
Các Loại Thuốc Kháng Viêm Giảm Đau Xương Khớp Thông Dụng
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau gần như là nhu cầu thiết yếu của hầu hết người bệnh xương khớp. Hiện nay, loại thuốc này được chia làm nhiều nhóm, trong mỗi nhóm sẽ có nhiều loại khác nhau, sở hữu các ưu nhược điểm, giá thành khác nhau. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Cùng tìm hiểu một số loại thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp được dùng phổ biến nhất hiện nay.

Sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp có nên hay không?
Một thống kê cho thấy hiện tại có hơn 100 loại bệnh cơ xươthng khớp khác nhau và triệu chứng đặc trưng của hầu hết các bệnh này là gây đau nhức, tổn thương quá mức dẫn đến viêm khớp. Không chỉ vậy, bệnh còn làm hạn chế khả năng vận động, đi lại, thậm chí gây bại liệt, tàn phế nếu không điều trị kịp thời.
Việc điều trị các bệnh xương khớp là cả một quá trình kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, việc sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp là phương pháp được nhiều người ưu tiên chọn lựa. Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể, mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc giảm đau, chống viêm phù hợp.

Nhóm thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp nhằm mục đích giảm thiểu cơn đau, chống lại quá trình viêm khớp do bị tổn thương cùng nhiều triệu chứng đi kèm khác. Ưu điểm của các loại thuốc tân dược chính là đem lại kết quả giảm đau, chống viêm nhanh chóng, tiện lợi, dễ sử dụng. Đồng thời, nhóm thuốc này còn có khả năng hỗ trợ cải thiện khả năng vận động cũng như nâng cao chất lượng xương khớp.
Hiệu quả của nhóm thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp là không thể phủ nhận. Tuy nhiên việc sử dụng nó một cách thường xuyên đến mức lạm dụng, tự ý nâng liều cao trong thời gian dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
TOP các loại thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp được sử dụng nhiều
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc khác nhau được chia làm nhiều nhóm khác nhau, chủ yếu ở dạng đơn chất hoặc phối hợp. Có thể kể đến một số loại sau đây:
1. Paracetamol – Thuốc giảm đau thông thường
Đây là một trong những loại thuốc giảm đau được nhiều người chọn lựa sử dụng vì không cần kê đơn của bác sĩ. Không chỉ có tác dụng giảm đau cho những trường hợp bệnh nhẹ và vừa, Paracetamol còn giúp hạ sốt và kháng viêm nhưng không đáng kể.
Thuốc được đánh giá tương đối lành tính nếu sử dụng đúng liều lượng. Khi sử dụng trong điều trị bệnh xương khớp, thuốc gần như không gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp hay hệ tim mạch, không làm thay đổi sự cân bằng của acid – base trong cơ thể… cùng nhiều tác dụng phụ như các loại thuốc khác. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng Paracetamol không kết hợp với rượu bia vì sẽ làm tăng nguy cơ gây ngộ độc gan.

Liều dùng: Liều dùng để giảm đau xương khớp dành cho người lớn phổ biến là liều paracetamol 500mg tương đương 1 viên nén. Uống 1 – 2 viên/ liều, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng.
Giá bán: Paracetamol đang được bán trên thị trường với giá khoảng 32.000 VNĐ/ hộp x 5 vỉ, 10 viên/ vỉ.
2. Thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp Acetaminophen
Acetaminophen là loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến. Thuốc phát huy công dụng dựa trên khả năng tác động đến các bộ phận của não, giúp ức chế khả năng cảm thụ cơn đau, hỗ trợ kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Các chuyên gia cho biết, thực chất acetaminophen là thành phần được tìm thấy trong nhiều loại thuốc OTC và thuốc kê toa. Hoạt chất này được đánh giá phù hợp điều trị làm giảm cơn đau từ mức độ nhẹ đến vừa.
Liều dùng:
Đối với người lớn:
- Liều thuốc dạng thuốc phóng thích nhanh: dùng 325 – 1g acetaminophen mỗi 4 – 6 tiếng, tương đương 2 viên acetaminophen 500mg. Không dùng quá 4g trong vòng 24 tiếng.
- Liều thuốc phóng thích kéo dài: trung bình 1300mg cách nhau mỗi 8 tiếng. Liều tối đa là 3900 mg trong vòng 24 giờ.
Đối với trẻ em
Cần hết sức thận trọng khi sử dụng acetaminophen cho trẻ em dưới 12 tuổi. Liều dùng cơ bản thường được tính theo cân nặng, trung bình 10 – 15mg/ kg cân nặng cách nhau 4 – 6 tiếng. Còn với trẻ trên 12 tuổi có thể sử dụng liều tương tự người lớn.
3. Thuốc giảm đau khớp NSAIDs
Đây cũng là một trong những loại thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ giảm đau nhức, sưng viêm khi mắc các bệnh xương khớp. Thuốc phát huy tác dụng dựa trên cơ chế ức chế men chuyển COX và COX 2. Mặc dù đem lại hiệu quả khá cao nhưng nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
Trong các loại thuốc giảm đau khớp NSAIDs có cấu trúc không chứa nhân steroid và thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp dùng thuốc acetaminophen không đạt hiệu quả như mong muốn. Một số loại thuốc giảm đau khớp NSAIDs phổ biến như: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen…

