Tràn Dịch Khớp Háng Và Các Phương Pháp Điều Trị, Khắc Phục

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Tràn dịch khớp háng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Điển hình là các cơn đau nhức, sưng viêm khớp háng làm người bệnh di chuyển khó khăn. Trường hợp bệnh kéo dài có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng.

Triệu chứng nhận biết tràn dịch khớp háng

Tràn dịch khớp xảy ra do dịch ứ đọng trong khớp nhiều, bao hoạt dịch yếu khiến khớp bị sưng phồng, gây đau nhức, tê bì khó chịu. Bất kỳ khớp nào trong hệ thống xương khớp đều có nguy cơ gặp phải vấn đề này. Trong đó, tràn dịch khớp háng hiện nay có xu hướng gia tăng, nhiều người mắc phải.

Triệu chứng nhận biết tràn dịch khớp háng
Tràn dịch khớp háng là bệnh lý xương khớp ngày càng phổ biến hiện nay

Theo đó, khớp háng là khớp chỏm nằm ở giữa xương chậu và xương đùi. Nhiệm vụ của khớp háng là giúp chịu trọng lượng cơ thể, di chuyển, vận động, làm nền tảng cho trục thân và hai chi dưới. Khớp háng là khớp lớn và khỏe nhất trong hệ thống xương khớp.

Tình trạng tràn dịch khớp háng xảy ra cảnh báo sự suy yếu của bao hoạt dịch khớp, làm dịch tiết ra nhiều và ứ đọng lại gây sưng viêm bất thường. Người bệnh có thể nhận biết thông qua các triệu chứng điển hình như:

  • Sưng viêm và đau nhức vùng háng bất thương, cơn đau có thể đột ngột xuất hiện rồi thuyên giảm sau vài giờ, vài ngày, tuy nhiên cũng có nguy cơ kéo dài.
  • Sờ vào vùng da ở khớp háng thấy ấm nóng, màu da đỏ hơn vùng da xung quanh.
  • Người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, thường tê bì khớp háng chạy dọc xuống chân.
  • Các cơ quanh khớp háng có hiện tượng bị tổn thương.

Khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm. Bởi, hiện tượng tràn dịch khớp háng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến đời sống mà còn có nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm, hại sức khỏe.

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp háng

Tràn dịch khớp háng nói riêng và tràn dịch khớp nói chung do nhiều nguyên nhân gây ra. Để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần xác định nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn giải pháp can thiệp phù hợp. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ chính khiến khớp háng bị tổn thương, ứ đọng dịch:

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp háng
Có nhiều nguyên nhân gây tràn dịch khớp háng như chấn thương, do tuổi tác, thói quen vận động,…
  • Chấn thương: Chấn thương khớp háng do té ngã, tai nạn,… khiến dây chằng và các mô xương, sụn chêm tại khớp háng bị tổn thương. Dịch tiết ra nhiều lâu dần gây sưng đau khó chịu.
  • Tuổi tác: Người cao tuổi có hệ thống xương khớp ngày càng lão hóa. Do đó, người già thường là đối tượng mắc bệnh về xương khớp cao, trong các trường hợp thường gặp có tình trạng tràn dịch khớp háng.
  • Nhiễm khuẩn: Nguy cơ tràn dịch liên quan đến nhiễm khuẩn khá cao. Đặc biệt là đối với bệnh nhân đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh sốt xuất huyết, HIV, nhiễm trùng da,… Nếu không điều trị, vi khuẩn có thể tấn công khớp, gây viêm nhiễm, sưng phồng,…
  • Bệnh xương khớp: Một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch khớp háng,… không được điều trị gây tràn dịch khớp háng.
  • Do thừa cân, béo phì: Người có cân nặng quá khổ có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao. Trong đó có bệnh về khớp háng, do xương khớp phải chịu tải trọng quá lớn của cơ thể, chèn ép lâu ngày khiến khớp sưng viêm, đau mỏi.
  • Lười vận động: Người ngồi làm việc trong thời gian dài, lười tập luyện thể dục,… tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp, tràn dịch khớp háng và nhiều vấn đề xương khớp khác.

Ngoài các yếu tố kể trên, bệnh tràn dịch khớp háng cũng có khả năng xảy ra do cơ thể bị căng thẳng kéo dài, di chuyển khớp háng thường xuyên, nhất là đối với vận động viên,… Khi phát hiện triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám bác sĩ, thông báo các vấn đề liên quan để củng cố chẩn đoán, giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tràn dịch khớp háng có nguy hiểm không?

Tràn dịch khớp háng nếu phát hiện và điều trị kịp thời có thể giúp bệnh nhân phục hồi các triệu chứng hiệu quả, giảm rủi ro phát sinh biến chứng. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của tràn dịch khớp gối dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề xương khớp khác nên nhiều người chủ quan, không khám chữa sớm.

