Cách Trị Tổ Đỉa Bằng Muối Giúp Hết Ngứa, Giảm Bệnh Nhanh Chóng

Trị tổ đỉa bằng muối là mẹo chữa bệnh do dân gian truyền lại. Mẹo này được đánh giá cao về hiệu quả, dễ thực hiện và có độ an toàn cao, không gây ra tác dụng phụ cho làn da. Nếu chưa biết sử dụng muối như thế nào đúng cách, hãy thử tham khảo vài cách được tổng hợp trong bài viết dưới đây. 

Trị tổ đỉa bằng muối
Tổ đỉa là bệnh lý da liễu đặc trưng triệu chứng nổi các đốm mụn nước sâu ở tay, chân

Công dụng của muối trong chữa trị bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là căn bệnh da liễu phổ biến, là thuật ngữ khoa học dùng để chỉ tình trạng xuất hiện một vài hoặc chi chít các đốm mụn nước tại lòng bàn tay, bàn chân hoặc các kẽ rìa ngón. Các đốm mụn nước mọc san sát nhau, nổi cộm trên bề mặt da không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, phiền phức trong sinh hoạt hằng ngày mà còn làm bạn trở nên tự ti, e ngại khi giao tiếp với những người xung quanh.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa cho đến nay vẫn chưa được xác định chắc chắn. Tuy nhiên, bệnh được đánh giá có liên quan mật thiết đến yếu tố cơ địa kết hợp với các tác nhân dị ứng. Chính điều này khiến cho bệnh dễ chuyển sang mạn tính, dai dẳng, kéo dài và gần như không thể điều trị dứt điểm.

Vì vậy, bên cạnh can thiệp điều trị bằng các biện pháp y tế thì chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh áp dụng một số mẹo hỗ trợ điều trị triệu chứng tại nhà để tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian sử dụng thuốc trị tổ đỉa, hạn chế tác dụng phụ. Hầu hết các mẹo trị tổ đỉa tại nhà đều tận dụng các loại nguyên liệu có sẵn trong nhà và trong đó có một nguyên liệu cực kỳ dễ tìm đó chính là muối.

Dùng muối chữa bệnh tổ đỉa không chỉ là mẹo dân gian mà nó còn được chính các bác sĩ da liễu khuyên dùng vì hiệu quả cao, nhanh chóng, an toàn và tiện lợi. Bởi muối có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, sát trùng nhanh, loại bỏ các ổ khuẩn, nấm đang tồn tại trên bề mặt da bị tổn thương với tỷ lệ lên đến 99%. Kéo theo đó là cải thiện hiệu quả các triệu chứng sưng tấy, viêm loét, hỗ trợ làm xẹp mụn nước, giảm ngứa ngáy…

Trị tổ đỉa bằng muối
Dùng muối chữa bệnh tổ đỉa là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng vì hiệu quả cao và an toàn lành tính

Không những vậy, hàm lượng một số vi chất như sắt, kẽm, phốt pho, kali, magie, mangan, i ốt, canxi… có khả năng tẩy tế bào chết, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và ức chế sự lây lan tổn thương sang các vùng da khỏe mạnh khác. Hàm lượng vitamin C trong muối vừa đủ để làm săn se, giúp da săn chắc, giảm khô ráp, bong tróc, làm da sáng và mịn màng hơn.

Tuy nhiên, dù đem lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa nhưng mẹo này cũng tồn tại một số mặt hạn chế như: hiệu quả đến chậm, hiệu quả cao hay thấp còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh của từng người, chỉ dùng cho người bệnh mức độ nhẹ, không có dấu hiệu lở loét, bội nhiễm, mưng mủ và tiềm ẩn một số nguy cơ làm mẫn cảm, gây dị ứng cho da…

Vì vậy, tốt nhất trước khi áp dụng mẹo này người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng về công dụng và cách thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh bỏ lỡ giai đoạn chữa bệnh thuận lợi nhất.

