Thuốc Chữa Viêm Loét Dạ Dày

4 thuốc Tây chữa viêm loét dạ dày phổ biến nhất:

  • Kháng sinh diệt Hp: Nếu viêm loét do vi khuẩn Hp, sử dụng kháng sinh kết hợp như Amoxicillin, Tinidazole, Doxycycline.
  • Thuốc kháng H2: Gồm Ranitidine, Famotidine, Nizatidine giúp cân bằng acid, giảm viêm đau dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton: còn được gọi là thuốc kháng tiết, đây là nhóm thuốc tác động vào tế bào đích có tác dụng ngăn chặn quá trình sản sinh ra acid. Bao gồm: Pantoprazole, Rabeprazole, Omeprazole.
  • Thuốc hạn chế tiết dịch vị: kiểm soát acid và dịch vị, ngăn cản dạ dày tiết ra quá nhiều và dẫn đến trào ngược lên thực quản. Bao gồm: Thuốc dạ dày chữ Y, Gastro, Thuốc chữa dạ dày chữ P
  • Ưu điểm: Tác dụng nhanh, ức chế vi khuẩn Hp.
  • Nhược điểm: Tiềm ẩn tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn.

3 Thực phẩm chức năng hỗ trợ viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Gastfuco: Chiết xuất từ thảo dược, bảo vệ đường tiêu hóa, hỗ trợ viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược.
  • Nhất Nhất: Dạng viên, chứa Bán hạ, cam thảo, mộc hương, hỗ trợ viêm loét, ợ chua, đau rát.
  • Cumargold: Tinh chất nghệ tươi, chữa lành vết viêm loét, ức chế vi khuẩn Hp, giảm ợ hơi, ợ chua.
  • Lưu ý: Thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ, không thay thế thuốc chữa bệnh. Tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý dễ gây ra biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và xử lý dứt điểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, ngay từ khi xuất hiện các dấu hiệu ban đầu, người bệnh nên sử dụng thuốc đặc trị viêm loét dạ dày – tá tràng để điều trị và ngăn chặn kịp thời các biến chứng có thể xảy ra.

Các loại thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Hiện nay trên thị trường không khó để tìm được các loại thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng đem lại tác dụng tối đa cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. Tốt nhất nên sử dụng theo hướng dẫn từ các chuyên gia. Hãy cùng tìm hiểu top 7 thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tốt nhất.

Điều trị viêm loét dạ dày bằng Tây y

Thuốc Tây là lựa chọn khá phổ biến, tác dụng nhanh, hiệu quả mạnh. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số nhóm thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng nhất định.

Thuốc kháng sinh diệt Hp

Nếu nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Hp, thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp. Những loại thuốc kháng sinh này không sử dụng một cách đơn lẻ mà được kết hợp với nhau để điều trị. 

Thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng thường được đông đảo bệnh nhân lựa chọn
Thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng thường được đông đảo bệnh nhân lựa chọn

Một số nhóm thuốc phổ biến, thường được kê trong phác đồ bao gồm:

  • Nhóm thuốc lactam: Amoxicillin,  Penicillin, Ampicillin
  • Nhóm quinolon, imidazoles: Tinidazole, Metronidazol, Secnidazole,…
  • Nhóm thuốc cyclin: Doxycycline, Tetracycline
  • Nhóm thuốc macrolides:  Erythromycin,  Roxithromycin, Clarithromycin, Azithromycin,…
  • Nhóm thuốc  Bisthmus: Pepto Bismol,  Trymo, Denol.

Thuốc kháng H2

Thuốc kháng H2 được chia thành các phác đồ điều trị theo từng giai đoạn cụ thể, tiêu biểu như sau:

  • Thuốc kháng H2 thế hệ 2: Ranitidine (Zantac, Raniplex, Zantac, Histac, Lysin, Aciloc…)
  • Thuốc kháng H2 thế hệ 3: Famotidine (Servipep,  Quamatel, Pepcidine, Pepcid, Pepdine)
  • Thuốc kháng H2 thế hệ 4 thường được chỉ định sử dụng Nizaxid (Nizatidine)

Thuốc kháng H2 là loại thuốc được sử dụng để cân bằng quá trình tiết dịch acid trong dạ dày, do đó sẽ làm giảm được tình trạng viêm đau dạ dày, hạn chế tổn thương, bào mòn do dịch vị gây ra. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc sao cho hợp lý.

