Thuốc Omeprazole: Tìm Hiểu Công Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Omeprazole là loại thuốc được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả điều trị vấn đề liên quan đến dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về công dụng, thành phần cách dùng và hướng dẫn các cách ứng phó trong trường hợp gặp tác dụng phụ khi sử dụng.

Tìm hiểu thuốc Omeprazole là gì?

Thuốc Omeprazole là dẫn xuất của benzimidazole, thuộc nhóm ức chế bơm acid dạ dày (PPI). Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày,… Thông thường, thuốc cần từ 1 đến 4 ngày để phát huy tác dụng.

Các dạng bào chế của Omeprazol bao gồm:

  • Viên nén giải phóng chậm: 10mg, omeprazol 20mg, 40mg.
  • Viên nang giải phóng chậm: Gồm 10mg, 20mg, 40mg.
  • Thuốc bột: 2.5mg/gói, 10mg/gói, 20mg/gói và 40mg/gói.
  • Bột pha tiêm: 40mg (ở dạng muối natri).

Omeprazole đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp phép năm 2015.

omeprazole
Omeprazole được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả điều trị vấn đề liên quan đến dạ dày

Sử dụng thuốc Omeprazole khi nào?

Thuốc Omeprazole được chỉ định trong điều trị các chứng bệnh sau:

  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Loét dạ dày tá tràng.
  • Khó tiêu do tăng tiết acid.
  • Loét dạ dày liên quan tới bệnh Crohn.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison
  • Ngăn ngừa ung thư thực quản.
  • Chữa lành tổn thương dạ dày thực quản do tiết acid.
  • Dự phòng loét dạ dày do stress hoặc do tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid.

Thành phần trong Omeprazole

Thành phần chính của thuốc là Omeprazol có tác dụng ức chế vi khuẩn trong dạ dày, thúc đẩy chữa lành các thương tổn tại niêm mạc bao tử.

Ngoài ra, một số thành phần phụ bao gồm Dinatri Hydrogen Orthophosphate, Calci Carbonat, đường Mannitol, Hydroxypropyl Methyl E5, Natri Lauryl Sulfat, Starch,… có tác dụng tạo môi trường phát huy dược tính của thuốc, giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh,

Hướng dẫn sử dụng thuốc dạ dày Omeprazole

Chuyên gia hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thuốc Omeprazole bằng đường uống và đường tiêm truyền tĩnh mạch.

Đường uống

Cách dùng: Omeprazol uống trước khi ăn từ 30 phút – 1 tiếng, thời điểm tốt nhất là uống trước bữa sáng hoặc trước bữa tối. Phải nuốt viên thuốc nguyên vẹn, không nhai nghiền hoặc mở.

Liều dùng an toàn:

  • Điều trị  triệu chứng khó tiêu do acid: Uống liều 10 – 20mg/ngày/lần, kéo dài 2 – 4 tuần.
  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản: 20mg/lần/ngày, kéo dài trong 4 tuần, sau đó thêm liều duy trì 10 – 20mg/lần/ngày trong 4 – 8 tuần nếu chưa lành hẳn.
  • Điều trị viêm thực quản: 40mg/lần/ngày, liều duy trì sau khi lành là 20mg/lần/ngày.
  • Điều trị loét dạ dày – tá tràng: Uống 20 – 40mg/ngày/lần trong trường hợp nặng, kéo dài 4 – 8 tuần.
  • Điều trị loét do thuốc chống viêm không steroid: Dùng 20mg/lần/ngày.
  • Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: Liều khởi đầu là 60mg/ngày/lần, liều duy trì từ 20 – 120mg/lần/ngày. Các liều trên 80mg cần chia thành 2 lần uống.
  • Điều trị đa u nội tiết: Liều 60mg/ngày/lần, liều duy trì có thể đến 80 – 120mg/ngày nhưng chia thành nhiều lần uống.
  • Dự phòng chống sặc acid khi gây mê: Một liều 40mg vào buổi tối trước phẫu thuật và 1 liều 40mg vào khoảng 2 – 6 tiếng trước phẫu thuật.
  • Trẻ nhỏ liều dùng theo cân nặng: 5mg/ngày/lần (trẻ từ 5 – 10kg), 10mg/ngày/lần (trẻ từ 10 – 20kg, 20mg/ngày/lần (trẻ trên 20kg).

Tham Khảo Thêm: Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ dày Tốt Nhất Hiện Nay

omeprazole
Liều dùng thuốc ở mỗi trường hợp sẽ khác nhau

Đường tĩnh mạch

Cách dùng: Trong trường hợp không thể dùng đường uống, người bệnh có thể dùng Omeprazol bằng đường tiêm tĩnh mạch trong thời gian ngắn hạn.

Liều dùng an toàn:

  • Liều dùng cho người lớn: Tiêm tĩnh mạch 40mg, tiêm truyền trong thời gian từ 20 – 30 phút với 100ml dung dịch glucose 5% hoặc Natri Clorid 0,9%.
  • Liều dùng cho trẻ em: Tiêm tĩnh mạch 500 microgam/kg ( tối đa 20mg) cho trẻ từ 1 tháng đến 12 tuổi, tăng lên tới 2mg/kg ( tối đa 40 mg), phối hợp cùng kháng sinh clarithromycin và amoxicilin theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý với thuốc dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch, cần pha bột Omeprazol với đúng dung môi kèm theo, tuyệt đối không sử dụng dung môi khác.

