Trào Ngược Dạ Dày Nên Uống Gì Để Cải Thiện?

Trào ngược dạ dày nên uống gì để cải thiện? Người bệnh có thể uống nước lọc hoặc chọn các loại nước khác như trà thảo mộc, nước ép trái cây hay sữa tách béo ấm,…để nhanh chóng xoa dịu triệu chứng khó chịu. Điểm qua những loại thức uống phù hợp cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản qua nội dung bài viết sau.

Trào ngược dạ dày nên uống gì để cải thiện?

Trào ngược dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Chẳng hạn như tình trạng buồn nôn, nôn, nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua,…sau khi ăn. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, các triệu chứng này xảy ra thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trong đó, đặc biệt là tình trạng axit và thức ăn từ dạ dày trào ngược thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, kéo theo các biến chứng khác.

Trào ngược dạ dày nên uống gì để cải thiện?
Trào ngược dạ dày nên uống gì để cải thiện?

Để điều trị tình trạng này, bên cạnh sử dụng thuốc Tây, Đông y hoặc dùng thuốc dân gian, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng nhẹ bằng các loại thức uống như nước ép, trà thảo mộc,…tại nhà. Vậy trào ngược dạ dày nên uống gì để cải thiện? Cùng điểm qua một số thức uống sau:

1. Trào ngược dạ dày nên uống nhiều nước lọc

Nồng độ axit dạ dày dưới tác động của yếu tố nào đó sản sinh quá dư thừa dễ gây tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Lúc này, để cải thiện tình trạng rối loạn, bạn có thể uống nước lọc nhằm hỗ trợ đưa axit dạ dày trở về mức cân bằng. Nhờ vào độ pH trung tính của nước lọc, khi bạn uống đủ nước mỗi ngày, độ pH trong dạ dày sẽ dần tăng lên và giảm nồng độ axit xuống đáng kể.

Mặc dù được xem là thức uống cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên người bị trào ngược dạ dày cần uống đúng, uống đủ và không nên uống ồ ạt quá nhiều nước trong một lần uống. Nếu lạm dụng hay uống không đúng cách có thể khiến cơ thể mất cân bằng khoáng chất, dẫn đến nguy cơ tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng loại nước khoáng tự nhiên có chứa kiềm để trung hòa axit dạ dày. Mỗi ngày nên chia nhỏ thời gian uống nước phù hợp, uống từng ngụm nhỏ từ từ, không nên uống vội vàng hoặc uống quá nhiều, có thể uống khi cơ thể cảm thấy khát. Việc duy trì thói quen uống nước giúp cải thiện trao đổi chất và thanh lọc cơ thể.

2. Dùng sữa dê hoặc sữa tách béo hoàn toàn

Sữa bò là một trong số các thực phẩm chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa. Mặc dù mang lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên đối với người đang gặp vấn đề dạ dày, sữa bò là loại thức uống không phù hợp. Bởi, việc dung nạp nhiều chất béo có khả năng khiến hệ tiêu hóa chịu áp lực, dẫn đến khó tiêu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy,…khá khó chịu.

Trào ngược dạ dày nên uống gì để cải thiện?
Người bị trào ngược dạ dày có thể uống sữa đã tách béo hoàn toàn

Không những thế, trong sữa bò hoặc những loại sữa khác chưa được tách kem có thể khiến thực quản dưới bị nới lỏng, tạo điều kiện cho tình trạng trào ngược dạ dày diễn ra thuận lợi hơn. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên thay sữa bò và những dạng sữa chưa tách béo sang sữa dê hoặc những loại sữa đã được tách béo hoàn toàn.

Chúng vẫn mang lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời không gây áp lực đến hệ tiêu hóa. Uống một ít sữa ấm khi có hiện tượng khó chịu dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản là một trong những thức uống phù hợp. Sữa sẽ giúp trung hòa dịch vị tiêu hóa, giúp ổn định hoạt động dạ dày, giảm trào ngược khó chịu.

3. Trào ngược dạ dày nên uống gì để cải thiện? Uống nước ép trái cây

Bổ sung nước ép trái cây cũng là sự lựa chọn tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Trái cây chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợ hơn. Do đó, người bệnh có thể uống nước ép trái cây để sớm cải thiện triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên cần lựa chọn trái cây phù hợp, tránh những loại cam, quýt chua. Một số loại như:

  • Nước ép ổi: Ổi là trái cây chứa nhiều vitamin C, uống nước ép ổi giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng sau khi ăn khiến bạn bị trào ngược dạ dày.
  • Nước ép dưa hấu: Các chất có trong dưa hấu giúp bạn trung hòa axit dạ dày. Do đó, khi bị trào ngược, bạn có thể bổ sung một ít nước ép dưa hấu thanh mát, giảm đau rát thượng vị, xoa dịu kích thích ở thực quản.
  • Nước ép lê: Lê chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, loại quả này còn chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm trào ngược dạ dày. Uống một ly nước lê mỗi ngày giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng khó chịu do bệnh tiêu hóa gây ra.
  • Nước ép táo: Táo mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Uống nước ép táo mỗi ngày giúp giảm nhanh chứng trào ngược, cung cấp vitamin C, chất xơ và các khoáng chất cần thiết khác, cải thiện hoạt động tiêu hóa.

