù hợp, giảm tổn thương, giúp khắc phục và sửa chữa khiếm khuyết cho người bệnh.
- Người đang bị tràn dịch khớp gối gặp phải các cơn đau nhức khó chịu, lúc này việc vận động gặp nhiều khó khăn. Do đó, bệnh nhân được khuyến khích nên tập luyện vừa phải, tránh tập luyện quá sức có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
- Mỗi bệnh nhân sẽ có mức độ tập, chế độ riêng, người bệnh không nên so sánh với các trường hợp khác để tránh tập cố sức khiến kết quả trái ngược so với mong đợi.
- Người bệnh nên duy trì thân hình cân đối, tránh tăng cân, béo phì quá mức làm ảnh hưởng đến xương khớp, tạo thêm áp lực lên khớp gối.
- Trường hợp thực hiện vật lý trị liệu gây đau, người bệnh nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ.
- Kết hợp điều trị theo hướng dẫn, tránh việc dùng thuốc bừa bãi có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Ăn uống đủ chất, nạp cho cơ thể thực phẩm lành mạnh. Ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, hạn chế ăn đồ quá ngọt, quá mặn, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,…
- Kiêng rượu bia, không nên hút thuốc lá, không nên sử dụng các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe.
- Tinh thần thoải mái, không nên quá áp lực, lo âu, nên sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức.
- Tái khám theo lịch hẹn để theo dõi tình trạng khớp gối, kiểm tra hiệu quả của các phương pháp điều trị. Nếu có vấn đề, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp can thiệp khác phù hợp hơn.
Phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối có tác dụng hỗ trợ người bệnh duy trì và phục hồi chức năng khớp gối. Người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp vật lý trị liệu phù hợp, hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!