Gợi ý một số mẹo dùng muối đúng cách điều trị bệnh tổ đỉa

Để đạt được hiệu quả cao và rõ rệt từ mẹo dùng muối, bắt buộc phải sử dụng muối biển dạng hạt. Vì đây là muối chưa qua các bước tinh chế, không chứa chất phụ gia và vẫn còn giữ được trọn vẹn hàm lượng khoáng chất cao nên đảm bảo lành tính, an toàn khi sử dụng lên da. Không thay thế bằng muối i ốt hay bất kỳ loại muối nào khác để tránh gây kích ứng, tăng mức độ ngứa ngáy và sốt nổi mẩn đỏ dị ứng…

1. Đắp muối hạt rang nóng

Muối hạt rang nóng lên và đắp trực tiếp vào vùng da bị tổ đỉa là mẹo phổ biến được đông đảo người bệnh áp dụng. Dù không có sự hỗ trợ của bất kỳ loại dược liệu nào, nhưng muối hạt rang vẫn phát huy công dụng rất tốt đó là cắt giảm nhanh cơn ngứa ngáy đang bùng phát, ức chế tình trạng viêm nhiễm lây lan… Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách và kiên trì trong thời gian dài mới cải thiện hoàn toàn triệu chứng.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 200g muối biển dạng hạt to và được người dân làm sạch kỹ từ ban đầu.
  • Cho muối vào chảo, rang trên lửa nhỏ để tránh làm cháy muối và giữ cho muối không nổ bắn vào người.
  • Rang được khoảng 5 phút thì tắt bếp, đợi cho muối nguội bớt mới được sử dụng.
  • Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa bằng dung dịch sát khuẩn thông dụng và nhớ lau khô vùng da này.
  • Đắp muối lên vùng da bị tổn thương và dùng băng gạc cố định lại.
  • Đợi đến khi muối nguội hẳn thì tháo ra, rửa lại bằng nước mát và lau khô là được.
  • Lưu ý nên kiên trì áp dụng mẹo này khoảng 3 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Mẹo này chỉ dùng cho vùng da bị tổ đỉa có bề mặt bằng phẳng như lòng bàn tay, lòng bàn chân…

2. Sát trùng da bằng nước muối biển pha loãng

Đây là một trong những mẹo đơn giản được nhiều người áp dụng để đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa. Pha loãng nước muối để ngâm rửa trực tiếp lên da để giúp ức chế viêm nhiễm, phòng ngừa lây lan nhờ đặc tính sát trùng mạnh.

Trị tổ đỉa bằng muối
Ngâm rửa vùng da tổ đỉa bằng nước muối loãng là mẹo đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm muối biển nguyên chất
  • Nấu sôi một nồi nước khoảng 1.5 – 2 lít rồi cho muối vào, khuấy để muối hòa tan hoàn toàn vào nước.
  • Đợi cho nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Lưu ý chỉ ngâm rửa tối đa trong vòng 3 – 5 phút, sau đó dùng khăn thấm khô nước.
  • Đều đặn áp dụng mẹo này hằng ngày, nhất là vào thời điểm trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Kết hợp muối và rau răm chữa tổ đỉa

Rau răm là loại rau gia vị làm tăng thêm hương vị cho các món ăn, không những vậy theo y học dân gian rau răm còn được biết đến là loại dược liệu với đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên khá mạnh nên được sử dụng mỗi khi bị tổ đỉa, côn trùng cắn, bệnh chàm da, ghẻ lở… Khi kết hợp với muối hạt càng làm tăng khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, đồng thời còn giúp giảm ngứa ngáy, làm xẹp các đốm mụn nước li ti trên da…

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 200g rau răm tươi, 100g muối biển hạt to
  • Rau răm chỉ dùng phần thân trên, bỏ rễ, rửa sạch cát đất và ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.
  • Cho rau răm vào cối giã nát, cho vào một ít muối hạt giã tiếp cho nhuyễn nhừ, sền sệt.
  • Đắp hỗn hợp muối và rau răm lên vùng da bị tổ đỉa, để da nghỉ thư giãn trong khoảng 20 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch và lau khô vùng da này.
  • Khuyến khích thực hiện 2 lần/ tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt qua từng ngày.