Nhóm thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng và có độ mạnh khác nhau để sử dụng cho từng nhóm đối tượng từ trẻ em, người lớn và người cao tuổi. Những người mắc bệnh đau bao tử nên sử dụng nhóm thuốc này nhưng loại ít gây tác dụng phụ như Meloxicam, Celecoxib, ketorolac…
Lưu ý chống chỉ định sử dụng thuốc NSAIDs cho phụ nữ mang thai, người bị xuất huyết dạ dày, người bị suy gan thận, dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc hoặc trẻ em dưới 12 tuổi…
Liều dùng
Liều dùng chung cho người lớn, người cao tuổi cơ bản như sau:
- Meloxicam: dùng 7.5mg/ lần, sử dụng 1 – 2 lần trong ngày tùy theo mức độ và tần suất đau nhức, dùng sau khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Ketorolac: 30mg cách mỗi 6 tiếng dùng dưới dạng tiêm. Liều tối đa không vượt quá 120mg/ ngày.
Giá bán:
- Ketorolac: 10.000 VNĐ/ ống dose 15mg/ml.
- Meloxicam: 50.000/ hộp x 3 vỉ x 10 viên/ vỉ 7,5mg.
4. Thuốc giảm đau khớp gây nghiện Opioid
Đúng như tên gọi đây là loại thuốc có công dụng giảm đau gây nghiện và thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp đau nhức xương khớp nặng như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, chấn thương nặng, gai cột sống… Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng các loại thuốc Opioid cho phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, người bị suy giảm chức năng gan thận hay đang sử dụng thuốc IMAO…
Thuốc giảm đau Opioid được chia làm 2 nhóm chính gồm:
- Nhóm giảm đau yếu: Có 2 loại điển hình được sử dụng phồ biến trong nhóm này là Codein (có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa nhưng dễ gây táo bón nếu sử dụng lâu dài) và Tramadol (dùng cho các cơn đau từ trung bình đến nặng, ít tác động đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa).
- Nhóm giảm đau mạnh: Được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị đau nhức khớp nghiêm trọng và không đáp ứng với các loại thuốc vừa kể trên. Một số loại phổ biến trong nhóm này như morphin, pethidin hydroclorid, fetanyl…
Liều dùng:
- Liều dùng của nhóm liều yếu: Đối với Codein dùng liều 30 – 60mg cách nhau khoảng 4 – 6 tiếng và dùng tối đa 240mg/ ngày; trẻ em từ 1 – 12 tuổi dùng liều 3mg/ kg/ ngày và chia làm 6 liều nhỏ. Đối với Tramadol dùng liều tấn công 100mg, liều duy trì từ 50 – 100mg cách nhau mỗi 6 tiếng, không dùng quá 400mg/ 24 tiếng dưới dạng viên uống. Còn đối với dạng tiêm tĩnh mạch chậm Tramadol, nếu cơn đau nặng tiêm liều 100mg, sau đó giảm xuống còn 50 – 100mg cách nhau mỗi 4 – 6 tiếng.
- Liều dùng nhóm opioid mạnh: Liều dùng morphin khởi đầu thường là 60mg/ ngày và điều chỉnh tăng giảm sau mỗi 4 – 8 tiếng; thuốc Pethidin hydroclorid dạng tiêm giảm đau với liều 100mg; fetanyl được sử dụng dưới dạng miếng dán 25µg tương đương liều 90mg morphin.
Giá bán: Các loại thuốc này là thuốc kê đơn chỉ có thể tìm mua ở các quầy thuốc trực thuộc trong bệnh viện và chỉ mua được khi có toa thuốc của bác sĩ.
5. Thuốc giảm đau khớp tại chỗ
Thuốc giảm đau khớp tại chỗ là các loại thuốc dùng ngoài da, có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Nhóm các loại thuốc này được đánh giá cao về sự an toàn khi sử dụng nhưng hiệu quả mà nó đem lại chỉ mang tính chất tạm thời, người bệnh vẫn cần phải kết hợp với một số loại thuốc trị viêm khớp khác để tăng hiệu quả điều trị.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc dùng ngoài da khác nhau để hỗ trợ giảm đau, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng loại thuốc phù hợp và an toàn. Các chế phẩm thuốc có chứa thành phần tinh dầu như tinh dầu quế, tinh dầu tràm, eugenol, camphor, menthol,… Ngoài ra, một số thành phần hoạt chất có khả năng kháng viêm như diclofenac, methyl salicylic, ketoprofene… được bào chế dưới dạng nóng và lạnh. Trong đó:

- Dạng thuốc được bào chế dưới dạng làm lạnh tại chỗ thường được nhiều người bệnh chọn lựa sử dụng phổ biến, nhất là đau nhức do chấn thương khi chơi thể thao hoặc bị nhiễm trùng các ổ khớp. Thuốc thường được dùng dưới dạng cao dán, cồn xoa bóp…
- Dạng thuốc được bào chế nóng như salonpas gel hoặc dán, deep heat, sungaz, perkindon… Các loại thuốc này thường được sử dụng khi khớp đau nhức do chấn thương phần mềm, đau khớp, giãn dây chằng, căng cơ. Lưu ý không sử dụng loại thuốc này khi bị đau khớp kèm theo sưng viêm vì sẽ càng làm tăng nặng tình trạng sưng viêm, phù nề.
Giá bán: Tùy theo từng dòng thuốc và dung tích (dạng tuýp) mà giá bán của nhóm thuốc giảm đau tại chỗ này dao động trong khoảng 20.000 – 100.000 VNĐ (đối với thuốc bôi) và 8.000 – 10.000 VNĐ đối với miếng dán.
6. Thuốc giảm đau thần kinh
Nhóm thuốc này có tác dụng rất mạnh mạnh, phát huy tác dụng dựa trên khả năng ức chế, làm tê liệt sự cảm thụ cơn đau của hệ thần kinh trung ương. Trong nhóm thuốc này chủ yếu chứa thành phần Morphin dạng muối. Nhóm này thường được chỉ định sử dụng để giảm đau cho những trường hợp như:
- Người bệnh bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm… bị đau nhức khớp mức độ vừa và nặng.
- Thuốc còn có tác dụng hỗ trợ chữa trị một số hội chứng như chứng tay chân không yên, bệnh động kinh…
- Chống chỉ định sử dụng nhóm thuốc này cho người dưới 18 tuổi hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
- Sử dụng thuốc không đúng cách, lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ra suy nhược cơ thể, phù nề, giữ nước, tăng huyết áp, run rẩy tay chân, rối loạn tư duy…
Liều dùng:
Loại thuốc phổ biến được dùng nhiều trong nhóm này là Gabapentin. Liều dùng cơ bản dùng cho người bị đau nhức xương khớp do mắc các bệnh lý thần kinh như sau:
- Liều khởi đầu: 100 – 300mg/ lần/ ngày, uống vào buổi tối sau khi ăn no và chỉ dùng tối đa 3 – 7 ngày.
- Liều duy trì: 600mg/ lần, uống 3 lần/ ngày và uống sau mỗi bữa ăn.
Giá bán: Thuốc Gabapentin hiện đang được bán trên thị trường với giá 1.178.000 VNĐ/ hộp x 10 vỉ, 10 viên/ vỉ.
7. Thuốc giảm đau kháng viêm steroid
Nhóm thuốc này thường đem lại hiệu quả giảm đau kháng viêm từ mạnh cho đến rất mạnh. Chính vì vậy nên chỉ được sử dụng khi các loại thuốc giảm đau thông thường không đem lại hiệu quả. Trong các loại thuốc này chủ yếu chứa các dược chất như: Methylprednisolone, Dexamethasone, Betamethasone…
Các loại thuốc thuộc nhóm này giúp giảm đau dựa trên cấu trúc tương tự các tuyến hormone thượng thận. Trường hợp nếu uống không hiệu quả, người bệnh có thể thực hiện tiêm để đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, không được lạm dụng loại thuốc này, chỉ dùng khi các loại thuốc thông thường không hiệu quả vì thuốc rất dễ gây tác dụng phụ như tăng chỉ số đường huyết, suy tuyến thượng thận, loãng xương…

