Trẻ Sơ Sinh Bị Chảy Mủ Ở Tai Và Cách Xử Lý An Toàn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa. Tình trạng này không chỉ gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thính lực của trẻ, nghiêm trọng hơn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai là do đâu?

Trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là do vi khuẩn, virus tấn công gây tổn thương và viêm. Tình trạng chảy mủ thường đi kèm với thủng màng nhĩ, dẫn đến đau nhức và làm giảm khả năng nghe của trẻ.

Trẻ Sơ Sinh Bị Chảy Mủ Ở Tai và Cách Xử Lý An Toàn
Trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng chảy mủ tai ở trẻ sơ sinh:

  • Vệ sinh tai kém: Trường hợp trẻ vệ sinh tai không đúng cách, vệ sinh không sạch,… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công gây tổn thương, viêm và hình thành mủ.
  • Chức năng của tai: Ở đối tượng trẻ nhỏ, hầu hết cơ thể, chức năng và cấu trúc của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn chính. Nhất là chức năng của vòi nhĩ chưa miễn dịch để chống lại những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,…
  • Cấu trúc tai: Trẻ sơ sinh thường có vòi nhĩ ngắn, rộng hơn so với người trưởng thành. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các mầm bệnh dễ dàng xâm nhập, thích nghi, gây bệnh trong ống tai.
  • Trẻ gặp các vấn đề đường hô hấp: Trường hợp trẻ gặp các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,… có thể khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn. Chất dịch bị tồn đọng có thể gây sưng, viêm ở vùng ống tai, từ đó tạo áp lực lên màng nhĩ gây rách, phồng,… Bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể diễn tiến nặng nề hơn và dẫn đến hiện tượng chảy mủ ở tai.

Trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai thường là hệ quả của tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa. Tình trạng này khởi phát khi bệnh viêm tai giữa không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Hiện tượng chảy mủ có thể chuyển biến sang giai đoạn mạn tính và tác động trực tiếp đến khả năng nghe, tiếp thu và tư duy.

Trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai có nguy hiểm không? 
Trong giai đoạn chảy mủ cấp tính, tổn thương ở tai có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách

Một số biểu hiện nhận biết trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai:

  • Xuất hiện mủ có màu vàng chanh/ trắng đục/ nâu sẫm chảy ra ống tai ngoài
  • Thủng màng nhĩ
  • Bé thường phản ứng chậm với lời nói, gặp khó khăn khi nghe
  • Đi kèm với các biểu hiện toàn thân như nóng sốt, mệt mỏi, chóng mặt,…

Trong giai đoạn chảy mủ cấp tính, tổn thương ở tai có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Nếu chủ quan, tự ý điều trị, tình trạng chảy mủ có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, dẫn đến phá hủy xương chũm và tổn thương những cơ quan lân cận.

Chẩn đoán trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng chảy mủ ở tai của trẻ sơ sinh để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thương, tình trạng dịch, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Chẩn đoán trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai 
Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng chảy mủ ở tai của trẻ sơ sinh để xác định nguyên nhân

Dưới đây là một số kỹ thuật thường được áp dụng trong chẩn đoán trong điều trị bệnh lý:

  • Nội soi tai: Nội soi tai giúp bác sĩ nhìn thấy được màng nhĩ bị thủng, đi kèm với biểu hiện chảy mủ, dịch nhầy ra ống tai ngoài.
  • Đo thính lực: Trẻ bị chảy mủ ở tai thường có khả năng nghe kém
  • Chẩn đoán hình ảnh (CT, MRI): Các kỹ thuật này được thực hiện trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ xuất hiện các biến chứng ở nội sọi cũng như các cơ quan xung quanh.

Điều trị trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai

Tình trạng chảy mủ ở tai đối với trẻ sơ sinh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể tiến triển sang giai đoạn mãn tính, không chỉ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi được chẩn đoán, bác sĩ sẽ can thiệp các phương pháp điều trị cho trẻ.

