10 Loại Thuốc Trị Viêm Cổ tử Cung và Lưu ý khi dùng
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Các loại thuốc trị viêm cổ tử cung có tác dụng ức chế tác nhân gây bệnh, đồng thời khắc phục các biểu hiện lâm sàng do bệnh lý gây ra. Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp.
10 Loại thuốc điều trị viêm cổ tử cung tốt hiện nay
Viêm cổ tử cung đề cập đến tình tình vi khuẩn, nấm, virus, trùng roi tấn công vào niêm mạc âm đạo. Từ đó dẫn đến tổn thương, viêm cổ tử cung. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được thăm khám sớm, điều trị đúng cách.
Hiện nay, việc dùng thuốc Tây là phương pháp điều trị viêm cổ tử cung phổ biến vì mang lại hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi. Theo đó, thuốc có khả năng khắc phục tình trạng viêm nhiễm, thúc đẩy phục hồi tổn thương ở niêm mạc do bệnh lý gây ra. Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý:
1. Thuốc trị viêm cổ tử cung Chlorquinaldol 200mg
Chlorquinaldol thuộc nhóm kháng sinh mạnh thường được chỉ định trong điều trị viêm cổ tử cung. Thuốc được dùng ở dạng đặt để loại bỏ tình trạng viêm nhiễm do ký sinh trùng, nhiễm nấm, vi khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh đó, việc dùng thuốc đúng cách còn giúp kiểm soát các biểu hiện lâm sàng do bệnh lý gây ra như ngứa ngáy âm đạo, tiết nhiều khí hư, vùng kín có mùi hôi khó chịu. Đồng thời, thúc đẩy chữa lành và tái tạo niêm mạc bị tổn thương, từ kiểm soát bệnh lý nhanh chóng.
- Liều dùng tham khảo: Mỗi lần đặt 1 viên nang sâu vào âm đạo trước khi ngủ. Mỗi ngày đặt 1 lần trước khi ngủ. Thời gian dùng thuốc tối thiểu trong 18 ngày.
- Chống chỉ định: Không dùng thuốc Chlorquinaldol cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
- Tác dụng phụ: Trong thời gian dùng thuốc, có thể gây nóng rát ở âm đạo.
- Giá bán tham khảo: Thuốc trị viêm cổ tử cung Chlorquinaldol 200mg có giá bán tham khảo khoảng 110.000đ/ hộp.
2. Thuốc đặt âm đạo Promestriene 10g
Để kiểm soát tình trạng viêm ở cổ tử cung, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Promestriene 10g. Thuốc thuộc nhóm kháng sinh mạnh và được dùng ở dạng viên nén. Bệnh nhân sẽ đặt thuốc ở âm đạo để kiểm soát các biểu hiện lâm sàng và tiêu trừ tác nhân gây bệnh. Ngoài điều trị viêm cổ tử cung, loại thuốc này còn được dùng trong chữa trị một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác.
Thuốc có thành phần chính là Chlorquinaldol và Promestriene. Những hoạt chất này có tác dụng tiêu diệt vi nấm, vi khuẩn, virus gây bệnh. Hơn nữa, Promestriene còn mang lại hiệu quả trong việc tái tạo niêm mạc cổ tử cung bị tổn thương.
- Liều dùng: Mỗi ngày đặt 1 viên Promestriene vào sâu trong âm đạo trước khi ngủ. Thời gian đặt thuốc liên tục trong 20 ngày hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, người có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến nồng độ estrogen. Ngoài ra, không dùng Promestriene cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Tác dụng phụ: Chưa có ghi nhận
- Giá bán tham khảo: Thuốc đặt trị viêm cổ tử cung Promestriene có giá bán tham khảo khoảng 90.000đ/ hộp.
3. Thuốc trị viêm cổ tử cung Colposeptine
Colposeptine được biết đến là một trong những loại thuốc trị viêm nhiễm thường được bác sĩ chỉ định. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và làm sạch môi trường âm đạo. Bên cạnh đó, thành phần trong Colposeptine còn mang lại hiệu quả trong việc tái tạo các mô tế bào niêm mạc bị tổn thương.
Các hoạt chất có trong thuốc giúp cân bằng lượng estrogen trong cơ thể. Từ đó, giúp duy trì nồng độ pH trong môi trường âm đạo, phòng ngừa bệnh lý tái phát thường xuyên.