Tràn dịch khớp háng có nguy hiểm không?
Tràn dịch khớp háng kéo dài không điều trị có thể gây ra biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh

Trường hợp bệnh tiến triển nặng, khớp háng bị nhiễm khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, bệnh còn đe dọa sức khỏe của người bệnh. Cụ thể:

  • Viêm nhiễm, tràn dịch nứt rách bao hoạt dịch khiến dịch tràn ra ngoài khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh khó khăn trong việc di chuyển, đứng ngồi.
  • Nguy cơ bệnh biến chứng nặng còn có khả năng gây bại liệt vĩnh viễn.

Do đó người bệnh nên chủ động thăm khám sớm nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường. Kịp thời điều trị bằng biện pháp phù hợp, giúp bệnh nhân phòng ngừa được các rủi ro không mong muốn, bảo vệ sức khỏe hệ thống xương khớp.

Chẩn đoán và điều trị tràn dịch khớp háng

Khi đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, đồng thời xem xét tổn thương trên khớp. Người bệnh có thể được yêu cầu di chuyển và thực hiện một số động tác để bác sĩ chẩn đoán vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải một cách sơ bộ.

Sau đó, để kết luận bệnh lý và xây dựng phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các biện pháp xét nghiệm, kiểm tra như chụp X quang, siêu âm, MRI,… Dịch khớp háng được lấy ra và phân tích trong phòng thí nghiệm nếu nghi ngờ tình trạng nhiễm khuẩn.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Dưới đây là các hướng điều trị khớp háng được áp dụng:

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây điều trị tràn dịch khớp háng theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc được chỉ định tùy tình trạng của bệnh nhân, mức độ tràn dịch, viêm nhiễm và nguyên nhân gây bệnh. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân nên theo dõi diễn biến sức khỏe, thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường. Một số loại thuốc được sử dụng như:

Chẩn đoán và điều trị tràn dịch khớp háng
Sử dụng thuốc Tây điều trị tràn dịch khớp háng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Thuốc giảm đau: Thuốc có tác dụng cải thiện cơn đau khớp háng cho bên nhân, thường được chỉ định cho đối tượng bị sưng đau, viêm nhẹ, kèm theo sốt. Loại được dùng phổ biến nhất là paracetamol, công dụng hạ sốt, giảm đau.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm nhẹ đến trung bình. Loại phổ biến là aspirin, ibuprofen, naproxen. Người bệnh dùng theo hướng dẫn.
  • Thuốc steroid: Dùng cho tình trạng viêm nhiễm, tràn dịch khớp háng nặng. Tác dụng của nhóm thuốc này là giúp ức chế hệ miễn dịch, giảm viêm đau cho người bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc đường uống hoặc đường tiêm, tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho trường hợp tổn thương khớp háng nặng, có liên quan đến nhiễm trùng.

Thuốc Tây mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý kết hợp thuốc bừa bãi để tránh gặp phải các rủi ro không mong muốn.

Áp dụng phương pháp tại nhà

Chăm sóc tại nhà với các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện giúp người bệnh giảm đau, xoa dịu cảm giác khó chịu do tràn dịch khớp háng gây ra. Các phương pháp tại nhà được áp dụng phổ biến như:

Chẩn đoán và điều trị tràn dịch khớp háng
Nghỉ ngơi và hỗ trợ điều trị, giảm đau khớp háng tại nhà
  • Tăng cường nghỉ ngơi: Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức, di chuyển khớp háng liên tục khiến tình trạng tràn dịch trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên người bệnh không nên nằm, ngồi cố định một chỗ quá lâu, cần đi lại nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông.
  • Chườm đá: Nhiệt độ lạnh khiến cho vùng sưng viêm tê nhẹ, giảm cảm giác đau, thư giãn các mô cơ đối với các trường hợp bị tràn dịch, viêm nhiễm khớp gối do chấn thương, sử dụng khớp quá nhiều. Cách chườm đơn giản, bạn chỉ cần dùng túi chườm, cho đá vào, sau đó trực tiếp chườm lên đầu gối, thực hiện mỗi ngày 3 lần, mỗi lần không quá 30 phút.
  • Sử dụng thảo dược: Sử dụng thảo dược chữa tràn dịch khớp háng được nhiều người thực hiện. Thảo dược tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng, giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Các vị thuốc dân gian được dùng như lá lốt, ngải cứu, đinh lăng,… Sao nóng chườm đắp vị trí bị nhức mỏi.

Bên cạnh áp dụng các biện pháp tại nhà, người bệnh nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp hơn, xây dựng lối sống khoa học để bệnh sớm cải thiện, tránh các biến chứng nguy hại sức khỏe.

Dùng thuốc Đông y

Ngoài dùng thuốc Tây y, các thang thuốc Đông y điều trị tràn dịch khớp cũng là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Thuốc có thành phần là thảo dược quý, giúp tăng cường đề kháng, cải thiện sức khỏe cho người bệnh, từ đó giúp các triệu chứng tràn dịch khớp háng thuyên giảm đáng kể.