Ngoài những loại nước ép kể trên, trào ngược dạ dày nên uống gì để cải thiện? Bạn có thể uống nước ép đu đủ, chuối, lựu,….để bổ sung dinh dưỡng, cân bằng dịch vị tiêu hóa, ổn định axit dạ dày, cải thiện tình trạng trào ngược thực quản khó chịu.

4. Uống trà thảo mộc giảm trào ngược dạ dày

Trà thảo mộc cũng là một trong các loại thực uống giúp giảm trào ngược dạ dày bạn có thể sử dụng. Một số loại trà có tác dụng giúp bạn cải thiện triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, chướng bụng đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn. Tuy nhiên, nhằm tránh tình trạng gây bệnh tiêu hóa nghiêm trọng, bạn cần tuyệt đối tránh những loại trà có chứa caffein. Tham khảo các loại như:

Trào ngược dạ dày nên uống gì để cải thiện?
Dùng trà thảo mộc giúp giảm triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra
  • Uống trà gừng: Gừng có tính ấm, giúp giữ ấm cho dạ dày, trung hòa axit, giảm cảm giác buồn nôn khó chịu nhờ hương thơm tự nhiên. Dùng trà gừng còn giúp làm sạch đường tiêu hóa, kháng khuẩn, giảm viêm. Bạn chỉ cần dùng vài lát gừng mỏng hãm với nước sôi và thưởng thức sau 10-15 phút, uống khi trà còn ấm, có thể pha cùng một ít mật ong.
  • Trà cam thảo: Được xem là “thần dược” trong nhiều bài thuốc chữa trào ngược dạ dày từ xưa do chứa nhiều hoạt chất giúp cải thiện sức khỏe. Bạn có thể pha một ly trà cam thảo uống khi thấy cơ thể chướng bụng khó tiêu. Tuy nhiên, không nên dùng loại trà này nếu bạn đã hoặc đang điều trị bệnh tiểu đường.
  • Trà hoa cúc: Trà chứa nhiều hoạt chất nhanh chóng làm dịu đường tiêu hóa, giảm triệu chứng khó chịu khi bị trào ngược dạ dày.

Bạn nên tìm mua trà tại những cửa hàng, địa chỉ bán chất lượng, đảm bảo không dùng loại có lẫn tạp chất gây ảnh hưởng sức khỏe. Đồng thời, không quá lạm dụng, chỉ uống trà thảo mộc với lượng vừa đủ, không nên uống thay nước lọc hàng ngày.

5. Người bệnh uống giấm táo pha loãng chữa trào ngược

Uống một ít giấm táo pha nước ấm kích thích hệ tiêu hóa, giúp giảm trào ngược dạ dày là mẹo chữa được nhiều người áp dụng. Do đó, với thắc mắc liệu khi bị trào ngược dạ dày nên uống gì để cải thiện, bạn có thể dùng giấm táo. Loại thức uống này cung cấp vitamin, bổ sung men vi sinh cho đường ruột, giúp hấp thu nhiều dưỡng chất và khoáng chất cho cơ thể.

Bạn lưu ý, pha 1 muỗng cà phê giấm táo với 200ml nước ấm. Uống 3 lần mỗi ngày trước bữa ăn để làm sạch được ruột, phát huy công dụng cải thiện tiêu hóa. Tránh lạm dụng, không uống với lượng giấm táo đậm đặc có thể gây phản tác dụng, khiến axit dạ dày tăng cao dẫn đến hiện tượng trào ngược trở nên nặng nề hơn.

6. Trào ngược dạ dày nên uống gì để cải thiện? Uống nghệ và mật ong

Nghệ pha mật ong giúp nhanh chóng xoa dịu triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa. Trong nghệ có chứa nhiều chất chống oxy hóa, dưỡng chất giúp thúc đẩy vết thương niêm mạc nhanh chóng hồi phục. Đồng thời, mật ong cũng chứa nhiều hoạt chất chống viêm, khử khuẩn giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn. Mỗi buổi sáng, bạn có thể uống một ly nước nghệ và mật ong pha với nước ấm để sớm cải thiện các vấn đề tiêu hóa, trong đó có chứng trào ngược dạ dày.

7. Uống nước muối ấm khi bị trào ngược dạ dày thực quản

Nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản kèm theo triệu chứng đau bụng, tiêu chảy thường xuyên trong ngày có thể uống nước muối ấm để trung hòa dịch vị tiêu hóa. Nước muối ấm pha loãng giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, bổ sung chất khoáng và chất điện giải cho cơ thẻ.