1. Điều trị nội khoa

Việc điều trị nội khoa bao gồm sử dụng thuốc điều trị tại chỗ và thuốc kháng sinh. Mục tiêu của việc điều trị là sử dụng thuốc để làm sạch vùng tai bị viêm, tăng cường dẫn lưu mủ trong tai ra bên ngoài, đồng thời ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Điều trị nội khoa
Việc điều trị nội khoa bao gồm sử dụng thuốc điều trị tại chỗ và thuốc kháng sinh

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý:

  • Thuốc nhỏ tai có tác dụng làm sạch (natri clorid 0.9%): Thuốc được dùng để làm mềm niêm mạc ống tai, làm lỏng dịch nhầy cũng như mủ ứ đọng trong tai. Từ đó hỗ trợ quá trình dẫn lưu mủ và dịch ra ống tai ngoài.
  • Thuốc nhỏ tai kháng sinh đơn thuần (Otofa, Ciplox,…): Trong trường hợp chảy mủ tai đi kèm với tình trạng thủng màng nhĩ. Đối với trường hợp này, chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ tai kháng sinh đơn thuần để chữa trị. Tuyệt đối không dùng loại thuốc nhỏ tai có tác dụng giảm đau, chống viêm.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm: Paracetamol và NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid), loại thuốc này được chỉ định với những trường hợp trẻ bị viêm tai giữa ứ dịch để cải thiện tình trạng đau nhức, giảm thân nhiệt. Tuy nhiên, tránh sử dụng Aspirin (thuộc nhóm NSAIDs) cho trẻ vì thuốc có thể gây ngộ độc.
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh nhóm beta-lactam, quinolon và macrolid thường được dùng khi trẻ bị chảy mủ ở tai. Không dùng kháng sinh nhóm aminoglycoside cho trẻ vì có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn.

Điều trị nội khoa thường kéo dài trong 2 tuần. Trường hợp màng nhĩ không tự liền lại, bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc vá nhĩ giúp phục hồi chức năng nghe của trẻ. Bên cạnh đó, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng cũng như tần suất sử dụng thuốc để đạt được kết quả tốt nhất, tránh phát sinh tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn.

2. Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại, màng nhĩ của trẻ không có khả năng tự phục hồi hoặc xuất hiện Cholesteatome (khối u biểu bì nằm ở giữa xương chũm và tai giữa)

Một số thủ thuật trong phẫu thuật viêm tai giữa có mủ, bao gồm:

  • Phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần: Phương pháp này được thực hiện để vá màng nhĩ, đồng thời cải thiện thính lực ở bệnh nhân.
  • Phẫu thuật vá nhĩ, chỉnh hình xương con: Thủ thuật này giúp vá nhĩ, đồng thời giúp phục hồi tổn thương tại chuỗi xương con. Sau khi thực hiện, cấu trúc tai và khả năng nghe sẽ được phục hồi.
  • Phẫu thuật khoét rỗng đá chũm: Thủ thuật này được chỉ định khi Cholesteatome xuất hiện. Bên cạnh đó, có thể áp dụng trong trường hợp trẻ bị chảy mủ ở tai kéo dài, không đáp ứng các phương pháp bảo tồn.

Các biện pháp phòng ngừa trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai

Trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai là tình trạng tổn thương tai nặng nề, có thể để lại di chứng nếu không được kiểm soát kịp thời. Do đó, sau khi kiểm soát tình trạng, ba mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát cho trẻ.

Các biện pháp phòng ngừa trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai 
Vệ sinh tai cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng dịch rửa tai chuyên dụng 2 lần/ tuần

Các biện pháp giúp phòng ngừa tai chảy mủ ở trẻ sơ sinh:

  • Vệ sinh tai cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng dịch rửa tai chuyên dụng 2 lần/ tuần.
  • Tích cực điều trị dứt điểm các bệnh về tai – mũi – họng khác như viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm,…
  • Khi tắm nên sử dụng nút tai cho trẻ để tránh tình trạng nước ứ đọng bên trong ống tai và gây ra tình trạng tắc vòi nhĩ.
  • Vào thời tiết lạnh, bạn nên cho trẻ uống đủ nước và chú ý giữ ấm cơ thể
  • Tăng cường sức đề kháng và nâng cao thể trạng bằng cách cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, cá, thịt,… và những thực phẩm chứa nhiều vitamin như trái cây, rau xanh, nấm,…
  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ đúng cách là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng tai chảy mủ.
  • Hạn chế đưa trẻ đến những nơi công cộng, bên cạnh đó nên che chắn cẩn thận cho trẻ khi ra đường.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn và khắc phục nhanh chóng.

Trẻ sơ sinh bị chảy mủ ở tai có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...