- Liều dùng tham khảo: Buổi tối trước khi đi ngủ, đặt 1 viên Colposeptine vào âm đạo. Thời gian sử dụng thuốc tối tiểu là trong 2 tuần, bao gồm các ngày đầu hành kinh.
- Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú và người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
- Tác dụng phụ: Trong thời gian dùng thuốc đặt Colposeptine có thể gây ra phản ứng trên cơ thể như nóng, ngứa ngáy âm đạo.
- Giá bán tham khảo: Thuốc Colposeptine trị viêm cổ tử cung có giá bán tham khảo khoảng 110.000đ/ hộp.
4. Thuốc kháng sinh Polygynax trị viêm cổ tử cung
Polygynax là kháng sinh thường được dùng trong điều trị các bệnh viêm phụ khoa ở dạng đặt. Thuốc được đánh giá có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng, dùng được cho trường hợp viêm cổ tử cung khi mang thai và sau sinh.
Thuốc chứa 3 hoạt chất chính, bao gồm:
- Polymyxin B sulfat: Hoạt chất này thuốc nhóm kháng sinh, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gram âm dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.
- Nystatin: Hợp chất này có khả năng ức chế, kháng các tác nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung. Trong đó, phổ biến nhất là các loại ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc nấm,…
- Neomycin sulfate: Thành phần này giúp tiêu diệt nấm, ký sinh trùng, virus, vi khuẩn,… Từ đó giúp kiểm soát các triệu chứng do bệnh lý gây ra.
Thuốc Polygynax có tác dụng tốt trong phác đồ điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… Ngoài ra, thuốc cũng có thể được chỉ định trong một số trường hợp khác như sinh thiết âm đạo, vùng âm đạo, nội soi cổ tử cung,…
- Liều dùng: Mỗi ngày đặt 1 viên Polygynax trước khi đi ngủ. Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào từng đối tượng, tình trạng sức khỏe.
- Chống chỉ định: Người quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
- Tác dụng phụ: Trong thời gian dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như nóng rát âm đạo, dị ứng nhẹ, kích thích niêm mạc.
- Giá bán tham khảo: Thuốc trị viêm cổ tử cung Polygynax có giá bán tham khảo khoảng 120.000 – 130.000 đ/ hộp.
5. Fluomizin – Thuốc điều trị viêm cổ tử cung
Fluomizin là thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc có thành phần chính là dequalinium chloride – đây là dạng hợp chất ammonium bậc 4 có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.
Nhờ đó, thuốc Fluomizin có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, cũng như sự phát triển quá mức của vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng. Từ đó, hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng sang những khu vực xung quanh.
- Liều dùng tham khảo: Mỗi ngày đặt 1 viên vào buổi tối trước khi ngủ. Thời gian dùng thuốc không quá 7 ngày
- Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. Phụ nữ mang thai, cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc.
- Tác dụng phụ: Thuốc Fluomizin có thể gây ra một số tác dụng phụ như nóng rát, ngứa ngáy âm đạo,…
- Giá bán tham khảo: Thuốc đặt âm đạo Fluomizin có giá bán tham khảo khoảng 105.000đ/ hộp 6 viên.
6. Thuốc trị viêm cổ tử cung Natizio
Để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và các triệu chứng lâm sàng do bệnh viêm cổ tử cung gây ra, bác sĩ có thể chỉ định Natizio. Thuốc có thành phần chính là Nystatin, Benzalkonium chloride, Diiodohydroxyquin.
Các thành phần trong thuốc có tác dụng tiêu diệt những tác nhân gây viêm nhiễm ở cổ tử cung do trùng roi, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm men,… gây ra.
- Liều dùng: Mỗi ngày dùng thuốc đặt âm đạo Natizio từ 1 – 2 lần. Liều dùng và thời gian sử dụng thuốc cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào mức độ triệu chứng bệnh lý.
- Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
- Tác dụng phụ: Trong quá trình dùng thuốc Natizio trị viêm cổ tử cung có thể gây ra một số vấn đề như ngứa ngáy, nóng rát âm đạo, nghiêm trọng hơn là xuất huyết âm đạo,…
- Giá bán tham khảo: Thuốc Natizio trị viêm cổ tử cung có giá bán tham khảo khoảng 200.000đ/ hộp.
7. Thuốc Azithromycin trị viêm cổ tử cung
Azithromycin là kháng sinh đường uống thuộc nhóm macrolid. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc với mục đích tiêu diệt vi khuẩn, nhất là vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumonia, Clostridium perfringens,…
- Liều dùng tham khảo: Người viêm cổ tử cung do lậu khuẩn được chỉ định dùng thuốc với liều lượng 2g duy nhất.