4. Kết hợp muối hạt và lá khế

Theo ghi chép trong Đông y, lá khế có bị vị chát, chua, thường dùng để thanh nhiệt, giải độc. Đặc biệt, lá khế còn sở hữu nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, điển hình là đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên tốt. Khi kết hợp lá khế với muối hạt sẽ tạo thành “combo chữa tổ đỉa” hiệu quả, giảm viêm nhiễm, ức chế lây lan và giảm ngứa ngáy.

Trị tổ đỉa bằng muối
Sự kết hợp giữa muối và lá khế có khả năng ức chế viêm nhiễm, giảm ngứa ngáy, khó chịu trên làn da

Cách thực hiện

  • Rửa sạch một nắm lá khế tươi, tốt nhất nên chọn lá khế vừa hái từ trên cây xuống. Ngâm lá khế vào nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩ, bụi bẩn, xác động vật bám trên bề mặt lá.
  • Đun sôi nồi nước 2 lít, cho lá khế vào nấu trên lửa vừa. Khi nước sôi bùng trở lại thì cho vào 1 thìa muối hạt, nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau, đợi cho nguội bớt thì ngâm trực tiếp tay hoặc chân bị tổ đỉa vào trong thau.
  • Trong quá trình ngâm rửa nên dùng bã lá khế chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổ đỉa để tăng hiệu quả điều trị.

5. Muối biển và lá trầu không

Cũng tương tự như muối biển, trong lá trầu không có chứa một số hoạt chất kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn có hại như: liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn… Đồng thời, lá trầu không còn tăng khả năng tiêu diệt và chống nấm gây bệnh da liễu.

Vì vậy, khi kết hợp 2 nguyên liệu muối và lá trầu không với nhau sẽ càng làm tăng khả năng chống viêm, sát khuẩn và làm giảm các triệu chứng khác trên bề mặt da bị tổ đỉa, phòng ngừa bội nhiễm.

Thoa nước cốt từ muối và lá trầu không

Cách thực hiện

  • Rửa sạch 10 – 15 lá trầu không tươi, lưu ý rửa kỹ từng lá và ngâm vào nước muối để loại bỏ sạch vi khuẩn, bụi bẩn 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Cho lá trầu vào cối giã nhuyễn cùng một ít muối hạt và lọc lấy phần nước cốt.
  • Dùng hỗn hợp nước cốt lá trầu không và muối thoa đều lên vùng da bị tổ đỉa. Lưu ý phải vệ sinh vùng da này trước bằng nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Đợi khoảng 20 phút sau thấy nước lá khô lại bám trên da thì rửa lại bằng nước sạch.
  • Kiên trì áp dụng mẹo này từ 2 – 3 lần/ tuần, khi các triệu chứng thuyên giảm bớt thì giảm tần suất sử dụng 1 lần/ tuần cho đến khi cải thiện tình trạng bệnh hoàn toàn.

Ngâm rửa bằng nước lá trầu không

  • Sơ chế lá trầu không tương tự như cách làm bằng biện pháp ở trên.
  • Vò nát lá và cho vào nồi nước đang sôi, nấu khoảng 10 phút trên lửa nhỏ, đợi cho nước ngả sang màu vàng nhạt thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau, cho vào một thìa muối biển, khuấy đều cho muối tan hết, đợi nhiệt độ nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa tay, chân bị tổ đỉa.
  • Để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể dùng bã lá trầu không chà xát nhẹ nhàng lên da.
  • Áp dụng mẹo này 2 lần/ tuần để đạt được sự cải thiện rõ rệt qua từng ngày.

6. Lá lốt và muối hạt chữa tổ đỉa

Theo ghi chép trong y học cổ truyền, lá lốt là loại dược liệu có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn khá cao, một số dược chất trong lá lốt được xem là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn như Steptococcus, E.coli, Shingella… Vì vậy, nhiều người thường dùng lá lốt kết hợp với muối hạt để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị triệu chứng khó chịu tại vùng da bị tổ đỉa.