Trào ngược dạ dày nên uống gì để cải thiện?
Xoa dịu triệu chứng trào ngược khó chịu với nước muối ấm pha loãng

Pha nước muối với nồng độ vừa phải, không nên uống quá nhiều hoặc quá ít. Lượng vừa đủ khoảng 1-2 thìa cà phê muối pha với khoảng 350ml nước ấm, khuấy đến khi muối tan hết và uống. Sử dụng nước muối loãng khi bụng có dấu hiệu khó chịu.

8. Các loại nước ép rau củ tốt khi bị trào ngược dạ dày

Một số loại nước ép rau củ quả giúp giảm triệu chứng khó chịu khi trào ngược dạ dày bạn có thể uống như:

  • Nước ép khoai tây: Cung cấp lượng chất chống oxy hóa dồi dào, bổ sung tinh bột cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Ngoài ra, nước ép khoai tây còn giúp cải thiện hoạt động đường ruột, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Bạn có thể ép vài củ khoai tây thành 1-2 cuốc uống mỗi ngày.
  • Nước ép bắp cải: Bắp cải chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ hòa tan trong bắp cải giúp tăng vi khuẩn có lợi, kích thích hoạt động tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bạn có thể uống 1-2 cốc nước ép bắp cải mỗi ngày để giảm các triệu chứng bệnh khó chịu.
  • Nước ép củ dền đỏ: Sắc tố betalain có trong củ dền đỏ giúp kháng viêm mạnh mẽ, giảm đau dạ dày, trào ngược dạ dày. Bạn có thể ép lấy nước củ dền đỏ uống mỗi ngày 1-2 cốc sau khi ăn giúp bệnh tiêu hóa sớm cải thiện.

Trên đây là những thức uống người bệnh trào ngược dạ dày có thể dùng để giảm triệu chứng khó chịu. Chú ý sử dụng với lượng vừa đủ, cân bằng dinh dưỡng thông qua các món ăn khác. Tránh tình trạng uống quá nhiều gây phản tác dụng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số thức uống không nên dùng khi bị trào ngược dạ dày

Bên cạnh thắc mắc: “Trào ngược dạ dày nên uống gì để cải thiện?”, người bệnh cũng nên hạn chế những thức uống dưới đây để sớm cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, phòng bệnh biến chứng:

Một số thức uống không nên dùng khi bị trào ngược dạ dày
Khi bị trào ngược dạ dày bạn không nên uống đồ uống chứa cồn, ga, caffein hay những chất kích thích khác
  • Đồ uống chứa caffein: Hạn chế uống cà phê, trà xanh,…trong quá trình điều trị bệnh. Bởi chúng chứa hàm lượng caffein có khả năng gây kích thích hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày khó kiểm soát, trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đồ uống có ga: Việc uống nước có ga dễ gây ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày do nồng độ axit tăng cao, đồng thời tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Nước đóng chai: Đa số những dạng nước đóng chai đều chứa thành phần chất bảo quản nhất định. Các chất này có thể gây kích ứng ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa. Đồng thời, hàm lượng đường trong nước ngọt đóng chai có thể làm tăng đường trong máu, gây béo phì và các vấn đề khác cho sức khỏe nếu lạm dụng quá nhiều.
  • Nước ép từ cam, quýt,…: Nước ép trái cây tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người đang bị trào ngược dạ dày cần tránh những loại chứa nhiều axit như cam, quýt, bưởi, chanh,…
  • Đồ uống chứa cồn, chất kích thích: Tránh xa rượu bia, đồ uống chứa cồn nếu bạn không muốn tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Lựa chọn đồ uống và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp giúp bạn sớm cải thiện bệnh tiêu hóa, cụ thể là chứng trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời, việc chọn thức uống tốt ngoài việc cải thiện hệ tiêu hóa còn bổ sung năng lượng, dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, thức uống tốt cho bệnh trào ngược dạ dày không thể thay thế cho thuốc điều trị bệnh. Trên thực tế, chúng chỉ có hiệu quả cải thiện triệu chứng, không chữa dứt điểm các bệnh lý tiêu hóa. Do đó, bạn nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết. Thăm khám nếu nhận thấy triệu chứng lặp lại thường xuyên và có dấu hiệu trở nặng, tránh các biến chứng nguy hại.

“Trào ngược dạ dày nên uống gì để cải thiện?”. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này. Bên cạnh bổ sung những thức uống được đề cập như trên, bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Đồng thời, kết hợp thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để sớm cải thiện bệnh, bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983 845 445

Tin mới

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Mì Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là vấn đề được nhiều người...
9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng

9+ Loại Sữa Dành Cho Người Đau Dạ Dày Được Khuyên Dùng

Một số loại sữa dành cho người đau dạ dày luôn được khuyên dùng nhằm...
Chữa đau dạ dày bằng lá mơ: Bài thuốc hay từ dân gian

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ: Bài Thuốc Hay Từ Dân Gian

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ là một trong những bài thuốc hay có...