
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Chườm Đá Không? [Giải đáp]
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không? Thắc mắc này được nhiều người bệnh quan tâm. Theo công dụng được truyền tai nhau, đá lạnh có tác dụng giảm đau nhanh, giúp người bệnh xoa dịu cảm giác khó chịu. Tuy nhiên phương pháp này có phù hợp với người bị tràn dịch khớp gối không? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tràn dịch khớp gối là một trong những trường hợp tràn dịch khớp phổ biến hiện nay. Đối tượng mắc bệnh đa dạng, trong đó xu hướng thường gặp là người cao tuổi, người bị chấn thương do tai nạn, té ngã, người làm việc nặng nhọc,… Bệnh gây ra các cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Trường hợp không kịp thời điều trị, tràn dịch khớp gối kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn đọc nên chủ động thăm khám bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện như đau nhức, sưng nóng khớp gối, cứng khớp, khó đi lại, gập duỗi khớp,… Tùy tình trạng tổn thương bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp.
Người bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không?
Khi nhận thấy biểu hiện nóng khớp, đau mỏi khớp gối, nhiều người nghĩ ngay đến biện pháp chườm lạnh để giảm đau, xoa dịu triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân đang bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không? Thắc mắc này được không ít người bệnh quan tâm.
Theo đó, phương pháp chườm đá lạnh là cách được sử dụng khi gặp phải các chấn thương nhẹ. Có hai dạng chườm đá là chườm lạnh không liên tục và chườm lạnh liên tục. Mỗi phương pháp sẽ có hiệu quả khác nhau, cụ thể:
- Chườm đá không liên tục tác động đến vận mạch, giúp co và giãn các mạch xung huyết tại vị trí chấn thương. Biện pháp chườm ngắt quãng giúp kích thích hoạt huyết, tăng vận động và giảm co giật cơ, giúp hỗ trợ bệnh nhân tránh hiện tượng co cứng khớp.
- Chườm đá liên tục có tác dụng co mạch nhỏ lại, giảm tốc độ chảy của dòng máu, giúp giảm tuần hoàn tại chỗ, đồng thời giúp giảm quá trình chuyển hóa, tiêu thụ oxy và các vấn đề liên quan khác. Nhờ đó, tình trạng phù nề, cơn đau cấp tính được kiểm soát. Thông thường các trường hợp áp dụng chườm lạnh liên tục khi bị đau răng, chấn thương, đau đầu,…
Trường hợp tràn dịch khớp gối liên quan đến đau nhức xương khớp kèm nóng đỏ, sưng khớp gối. Dịch tiết trong khớp tăng sinh quá mức khiến bao hoạt dịch suy yếu, trương phồng chèn ép lên các dây chằng, dây thần kinh khiến bệnh nhân bị suy giảm khả năng vận động.
Người bệnh tràn dịch khớp gối có thể áp dụng phương pháp chườm đá sau khi chấn thương trong khoảng 48 giờ đồng hồ. Phương pháp chườm lạnh sẽ giúp hỗ trợ cải thiện các cơn co thắt cơ, giảm đau và tránh tình trạng sưng phù quá mức.

Bên cạnh đó, trường hợp tràn dịch do chấn thương có xuất huyết, khi máu ngừng chảy, người bệnh có thể chườm lạnh để giảm đau, giảm co thắt cơ và kết hợp tập luyện sau đó để duy trì chức năng tại khớp bị chấn thường. Nhiệt độ thấp của đá sẽ giúp cơ cử động tốt hơn, ít đau trong lúc tập do các dây thần kinh được làm tê tạm thời.
Tuy nhiên, thực tế phương pháp chườm lạnh chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giảm viêm, giảm sưng tại chỗ, không phải là biện pháp điều trị tràn dịch khớp gối dứt điểm. Đặc biệt trường hợp tổn thương sâu, có vết thương hở áp dụng biện pháp này thường không mang lại hiệu quả tối ưu.
Tốt hơn hết người bệnh sau chườm lạnh nên trực tiếp đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, theo dõi và điều trị bằng các biện pháp phù hợp, tránh các rủi ro không mong muốn ảnh hưởng đến khả năng vận động về sau.
Cách chườm đá giảm tràn dịch khớp gối
Vậy, cách chườm đá lạnh giảm đau tràn dịch khớp gối như thế nào là đúng? Việc áp dụng đúng cách làm giúp người bệnh giảm thiểu các rủi ro không mong muốn. Dưới đây là cách thực hiện, bạn đọc có thể tham khảo:
Chuẩn bị:
- Túi đá chuyên dụng
- Có thể thay thế bằng gói gel lạnh hoặc khăn ẩm cho vào tủ lạnh 15 phút.
Thực hiện:
- Đối với trường hợp da không có vết thương hở, không bị phồng hoặc trầy xước da, không có vết khâu, trước khi chườm bạn có thể xoa lên da một ít dầu nóng.
- Dùng túi chườm có đá hoặc miếng vải ẩm, gel lạnh chườm lên vùng da nơi bị tràn dịch khớp gối.
- Sau 5 phút chườm lạnh, bạn kiểm tra lại vùng da có bị chuyển màu hoặc thâm sẫm hay không. Nếu da bình thường không bị hồng, đỏ có thể tiếp tục chườm đá thêm 5 – 10 phút.
- Người bệnh không nên chườm quá 30 phút để tránh gây bỏng lạnh.
Trường hợp trên bề mặt da có vết rách, vết khâu không nên bôi dầu nóng trước khi chườm lạnh. Đồng thời, cần sử dụng miếng vải lót sạch dưới túi chườm để tránh làm ướt vùng tổn thương. Với các đối tượng không bôi dầu nóng, nên chườm đá thời gian ngắn để tránh làm tổn thương da.
Một số lưu ý cho người bị tràn dịch khớp gối
Bên trên là những thông tin liên quan đến thắc mắc: “Tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không?”, bạn đọc có thể tham khảo. Ngoài ra, để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý thêm một vài vấn đề dưới đây:

- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế tham gia các hoạt động mạnh, tránh xoay chuyển tư thế đột ngột khiến khớp gối bị tác động làm tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
- Duy trì cân nặng cân đối, tránh tình trạng thừa cân, béo phì khiến khớp gối chịu nhiều áp lực hơn, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và hiệu quả điều trị tràn dịch khớp gối.
- Bổ sung cho cơ thể lượng canxi cần thiết thông qua thức ăn, đặc biệt là nhóm thực phẩm từ hải sản có vỏ.
- Bổ sung lượng đạm hợp lý, ưu tiên thịt trắng, các loại cá, cua,… giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường đề kháng giúp quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi, uống đủ nước, tốt nhất nên bổ sung thêm các loại nước ép từ rau củ quả tươi sống giúp cơ thể nạp đủ lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu.
- Hạn chế ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá để bảo vệ một cơ thể khỏe mạnh.
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi để giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
- Cân bằng công việc và đời sống hàng ngày, không nên làm việc quá sức, stress kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp, nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
- Thay đổi thói quen sống không lành mạnh, nên duy trì thói quen tốt, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya để bảo vệ sức khỏe tổng thể, góp phần đẩy nhanh quá trình điều trị tràn dịch khớp gối.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp vấn đề: “Tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không?”. Chuyên gia cho rằng người bệnh có thể chườm đá giảm đau tại nhà, tuy nhiên cần thực hiện đúng, không chườm quá 30 phút để tránh gây bỏng da và ảnh hưởng đến chức năng của xương khớp.
Có thể bạn quan tâm:
TIN BÀI NÊN ĐỌC

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!