Đối tượng sử dụng:
- Chủ yếu dùng cho những người bị đau nhức xương khớp nặng, kèm theo co thắt, cứng cơ…
- Những người mắc bệnh lý gan thận hoặc viêm khớp cấp tính cũng có thể sử dụng loại thuốc này.
Liều dùng:
Có hai loại thuốc thường dùng phổ biến trong nhóm này là Tolperisone và Eperisone. Liều dùng cơ bản dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi như sau:
- Tolperisone: Bắt đầu sử dụng với liều tối thiểu 150mg/ ngày trong trường hợp nhẹ, nếu đau nặng có thể sử dụng liều 450mg/ ngày, chia làm 3 lần uống trong ngày và chỉ uống sau khi đã ăn no.
- Eperisone: Dùng liều 150mg/ ngày, chia làm 3 lần uống và cũng uống sau khi ăn no.
Giá bán: Giá thuốc Tolpersione là 70.000 VNĐ / hộp x 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên 50mg; thuốc Eperisone có giá 200.000 VNĐ/ hộp x 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên 50mg.
8. Thuốc chống thấp khớp
Loại thuốc chống thấp khớp điển hình nhất là thuốc Methotrexate, có hiệu quả giảm đau, chống viêm hiệu quả đối với một số bệnh lý xương khớp liên quan đến hệ miễn dịch. Nhóm thuốc này phát huy công dụng dựa trên khả năng tác động và xử lý nguyên nhân gây bệnh, từ đó làm giảm triệu chứng chứ không giảm đau trực tiếp như các loại thuốc khác.
Thuốc này thường được chỉ định sử dụng cho một số lý xương khớp tự miễn như viêm dính khớp, viêm đa khớp, viêm khớp liên cầu… Tuy nhiên, chống chỉ định sử dụng cho những người có tiền sử mắc bệnh gan thận, suy nhược cơ thể, dinh dưỡng kém hay phụ nữ mang thai… Vì khi sử dụng lâu dài loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn trong cơ thể do ức chế trực tiếp đến hệ thống miễn dịch.
Liều dùng: Liều bắt đầu 7.5mg/ ngày và tăng dần cho đến mức tối đa là 20mg/ ngày, chia làm 3 lần uống sau mỗi bữa ăn.
Giá bán: Thuốc Methotrexate hiện được bán trên thị trường với mức giá 3.000 – 5.000 VNĐ/ viên dose 2.5mg.
9. Thuốc Glucosamine giảm đau xương khớp cho người già
Hiện nay, trên thĩ trường bán rất phổ biến loại thuốc giảm đau nhức xương khớp Glucosamine này. Thuốc này đem lại nhiều công dụng khác nhau như giảm đau nhức, hỗ trợ chống viêm khớp, cải thiện chất lượng xương khớp, kích thích cơ thể sản dịch nhầy ổ khớp và phục hồi tái tạo sụn khớp bị tổn thương. Chính vì vậy, rất nhiều người lớn tuổi chọn lựa sử dụng loại thuốc này để phòng ngừa các bệnh lý xương khớp.

Liều dùng và cách dùng: Mỗi ngày uống 1- 2 lần, mỗi lần uống 1 viên, uống sau mỗi bữa ăn. Nhớ uống cùng thật nhiều nước để thuốc dễ dàng hấp thụ vào trong cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Giá bán: Thuốc Glucosamine có giá bán dao động trong khoảng 1.200.000 – 1.300.000 VNĐ/ lọ x 375 viên.
10. Thuốc chống thoái hóa
Mặc dù đây không phải loại thuốc có khả năng làm giảm cơn đau nhức trực tiếp nhưng nó có khả năng hỗ trợ giảm đau cùng các triệu chứng đi kèm khác của bệnh. Trong các loại thuốc chống thoái hóa thường chứa nhiều thành phần hoạt chất, điển hình như glucosamine, collagen type 2, chondroitin…
Không chỉ hỗ trợ giảm đau mà loại thuốc này còn có nhiệm vụ chính là tác động, hỗ trợ phục hồi tái tạo xương khớp, tăng cường chức năng khớp, ngăn chặn tái phát bệnh trong thời gian dài. Chính vì vậy, những đối tượng bị đau nhức xương khớp lâu năm từ nhẹ đến vừa, thoái hóa sụn khớp… có thể cân nhắc chọn lựa sử dụng loại thuốc này.
Tuy nhiên, chống chỉ định sử dụng với những người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú… để tránh gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Liều dùng:
Các chuyên gia khuyến cáo sử dụng thuốc này với liều 2 – 3 viên/ lần, ngày uống 1 – 2/ lần. Kiên trì sử dụng đều đặn hằng ngày trong vòng 3 – 6 tháng để đạt được kết quả cải thiện bệnh rõ rệt.
GIá bán: Giá thuốc dao động trong khoảng 500.000 – 1.000.000 VNĐ/ hộp x 100 viên nén.
11. Thuốc giãn cơ vân
Loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng phổ biến trong hầu hết các bệnh lý xương khớp. Thuốc có tác dụng khá mạnh với khả năng giải phóng sự căng cơ, từ đó giảm đau nhức hiệu quả. Có thể sử dụng thuốc đơn độc hoặc kết hợp với một số loại thuốc giảm đau không steroid khác để tặng hiệu quả, giảm tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc như Cyclobenzaprine (Flexeril), Metaxalone (Skelaxin), TIZANIDINE (Zanaflex) hoặc vài loại khác.

