
Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em 6 Tuổi Là Gì? Nguy Hiểm Không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Trào ngược dạ dày ở trẻ em 6 tuổi là vấn đề khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tình trạng này có thể gây ra hiện tượng biếng ăn, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết các thông tin quan trọng giúp cha mẹ nắm rõ nguyên nhân cách phòng ngừa và khắc phục hiệu quả.
Trào ngược dạ dày ở trẻ là gì? Chuyên gia giải đáp
Trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn từ dạ dày bị đẩy ngược trở lại lên thực quản. Đây là hiện tượng thường gặp ở các trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Theo các bác sĩ, trào ngược dạ dày ở trẻ 6 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý và gây nhiều tác động khác nhau đối với sức khỏe của trẻ.
Xem thêm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Uống Sữa Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Trào ngược dạ dày ở trẻ được chia thành trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý, cụ thể:
Trào ngược sinh lý: Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 6 tháng tuổi thường là do sinh lý. Các triệu chứng thường gặp là trớ sữa nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, điều này không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và phát triển bình thường.
Nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, cơ thắt thực quản dưới đóng mở chưa đều hoặc trẻ bú mẹ sai tư thế. Trên thực tế, trào ngược sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ chấm dứt từ sau 1 tuổi, khi hoạt động của hệ tiêu hóa ở trẻ ổn định hơn.
Trào ngược bệnh lý: Sau 1 tuổi, trào ngược dạ dày có thể do yếu tố bệnh lý. Các triệu chứng thường gặp là nôn trớ, thở khò khè trong lúc ngủ, cáu kỉnh, khó chịu, quấy khóc liên tục. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm tăng cân.
Nguyên nhân gây trào ngược ở trẻ chủ yếu do trẻ bị sa dạ dày, thoát vị cơ hoành làm cho thực quản của trẻ yếu, trẻ bị ảnh hưởng tới não, nhiễm trùng toàn thân, hở van bẩm sinh… Nếu trẻ nhỏ hoặc bé 6 tuổi bị trào ngược dạ dày cha mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Trẻ 6 tuổi bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Nếu trẻ 6 tháng bị trào ngược dạ dày có thể do sinh lý, tuy nhiên, nếu do yếu tố bệnh lý nhưng không được phát hiện và chăm sóc đúng cách có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng về tiêu hóa: Trào ngược dạ dày có thể khiến trẻ bị viêm thực quản ở các mức độ khác nhau. Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống của trẻ. Nghiêm trọng hơn, trẻ dễ mắc barrett thực quản khiến việc lưu thông thức ăn từ miệng xuống dạ dày bị cản trở.
- Biến chứng răng miệng, tai – mũi – họng: Nếu không được điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày bệnh lý có thể khiến trẻ viêm mũi – họng, viêm tai, viêm xoang, mòn chân răng, chậm tăng cân. Lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và hành vi của trẻ.
- Biến chứng về hô hấp: Trẻ bị khó thở, ho kéo dài khó điều trị dứt điểm. Nguyên nhân là bởi tình trạng trào ngược khiến axit từ dạ dày trào lên thực quản làm dây thanh quản dày lên gây khàn giọng. Trường hợp nặng hơn, trào ngược dạ dày còn có thể biến chứng gây hen suyễn ở trẻ nhỏ.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em 6 tuổi khi nào cần đi khám bác sĩ?
Trào ngược dạ dày ở trẻ em 6 tuổi có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, dễ gây ra các biến chứng hô hấp, tiêu hóa. Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện dưới đây cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
- Trẻ nôn nhiều lần, thậm chí nôn ra máu, trẻ sụt cân đột ngột.
- Thường xuyên gặp tình trạng ợ nóng, ợ chua, nóng rát ở vùng giữa ngực và cổ họng.
- Trẻ khó nuốt, có cảm giác thức ăn bị mắc trong cổ họng.
- Gặp các vấn đề về hô hấp như thở khò khè, ho khan mãn tính, khàn giọng.
- Viêm phổi tái lại nhiều lần.
Những biện pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ em 6 tuổi
Để phòng ngừa và ngăn chặn trào ngược dạ dày ở trẻ, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khuyến nghị bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

- Cho trẻ ăn trước khi ngủ khoảng 3 giờ để thức ăn có thể tiêu hóa kịp thời.
- Chia thành từng bữa nhỏ, mỗi lần ăn 1 lượng vừa phải, không ăn quá no.
- Để trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát.
- Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa axit, đồ cay nóng, chất béo có hại, chất kích thích vì có thể gây hại cho dạ dày.
- Đối với các trường hợp trào ngược dạ dày trở nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trị đau dạ dày như thuốc kháng thụ thể H2 giúp ngăn chặn tiết axit dạ dày; thuốc ức chế bơm proton, thuốc prokinetic giúp làm tăng co bóp thực quản hoặc các loại thuốc đặc trị trào ngược dạ dày của Mỹ, của Nhật.
- Ngoài ra, bố mẹ cũng nên lưu ý một số trường hợp trẻ bị trào ngược do dị ứng với đạm sữa bò. Trong trường hợp này cha mẹ nên đổi loại sữa phù hợp hơn.
Bài viết trên đây đã giải đáp thông tin về trào ngược dạ dày ở trẻ em 6 tuổi nói riêng và trẻ nhỏ nói chung. Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!