Trị tổ đỉa bằng muối
Kết hợp muối với lá lốt giúp làm tăng tính sát trùng, kích thích làm lành những tổn thương trên da do tổ đỉa gây ra

Cách thực hiện

  • Dùng một nắm lá lốt tươi, rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước.
  • Cho lá lốt vào cối giã nát cùng một ít muối hạt tạo thành hỗn hợp nhuyễn nhừ.
  • Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị tổ đỉa với liều lượng tùy thuộc vào kích thước của vết thương. Lưu ý trước khi đắp lá lốt lên da cần vệ sinh vùng da này bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Đợi khoảng 30 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần để đạt được hiệu quả điều trị cao.

7. Kết hợp trà xanh với muối hạt

Trà xanh được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, kích thích oxy hóa chất béo và làm chậm quá trình lão hóa. Không những vậy, lá trà xanh còn có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, giảm ngứa ngáy và cải thiện hiệu quả một số triệu chứng bệnh tổ đỉa. Để làm tăng hiệu quả sát trùng, nhiều người thường kết hợp lá trà xanh cùng một ít muối biển.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch một nắm lá trà xanh tươi non, ngâm vào thau nước muối pha loãng để loại bỏ sạch vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Vò lá trà xanh hơi nát rồi cho vào nồi nước đang sôi, cho vào 1 thìa muối hạt và nấu thêm 3 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ nước lá trà xanh ra thau, hòa thêm một ít nước lạnh rồi tiến hành ngâm rửa tay chân.
  • Trong quá trình ngâm rửa, hãy lấy bã lá chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổ đỉa để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Khuyến khích thực hiện mẹo này 2 lần/ ngày.

8. Lá bàng tươi kết hợp muối biển

Nếu như muối biển có khả năng sát trùng, diệt khuẩn mạnh thì lá bàng cũng có đặc tính tiêu viêm, chống mưng mủ, lở loét với các tổn thương ngoài da nhờ hoạt chất tanin. Bên cạnh đó, trong lá bàng còn chứa hoạt chất flavonoid, phytosterol… đều là những hoạt chất quý có khả năng kích thích làm săn da, làm lành vết thương, giảm ngứa ngáy, rút ngắn quá trình phục hồi và tái tạo các tế bào mới cũng như phòng ngừa viêm nhiễm.

Trị tổ đỉa bằng muối
Trong lá bàng chứa nhiều hoạt chất quý giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng ngứa ngáy, ức chế lây lan viêm nhiễm

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 9 – 10 lá bàng non, không héo úa, không sâu rầy. Rửa qua 2 – 3 lần bằng nước sạch và ngâm vào thau nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Giã nát lá bàng tươi cùng một ít muối biển để tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn, bôi hỗn hợp lá bàng và muối lên da. Đợi khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
  • Áp dụng 2 lần/ ngày để cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngoài da.

9. Khế chua kết hợp với muối hạt

Bên cạnh lá khế thì quả khế chua cũng là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tổ đỉa. Theo nghiên cứu, trong quả khế có chứa hàm lượng cao vitamin C với công dụng như một chất chống oxy hóa tự nhiên, lượng collagen tự nhiên trong khế giúp kích thích làm lành những tổn thương trên da, ức chế viêm nhiễm.

Không những vậy, trong khế còn chứa một số hoạt chất như oxalic, axit tartric… có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn như E.coli, Microbial bacillus, salmonella typhus… Khi kết hợp với muối hạt giúp làm tăng khả năng giảm đau, sát khuẩn, giảm ngứa ngáy… hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa.

Cách thực hiện

  • Rửa thật sạch từng lá khế tươi để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn hay xác động vật bám trên lá.
  • Khi lá đã ráo nước thì đem đi nướng cho nóng lên, rắc lên bề mặt lá một ít muối hạt và tiếp tục nướng cho đến khi muối khô lại.
  • Dùng lá khế đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, lưu ý nhiệt độ của lá khế để tránh làm bỏng da.
  • Kiên trì áp dụng 2 – 3 lần/ tuần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.