Liều dùng
- Liều khuyến cáo: 5 – 10mg Cyclobenzaprine/ lần, uống 3 lần/ ngày.
- Liều tối đa: khoảng 30mg/ ngày. Nhớ uống cùng một ly nước đầy và chỉ uống sau khi đã ăn no.
Tác dụng phụ: Tránh lạm dụng thuốc qá mức vì thuốc có khả năng gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, khó chịu, tức ngực, đau bụng, rối loạn nhịp tim, nước tiểu sẫm màu, suy nhược cơ thể…
12. Gel bôi giảm đau nhức khớp Banterin Kowa EX
Đây là sản phẩm thuốc có xuất xứ từ Nhật Bản và được rất nhiều người ưa chuộng chọn lựa để giảm đau nhức xương khớp an toàn, nhanh chóng. Sản phẩm này được sản xuất dưới dạng gel bôi, có chiết xuất từ tinh chất thiên nhiên là dầu bạc hà kết hợp với thành phần Indometacin (một chất giảm đau có trong nhóm thuốc NSAIDs).
Bên cạnh đó, thuốc còn có chứa một số thành phần phụ khác như Glyceryl monostearate, carboxyvinyl polymer, polyoxyethylene alkyl ether disodium edetate, Polysolvate 60, bisulfite, paraben, Sorbitan, Natri Hidroxide, glycerolglycerin, MYRISTATE, Diisopropyl adipate…
Thuốc được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị đau nhức xương khớp, đau mô, cơ, bị giãn dây chằng, đau vai gáy, cổ tay, khuỷa tay, đầu gối hoặc có các vết bầm tím, sai khớp, bong gân…
Liều dùng và cách dùng
- Thuốc được dùng để bôi ngoài da, bôi tối đa 4 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 6 tiếng. Những người đau nhẹ và không thường xuyên chỉ cần bôi 2 – 3 lần/ ngày.
- Vệ sinh vùng da bị đau khớp, sát khuẩn sạch rồi bôi lên một lượng gel vừa đủ, xoa đều nhẹ nhàng cho đến khi gel thẩm thấu hết vào da.
Giá bán: Tại Việt Nam, sản phẩm gel bôi ngoài da Betarin Kowa EX có giá khoảng 350.000 – 400.000 VNĐ/ tuýp 60g.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp
Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng đều phải cẩn trọng vì thuốc tân dược chứa các thành phần dược chất nếu lạm dụng quá mức có thể gây ra tác dụng khó lường. Vì vậy, hãy lưu ý một số điều sau đây để tránh xảy ra tình trạng này:

- Thăm khám tại bệnh viện nếu có các triệu chứng đau nhức, viêm khớp để được bác sĩ kê đơn loại thuốc phù hợp.
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian quy định, nếu sau thời gian này các triệu chứng không thuyên giảm (thường là sau 7 ngày), hãy ngưng sử dụng và tái khám lại để được đổi thuốc khác hiệu quả hơn.
- Không tự ý kết hợp các loại thuốc giảm đau với nhau, đặc biệt không kết hợp giữa Đông y, Tây y hay thuốc Nam khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Những người có tiền sử mắc bệnh dị ứng, tim mạch, gan, thận hay nghiện rượu… không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau vừa kể trên.
- Đối với các loại thuốc dạng viên cần uống nhiều nước, còn dạng thuốc bôi cần chú ý làm sạch da và không bôi lên vết thương hở, nổi mụn, thủy đậu, mưng mủ…
Trên đây là một số loại thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý xương khớp thường gặp. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần thăm khám tại bệnh viện để biết rõ hơn về tình trạng bện cũng như sử dụng đúng loại thuốc phù hợp, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!