Thông tin về liều dùng Omeprazole chỉ mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, tùy từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng phù hợp nhất.

Cách xử lý an toàn khi quên liều và quá liều

  • Quên liều: Nếu quên dùng 1 liều thuốc, cần dùng càng sớm càng tốt. Nhưng nếu gần đến thời điểm uống liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như kế hoạch.
  • Quá liều: Theo dõi tình trạng cơ thể, nếu xuất hiện triệu chứng bất thường như tim đập nhanh, nôn mửa, đau đầu,… cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Omeprazole

Do thành phần dược tính cao nên không phải ai cũng phù hợp sử dụng Omeprazole.

Chỉ định:

Đối tượng đang có vấn đề về dạ dày bao gồm:

  • Đối tượng bị trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu do tăng tiết acid.
  • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng, loét dạ dày liên quan tới bệnh Crohn.
  • Người đang bị hội chứng Zollinger – Ellison.
  • Người loét dạ dày do stress hoặc do tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn cảm với thành phần Omeprazole.
  • Không sử dụng đồng thời với thuốc chứa Nelfinavir.

Thận trọng cho trường hợp:

  • Thuốc làm chậm chẩn đoán ở các xét nghiệm tổn thương ác tính ở dạ dày.
  • Người bệnh suy gan cần giảm liều do khả năng đào thải kém.
  • Thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại đường tiêu hóa.
  • Thận trọng ở người lái xe, vận hành máy móc do thuốc gây chóng mặt, buồn ngủ.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ.

Xem Thêm:

omeprazole
Do thành phần dược tính cao nên không phải ai cũng phù hợp sử dụng Omeprazole

Lưu ý tác dụng phụ của thuốc Omeprazole

Thuốc Omeprazole có tương đối ít tác dụng phụ và hầu hết đều lành tính và nhanh hồi phục.

Thường gặp:

  • Toàn thân: Đau đầu, buồn ngủ hoặc chóng mặt.
  • Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, táo bón, đau bụng, chướng bụng.

Ít gặp:

  • Thần kinh: Rối loạn cảm giác.
  • Da: Ngứa, mề đay, nổi ban đỏ.
  • Gan: Gây tăng transaminase tạm thời.

Hiếm gặp:

  • Toàn thân: Phù ngoại biên, đổ mồ hôi, phù mạch, sốc phản vệ.
  • Huyết học: Giảm tiểu cầu, bạch cầu, mất bạch cầu hạt và thiếu máu tán huyết tự miễn.
  • Thần kinh: Kích động, trầm cảm, lú lẫn có phục hồi, ảo giác, rối loạn thính giác.
  • Nội tiết: Ngực to ở đàn ông.
  • Tiêu hóa: Khô miệng hoặc nhiễm nấm Candida.
  • Gan: Vàng da, gây bệnh não gan ở người suy gan.
  • Hô hấp: Gây co thắt viêm phế quản.
  • Cơ – xương: Đau cơ, đau khớp.
  • Tiết niệu: Viêm thận kẽ.

Đối với các tác dụng phụ nhẹ, chuyên gia hướng dẫn cách ứng phó như sau:

  • Đau đầu: Dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp đầu, đồng thời nằm nghỉ ngơi trên giường để thư giãn đầu óc, thuyên giảm cơ đau đầu.
  • Tiêu chảy: Người bệnh cần bổ sung nhiều nước để bù lượng nước mất do tiêu chảy.
  • Táo bón: Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ từ rau củ và vitamin để làm mát cơ thể, thúc đẩy nhu động ruột tránh tiêu hóa.
  • Khô miệng: Tăng cường uống nhiều nước, kết hợp nước lọc và nước rau củ để bổ sung thêm vitamin, khoáng chất.
  • Ngứa da, nổi mẩn: Chườm lạnh lên vùng da bị nổi mẩn, ngứa ngáy, nhiệt độ thấp sẽ khiến mạch co lại, giảm ngứa và mẩn đỏ.

Trong trường hợp tác dụng phụ không thuyên giảm và có xu hướng nghiêm trọng hơn, người bệnh cần ngưng thuốc và bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ đưa ra phương pháp xử lý an toàn và thay thuốc (nếu cần).

Các thông tin về thuốc Omeprazole đã được tham vấn trực tiếp từ chuyên gia nên đảm bảo độ tin cậy. Nhưng khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà cần có hướng dẫn từ bác sĩ, dược sĩ.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Tài liệu hướng dẫn thực hành CHỮA BỆNH BẰNG MỘT HUYỆT

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sách Quy Kinh Chuẩn Pháp

Sách Quy Kinh Chẩn Pháp của Thầy Đỗ Đức Ngọc [ĐỘC QUYỀN]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sổ Tay Tìm Huyệt

Sổ Tay Tìm Huyệt – Công Dụng Và Cách Áp Dụng Chữa Bệnh [TẢI MIỄN PHÍ]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...