10. Muối hạt và rau sam

Kết hợp muối hạt và rau sam là mẹo cuối cùng trong danh sách này. Theo nghiên cứu y học, rau sam có khả năng sát trùng, kháng khuẩn và ức chế sự hình thành, phát triển của các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lị, trực khuẩn coli, thương hàn cùng một số loại nấm gây bệnh… Để làm tăng khả năng sát trùng, bạn có thể kết hợp với muối biển và áp dụng ngày 2 – 3 lần.

Trị tổ đỉa bằng muối
Rau sam kết hợp muối hạt chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một nắm rau sam tươi, rửa sạch và ngâm vào nước muối 15 phút rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Cho rau sam vào cối giã nát cùng một ít muối biển rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Lưu ý phải vệ sinh vùng da bị tổ đỉa trước khi thực hiện.
  • Đợi khoảng 20 phút khi hỗn hợp rau sam khô lại thì rửa lại bằng nước sạch.

Vài điều cần lưu ý khi sử dụng muối để điều trị tổ đỉa

Dùng muối để điều trị bệnh tổ đỉa là một trong những mẹo hiệu quả, an toàn và đơn giản, dễ thực hiện nên được đông đảo người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất và tránh những rủi ro ngoài ý muốn, người bệnh cần chú ý một số điều lưu ý sau:

  • Trước khi dùng muối đơn thuần hay kết hợp với các loại dược liệu khác lên da, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổ đỉa bằng dung dịch sát khuẩn để tránh tình trạng bội nhiễm.
  • Dùng muối trị bệnh tổ đỉa chỉ áp dụng cho người người mắc bệnh mức độ nhẹ. các đốm mụn nước li ti và thưa thớt. Trường hợp nếu mụn nước to hơn 1cm, mọc chi chít và viêm loét thì áp dụng phương pháp này không còn hiệu quả nữa.
  • Không dùng muối để ngâm rửa trực tiếp lên vết thương tổ đỉa đã bị vỡ, tiết dịch, nhiễm trùng vì sẽ rất dễ gây rát xót, đau nhức do da bị kích ứng.
  • Tuyệt đối không cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương để tránh làm tăng nặng tình trạng nhiễm trùng.
  • Trong quá trình sử dụng muối để chữa tổ đỉa, nếu xảy ra vấn đề bất thường nào thì buộc phải ngưng lại, đến bệnh viện để được xử lý ngay.
  • Đây chỉ là mẹo dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế cho các biện pháp điều trị y tế, điển hình là các loại thuốc tây y.
  • Để tăng hiệu quả điều trị từ biện pháp này, người bệnh cần kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học, vệ sinh cơ thể, tay, chân sạch sẽ, giữ cho da luôn thông thoáng, tránh tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, xà phòng… Đồng thời, thay đổi thói quen ăn uống, kiêng thực phẩm dị ứng (hải sản, thịt bò, thịt vịt…), kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá, uống nhiều nước, ăn uống đủ bữa…
Trị tổ đỉa bằng muối
Sử dụng muối đúng cách, kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ giúp đạt kết quả điều trị tổ đỉa cao và phòng ngừa tái phát lâu dài

Dùng muối trị bệnh tổ đỉa là mẹo dân gian được lưu truyền từ xa xưa và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phương pháp chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên thăm tại bệnh viện da liễu để được chẩn đoán và tư vấn điều trị bằng phương án phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Quy trình thực hiện nội soi đại tràng

Nội Soi Đại Tràng: Quy Trình, Các Phương Pháp, Chi Phí Thực Hiện

Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán bệnh được áp dụng phổ biến...

Cơ chế điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Sau nhiều năm nghiên cứu và hoàn thiện, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang...

Trung tâm Thuốc dân tộc – Địa chỉ điều trị bệnh xương khớp uy tín bằng y học cổ truyền

Có rất nhiều các đơn vị điều trị bệnh xương khớp bằng y học cổ...