Tùy tình trạng của mỗi người, thầy thuốc sẽ chỉ định thang thuốc phù hợp. Tuy nhiên so với thuốc tân dược, thuốc Đông y đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, áp dụng trong thời gian nhất định mới thu được hiệu quả tốt nhất. Không nên tự ý kết hợp thuốc bừa bãi, nhất là thuốc Đông và Tây y có thể phát sinh tương tác thuốc nguy hiểm.

Do đó, bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để điều trị bệnh. Chủ động điều trị từ sớm giúp người bệnh phòng tránh được nhiều rủi ro, nhất là các biến chứng làm suy giảm khả năng vận động, tác động đến đời sống, sức khỏe của người bệnh.

Phẫu thuật can thiệp

Trường hợp tràn dịch khớp gối nặng, người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật can thiệp. Tùy mức độ tổn thương, tràn dịch mà mỗi người đang gặp phải, bác sĩ sẽ cân nhắc biện pháp ngoại khoa phù hợp, giúp bệnh nhân giải quyết các vấn đề đang gặp phải. Dưới đây là hai phương pháp được thực hiện phổ biến:

Chẩn đoán và điều trị tràn dịch khớp háng
Can thiệp các biện pháp ngoại khoa đối với trường hợp tràn dịch khớp háng nặng
  • Chọc hút dịch: Sử dụng kim tiêm và ống xi lanh để chọc hút lấy dịch dư thừa trong khớp ra. Phương pháp xâm lấn tối thiểu, tuy nhiên có thể gây đau đớn kéo dài, đặc biệt vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát cao. Dịch hút ra có thể được mang đi xét nghiệm, kiểm tra để xác định có hiện tượng nhiễm khuẩn không.
  • Phẫu thuật: Áp dụng cho đối tượng bị tổn thương khớp nghiêm trọng, khớp háng không còn khả năng vận động như bình thường. Phẫu thuật khớp háng giúp sửa chữa hoặc thay thế khớp nhân tạo để người bệnh tiếp tục duy trì vận động sau điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí khá đắt đỏ, đồng thời còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Người bệnh nên đến thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín, chất lượng, có đội ngũ y bác sĩ tay nghề giỏi. Đồng thời, tuân thủ theo hướng dẫn để sớm cải thiện sức khỏe, phòng ngừa rủi ro.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp háng là phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định cho người bệnh. Việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phù hợp giúp người bệnh duy trì chức năng khớp háng, làm giãn cơ và các mô mềm xung quanh, từ đó cơn đau cũng được thuyên giảm, cơ thể linh họat và vận động dễ dàng hơn.

Không những thế, khi tập các bài tập vật lý trị liệu, chức năng khớp háng được duy trì, kích thích tuần hoàn máu, giúp giảm căng cơ, giảm sưng đau khớp háng,… Mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ xây dựng lịch tập, nội dung luyện tập phù hợp.

Chăm sóc và phòng ngừa tràn dịch khớp háng

Tràn dịch khớp háng là một trong những vấn đề xương khớp ngày càng phổ biến hiện nay. Mặc dù có khả năng điều trị dứt điểm, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát hoặc biến chứng khi bệnh nhân không chăm sóc cơ thể đúng cách. Do đó, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề như sau:

Chăm sóc và phòng ngừa tràn dịch khớp háng
Chăm sóc, rèn luyện cơ thể phòng ngừa các vấn đề về xương khớp
  • Hạn chế vận động, xoay chuyển khớp háng đột ngột, không lạm dụng khớp háng.
  • Đồng thời, bạn nên phòng tránh các chấn thương tại khu vực này khi lao động, chơi thể thao hoặc lái xe,…
  • Nghỉ ngơi hợp lý, sắp xếp công việc, tránh làm việc quá sức, lao động nặng nhọc.
  • Chủ động thăm khám khi nhận thấy khớp háng có biểu hiện bất thường như sưng, đỏ, đau nhức.
  • Duy trì thói quen lành mạnh, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, tránh stress, căng thẳng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
  • Ăn đủ dưỡng chất, bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi, giảm đồ ăn cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, nước uống đóng chai,…
  • Hạn chế sử dụng nhiều bia rượu, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, không nên hút thuốc lá.
  • Tập luyện thể dục, chơi thể thao vừa sức, không nên tập cố làm xương khớp bị tổn thương, suy yếu.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi trạng thái của cơ thể, nếu gặp vấn đề bất thường can thiệp khắc phục sớm.

Tràn dịch khớp háng là một trong các vấn đề xương khớp nhiều người gặp phải hiện nay. Tùy mức độ tổn thương, người bệnh sẽ đối mặt với các triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau. Để bảo vệ an toàn sức khỏe, bạn nên chủ động thăm khám sớm khi nhận thấy cơ thể bất thường, cơn đau khớp háng đột ngột xuất hiện.

Xem Thêm: Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không? [Điều Cần Biết]

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...