U Xơ Tử Cung Có Sinh Thường Được không? [Bác sĩ chia sẻ]
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
U xơ tử cung có sinh thường được không? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh lý thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai và trong độ tuổi sinh sản. Theo các chuyên gia, u xơ tử cung có sinh thường được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Ảnh hưởng của u xơ tử cung đến quá trình mang thai
U xơ tử cung là tình trạng cơ trơn tử cung xuất hiện khối u lành tính. Bệnh lý thường ảnh hưởng đến đối tượng nữ giới trong độ tuổi sinh sản từ 25 – 50 tuổi. U xơ tử cung hiếm có khả năng chuyển biến thành khối u ác tính cũng như không làm tăng nguy cơ ung thư tử cung.
Tuy nhiên, sự xuất hiện khối u có thể gây biến dạng lòng tử cung, làm giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ sảy thai và gây ra một số vấn đề như sinh non, thai chậm tăng trưởng, nhau bong non,…
Theo đó, với những trường hợp phụ nữ chưa mang thai bị u xơ tử cung thường có tỷ lệ mang thai thấp do khối u khiến nội mạc tử cung thay đổi nhiều, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai tự nhiên, u xơ tiến triển nặng có thể gây ra các biến chứng nặng nề như:
- Sảy thai: Do nội mạc tử cung không thể đảm bảo khả năng bám trụ của phôi thai, tử cung bị chèn ép quá mức bởi khối u và không thể giãn ra khiến nguy cơ sảy thai là rất hơn. Hơn nữa, việc mẹ bầu bị u xơ tử cung sảy thai còn đi kèm với biểu hiện xuất huyết nhiều vì tử cung có khả năng đàn hồi kém, dễ bị sót rau.
- Ngôi thai lệch: Sự bất thường của tử cung được xem là nguyên nhân khiến phôi thai bị lệch.
- Nhau bong non: Khối u lành tính có thể chặn, chèn ép khiến nhau thai bị vỡ ra khỏi thành tử cung, tình trạng này làm tăng nguy cơ giảm oxy hoá và dinh dưỡng cho thai nhi.
- Nguy cơ sinh non: Cơn đau vùng bụng dưới do u xơ tử cung gây ra có thể khiến tử cung co bóp liên tục và dẫn đến tình trạng sinh non.
- Thai nhi kém phát triển: Kích thước của khối u tăng lên sẽ chiếm diện tích của bào thai, khiến thai nhi không đủ không gian phát triển, tăng trưởng.
- Khó sinh: Quá trình chuyển dạ sẽ khó khăn hơn khi cơn co thắt bị ảnh hưởng bởi u xơ, đa nhân xơ tử cung cũng gây ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của thai nhi, thai nhi gặp khó khăn khi xoay đầu xuống khi đến tuần thứ 30 nên nguy cơ sinh mổ là rất cao.
- Băng huyết sau sinh: Sau khi chuyển dạ, sản phụ cần được theo dõi sát sao vì nguy cơ băng huyết sau sinh khá cao.
U xơ tử cung có sinh thường được không?
Nhiều trường hợp bị u xơ tử cung khi mang thai được nhận định là lành tính, khối u ít ảnh hưởng đến quá trình sinh nở, sản phụ có thể được theo dõi trong suốt quá trình mang thai và tiến hành sinh nở như bình thường.
Tuy nhiên, cũng không thể loại bỏ khả năng khối u phát triển, tăng kích thước khiến tử cung giảm khả năng co thắt, thai nhi không thể bình chỉnh, thậm chí ngăn chặn đường di chuyển của thai nhi. Những trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Do đó, việc theo dõi tình trạng sức khoẻ trong suốt thai kỳ là điều vô cùng cần thiết ở người bị u xơ tử cung. Việc theo dõi này giúp bác sĩ thừa theo dõi được tình trạng khối u, sự phát triển của thai nhi cũng như những biểu hiện bất thường phát sinh.
Các biện pháp xử lý u xơ tử cung khi mang thai
Bị u xơ tử cung khi mang thai được xếp vào đối tượng đặc biệt nên các phương án điều trị đều được bác sĩ cân nhắc, phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ hiện tại của mẹ bầu.
Giai đoạn mang thai:
Bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát khối u để xác định khối u lành tính hoặc ác tính, khả năng phát sinh biến chứng, có đang đe dọa đến sự phát triển của thai nhi hay không.
Trong trường hợp có thể kiểm soát, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc và kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học. Thường khi bị u xơ tử cung trong thai kỳ sẽ không được chỉ định phẫu thuật bóc tách.
Những trường hợp u xơ hoại tử, nhiễm trùng hoặc xuất hiện tại vị trí đặc thù gây nguy hiểm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật u xơ khi mang thai hoặc chuyển dạ. Nếu không may bị sảy thai, bệnh nhân cần khám tử cung thật kỹ để phòng ngừa trường hợp sót nhau, sót thai rất nguy hiểm.
Ở giai đoạn chuyển dạ:
Đối với những trường hợp bị u xơ tử cung trong giai đoạn mang thai, quá trình sinh nở được bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo khối u được kiểm soát, đồng thời giúp bé được sinh ra an toàn cũng như đảm bảo sức khoẻ của sản phụ.
Nếu khối u xuất hiện ở vị trí ngay đường rạch cơ tử cung, nằm dưới niêm mạc hoặc khối u lành tính gây bít đường thoái sản dịch. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc bóc tách ngay sau khi sinh.
Giai đoạn sau sinh:
Thông thường, các khối u sẽ teo nhỏ sau khi sinh, tuy nhiên các biến chứng do bệnh lý gây ra vẫn có thể xuất hiện. Hơn nữa, khối u cũng có thể tái phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bạn cần thăm khám thường xuyên và lắng nghe hướng dẫn điều trị trực tiếp.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc ” U xơ tử cung có sinh thường được không?” và một số vấn đề liên quan. Thực tế nhận thấy, u xơ tử cung có thể sinh thường được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, cần chủ động thăm khám và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!