Thuốc ức chế bơm proton 

Thuốc ức chế bơm proton còn được gọi là thuốc kháng tiết, đây là nhóm thuốc tác động vào tế bào đích có tác dụng ngăn chặn quá trình sản sinh ra acid. Các loại thuốc nhóm proton thường được sử dụng bao gồm: Pantoprazole, Rabeprazole, Omeprazole,….

Các phác đồ Tây y điều trị bệnh thường được sử dụng kết hợp nhiều thuốc
Các phác đồ Tây y điều trị bệnh thường được sử dụng kết hợp nhiều thuốc

Đây được đánh giá là nhóm thuốc có tác dụng mạnh nhất nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh. Tác dụng phụ chủ yếu là nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, giảm sức đề kháng của cơ thể, nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và mắc một số bệnh lý khác.

Thuốc hạn chế tiết dịch vị

Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát acid và dịch vị, ngăn cản dạ dày tiết ra quá nhiều và dẫn đến trào ngược lên thực quản. Thông thường bác sĩ chỉ định một số thuốc hạn chế tiết dịch vị sau:

  • Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel): Có xuất xứ từ Hàn Quốc, được bào chế ở hỗn hợp dịch; Giúp giảm đau dạ dày, điều trị viêm loét và kiểm soát acid trong dạ dày hiệu quả.
  • Gastro: Là thuốc điều trị giúp giảm tình trạng đau nhức dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP, trung hòa dịch vị acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn chặn tình trạng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu do trào ngược dạ dày.
  • Thuốc chữa dạ dày chữ P (Phosphalugel): Xuất xứ từ Pháp, là thuốc có tác dụng chữa các bệnh lý về dạ dày như: viêm dạ dày cấp và mãn tính, viêm thực quản, trào ngược dạ dày,...

Thuốc chữa đau dạ dày chữ P được sử dụng khá phổ biến
Thuốc chữa đau dạ dày chữ P được sử dụng khá phổ biến

LƯU Ý: Việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Người bệnh cần tìm hiểu rõ để có thể lựa chọn được thuốc thích hợp nhất với tình trạng bệnh.

  • Ưu điểm: Tác dụng nhanh, có khả năng ngăn ngừa hoạt động và ức chế vi khuẩn HP phát triển gây bệnh rất tốt. Đồng thời, thuốc còn giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm loét khó chịu.
  • Nhược điểm: Đây là nhóm thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng dễ để lại tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày, tá tràng,... Đặc biệt là tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc dễ khiến bệnh tái phát và khó xử lý dứt điểm về sau.

Khi dùng các thuốc Tây này, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn từ BS chuyên khoa để tránh phản tác dụng khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm chức năng hỗ trợ trị viêm loét dạ dày tá tràng

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng từ Tây y, trong một số trường hợp người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh. 

Thực phẩm chức năng Gastfuco

Gastfuco là sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược như cam thảo dây, bồ công anh, lá khôi, khổ sâm và rất nhiều tá dược tốt khác. Sản phẩm có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa, đặc biệt là hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm thực quản, trào ngược dạ dày thực quản,....

Thuốc Gastfuco có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả
Thuốc Gastfuco có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả

Đối tượng sử dụng Gastfuco: Người viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày tái phát nhiều lần hoặc bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Liều dùng:

  • Trước bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ.
  • Trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng lần đầu sử dụng mỗi ngày 4 viên chia làm 2 lần và dùng trong thời gian 1 tháng.
  • Người viêm loét dạ dày - tá tràng lâu năm nên uống ngày 6 viên, chia làm 2 lần trong vòng 1 tháng. Sau 1 tháng thì giảm liều dùng xướng còn 4 viên một ngày, chia làm 2 lần và thời gian dùng từ 2 đến 3 tháng.