- Chống chỉ định: Không dùng thuốc Azithromycin cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Tác dụng phụ: Trong quá trình dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, đau tức bụng,…
- Giá bán tham khảo: Thuốc uống Azithromycin chữa viêm cổ tử cung có giá bán tham khảo khoảng 150.000 – 160.000đ/ hộp.
8. Doxycyclin – Thuốc trị viêm cổ tử cung hiệu quả
Trường hợp bị viêm cổ tử cung khởi phát do Chlamydia, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc đường uống Doxycyclin để kiểm soát. Thuốc có công dụng điều trị bệnh toàn thân, hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
Thành phần trong thuốc có khả năng tiêu trừ vi khuẩn gram âm và gram dương. Bên cạnh đó, thuốc còn có quá trình ức chế sự phát quá mức của các tác nhân gây viêm nhiễm ở niêm mạc.
- Liều lượng: Người bệnh dùng Doxycyclin với liều lượng 2 viên/ ngày và sử dụng trong vòng 1 tuần
- Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Tác dụng phụ: Trong quá trình dùng thuốc Doxycyclin có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, biến màu men răng, hại gan, buồn nôn,…
- Giá bán tham khảo: Thuốc điều trị viêm cổ cung Doxycyclin có giá bán tham khảo khoảng 81.000đ/ hộp.
9. Thuốc Metronidazol đường uống
Metronidazol được biết đến là thuốc điều trị viêm cổ tử cung đường uống được chỉ định phổ biến. Thuốc đặc trị xử lý tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn kỵ khí, khuẩn Trichomonas gây ra.
Thuốc có khả năng hấp thụ đường uống nên người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, tuân thủ liều dùng và thời gian dùng thuốc để đạt được kết quả tốt nhất.
- Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Tác dụng phụ: Thuốc điều trị viêm cổ tử cung Metronidazol có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt,…
- Giá bán tham khảo: Thuốc Metronidazol có giá bán tham khảo khoảng 200.000 – 300.000đ/ hộp.
10. Thuốc kháng sinh Acyclovir điều trị bệnh
Acyclovir là thuốc kháng sinh đường uống điều trị bệnh viêm cổ tử cung đi kèm tình trạng mụn rộp sinh dục. Theo đó, thuốc giúp tiêu trừ vi khuẩn gây bệnh, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng loét tổn thương ở âm đạo.
Người bệnh dùng thuốc Acyclovir với liều lượng và tần suất theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người quá mẫn với acyclovir, valacyclovir, người có vấn đề về thần kinh, người cao tuổi.
- Tác dụng phụ: Trong quá trình dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như đau bụng, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, táo bón,…
- Giá bán tham khảo: Thuốc Acyclovir có giá bán tham khảo khoảng 35.000 – 40.000đ/ hộp.
Một số lưu ý khi dùng thuốc trị viêm cổ tử cung
Các loại thuốc điều trị viêm cổ tử cung có tác dụng cải thiện các triệu chứng lâm sàng, khắc phục tình trạng viêm nhiễm thông qua kiểm soát các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, việc tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng và gây ra các rủi ro.
Do đó, trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ sử dụng thuốc điều trị viêm cổ tử cung khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cần tuân thủ liều lượng, tần suất dùng thuốc để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
- Tránh tình trạng ngưng dùng thuốc hoặc tăng/ giảm liều dùng khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Bởi tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc và tác động xấu đến quá trình điều trị cũng như sức khỏe tổng thể.
- Đối với các loại thuốc đặt điều trị bệnh, bạn cần vệ sinh vùng kín và tay trước khi đặt thuốc. Điều này giúp hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập và khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn.
- Thời gian đặt thuốc tốt nhất là vào buổi tối trước khi ngủ
- Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị viêm cổ tử cung.
- Người bệnh cần đảm bảo vùng kín luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Đồng thời không thụt rửa sâu trong âm đạo.
- Trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần thông báo với bác sĩ để được thăm khám và xử lý đúng cách.
- Chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ để giúp kiểm soát bệnh lý, đồng thời phòng ngừa biến chứng.
Bài viết đã tổng hợp các loại thuốc điều trị viêm cổ tử cung và một số lưu ý trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất và tránh phát sinh tác dụng phụ, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!