Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Xôi và các món ăn từ gạo nếp chinh phục khẩu vị của rất nhiều người. Bên cạnh đó, các thành phần trong xôi cũng rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Vậy trào ngược dạ dày ăn xôi được không? Lời giải đáp cho câu hỏi này có trong bài viết dưới đây.
Giải đáp: Bị trào ngược dạ dày ăn xôi được không?
Để giải đáp “Bị trào ngược dạ dày ăn xôi được không?”, Các chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, xôi không phải món ăn tốt cho những ai đang bị các vấn đề về bao tử. Khẳng định này được phân tích theo 2 góc độ Y học cổ truyền và Y học hiện đại, cụ thể như sau:
Theo Y học cổ truyền:
Gạo nếp – nguyên liệu chế biến xôi có vị ngọt, tính dẻo, ấm, ôn, mang tác dụng bổ trung, kiện tỳ, ích khí, cố biểu chỉ tả. Tuy nhiên đối với những người bị trào ngược dạ dày, đau vùng thượng vị dạ dày, ăn xôi dễ khiến cơ thể bị nóng, khó tiêu và làm cho các vết loét niêm mạc trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo Y học hiện đại phân tích:
Tinh bột trong gạo nếp có lượng amilopectin chiếm đến 80% nên có tính dẻo cao, khiến dạ dày phải hoạt động vất vả hơn. Trong khi đó, người bị trào ngược dạ dày vốn dĩ có lớp niêm mạc bị tổn thương, rất mỏng và yếu. Vậy nên việc phải hoạt động quá nhiều khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
Cũng chính vì độ dẻo cao, khó chia cắt nên dạ dày sẽ phải tiết nhiều acid hơn để tiêu hóa. Điều này làm cho lượng acid trong dạ dày tiếp tục tăng cao, gây lên các tác động bào mòn niêm mạc dạ dày, kích thích tăng tần suất xuất hiện cơn trào ngược, ợ nóng, ợ chua.
3 món từ gạo nếp lành tính cho người trào ngược dạ dày
Nếu không thể ăn xôi, vậy những người bị trào ngược dạ dày có ăn được đồ nếp không? Một tin vui cho những “tín đồ” của loại gạo này chính là có thể. Bạn hoàn toàn có thể thưởng thức các món sau mà không lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cháo gạo nếp nấu gừng
Trong gừng có chứa các chất như Tecpen, Oleoresin mang tác dụng sát trùng, chống viêm và giảm các cơn đau do trào ngược dạ dày một cách hiệu quả. Trong khi đó, gạo nếp được nấu loãng và nhuyễn không gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
Chuẩn bị các nguyên liệu:
- Gừng tươi: 2g.
- Gạo nếp: 20g.
- Nước lọc: 200ml.
Cách thực hiện:
- Cạo sạch vỏ gừng và thái thành các sợi nhỏ, vo gạo (nên ngâm gạo trong 3 – 4 tiếng)
- Cho gạo, gừng và nước vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi gạo nhừ, lượng nước trong nồi còn khoảng 50ml thì nêm gia vị và tắt bếp.
- Cho cháo gạo nếp nấu gừng ra bát và thưởng thức khi còn nóng.
Xem thêm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Uống Sữa Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Gạo nếp nấu táo tàu
Trong táo tàu có chứa hàm lượng chất xơ rất lớn giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa ổn định hơn. Đặc biệt, trong táo tàu có chứa polysacarit giúp củng cố lớp niêm mạc dạ dày, làm giảm các cơn đau hiệu quả. Do đó người bị trào ngược dạ dày có thể kết hợp gạo nếp với táo tàu để hỗ trợ điều trị bệnh.
Nguyên liệu:
- Táo tàu: 10 quả.
- Gạo nếp: 50g.
- Nước lọc: 200ml.
Cách thực hiện:
- Vo sạch sạch, để ráo, táo tàu rửa kỹ để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho gạo và táo vào nồi, thêm nước rồi hầm nhừ với lửa nhỏ đến khi cháo chín nhừ, nêm nếm thêm gia vị và cho ra bát thưởng thức.
Gạo nếp nấu mật ong
Mật ong chứa các vitamin E, vitamin B2, vitamin B3,…. và khoáng chất giúp bồi bổ, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Thêm vào đó, trong mật ong còn có các hợp chất phenolic tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy mau lành vết loét dạ dày nhanh chóng.
Nguyên liệu:
- Mật ong: 30g.
- Gạo nếp: 30g.
- Nước lọc: 200ml.
Các bước thực hiện:
- Vo sạch gạo và để ráo, sau đó cho vào máy xay thành bột mịn.
- Cho bột gạo nếp vào nồi, thêm ít nước lọc rồi hầm cho tới khi bột mịn và chuyển sang dạng hồ dẻo thì bạn tắt bếp, cho thêm mật ong vào khuấy đều và thưởng thức.

Các món ăn người trào ngược dạ dày nên tránh
Đối với người đang bị trào ngược dạ dày, việc chủ động kiểm soát thực đơn ăn uống quyết định đến 50% hiệu quả và tốc độ điều trị. Ngoài xôi, dưới đây là các món mà người bệnh cần tránh xa do chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ.
- Món ăn cay nóng: Các món ăn cay nóng gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến cho các cơ trơn trong ruột co thắt làm xuất hiện các cơn đau kèm triệu chứng ợ nóng, đau rát thượng vị.
- Các món sống, tái: Món ăn sống, tái có thể còn chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng. Nếu chúng xâm nhập vào dạ dày lúc đang bị viêm loét thì có thể khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn.
- Các món ăn nhiều đường: Bánh kẹo, socola nhiều đường sẽ kích thích sản xuất nhiều acid dịch vị khiến các vết viêm loét dạ dày lan rộng, lâu khỏi.
- Không ăn đồ lên men, chứa nhiều acid: Khi tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ kích thích gia tăng nồng độ axit trong dạ dày. Bên cạnh đó, thành phần nitrit trong dạ dày sẽ kết hợp với axit amin có trong thực phẩm lên men sẽ tạo thành nitrosamine – một trong những chất có nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “trào ngược dạ dày ăn xôi được không”. Xôi thực sự không phải món ăn lý tưởng để bổ sung vào cơ thể khi đang trong giai đoạn điều trị căn bệnh này. Và thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các phương pháp chế biến khác theo hướng dẫn chi tiết.
Xem thêm:
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!