Thuốc chữa đau dạ dày Nhất Nhất

Thuốc chữa đau dạ dày Nhất Nhất là sản phẩm được điều chế thành dạng viên với các thành phần thảo dược tự nhiên như: Bán hạ, cam thảo, mộc hương, chè dây, trần bì,…

Thuốc dạ dày Nhất Nhất cũng là một trong những thuốc dạ dày phổ biến trên thị trườngThuốc dạ dày Nhất Nhất cũng là một trong những thuốc dạ dày phổ biến trên thị trường
Thuốc dạ dày Nhất Nhất cũng là một trong những thuốc dạ dày phổ biến trên thị trường

Công dụng:

  • Dùng để điều trị các triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mãn tính.
  • Hỗ trợ điều trị chứng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, đau rát vùng thượng vị và rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh ăn không tiêu, chán ăn,...

Liều dùng: Người bệnh ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên vào lúc đói.

Thuốc trị đau dạ dày Cumargold

Cumargold là thuốc được bào chế từ các thảo dược có trong tự nhiên, đặc biệt thành phần chính đó là tinh chất nghệ tươi. Trong nghệ tươi có chứa thành phần Curcumin đây là hoạt chất có tác dụng giúp nhanh lành vết loét.

Tác dụng:

  • Chữa lành vết viêm loét nhanh chóng, giảm nhanh các cơn đau và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày hiệu quả.
  • Ngoài ra có tác dụng gây ức chế vi khuẩn Hp, hạn chế tác nhân đau dạ dày, tá tràng và giảm nhanh chứng ợ hơi, ợ chua.

Cumargold là một trong những TPCN giúp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Cumargold là một trong những TPCN giúp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi sử dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên thuốc.
  • Trẻ em từ 6 - 12 tuổi mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
  • Người bệnh nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ để có thể hấp thu thuốc tốt nhất.

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc dạng thực phẩm chức năng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần nhớ

  • Đây là sản phẩm thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng HỖ TRỢ phục hồi để nâng cao hiệu quả điều trị chứ KHÔNG PHẢI là thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng Vì vậy, chúng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Để điều trị dứt điểm, thì người bệnh cần sử dụng kết hợp một số phương pháp khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Người bệnh không nên tự ý sử dụng hoặc kết hợp thuốc khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
  • Trong quá trình sử dụng, nên dùng đúng liều lượng, tránh lạm dụng khiến cơ thể nhờn thuốc hoặc để lại tác dụng phụ không đáng có.

Lưu ý khi sử dụng thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng đạt

Một số lưu ý giúp người bệnh sử dụng thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng đạt hiệu quả cao:

  • Sử dụng thuốc đúng theo liều lượng và chỉ dẫn, tránh lạm dụng thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh nên ăn những thực phẩm tốt cho dạ dày và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hại. Nên bổ sung nhiều vitamin, protein, chất xơ và các thực phẩm có nhiều tinh bột như: Rau quả tươi, bánh mì, thịt đỏ, mật ong,... Bên cạnh đó cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, các loại đồ uống có ga, rượu bia, cà phê, trà đặc,...
  • Người bệnh nên ăn đúng bữa tránh tình trạng bỏ bữa, ăn quá muộn, quá no hoặc nằm nghỉ ngay sau khi ăn vì những thói xấu này có thể gia tăng áp lực và làm bệnh dạ dày trầm trọng thêm.
  • Chế độ nghỉ ngơi làm việc khoa học cũng góp phần giảm tối đa nguy cơ viêm dạ dày, tá tràng. Vì vậy, người bệnh không nên để cơ thể mệt mỏi, stress kéo dài ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Cần thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và cải thiện chức năng dạ dày.
  • Nên thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng viêm trong dạ dày, nếu tình trạng trạng viêm không thuyên giảm có thể thay thuốc điều trị phù hợp.

Đau dạ dày nên ăn gì?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để dạ dày luôn khỏe mạnh

Người bệnh có thể hoàn toàn sử dụng các loại thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng được giới thiệu trên đây để điều trị bệnh. Tuy nhiên, hãy luôn liên hệ với BS chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý hiệu quả, đảm bảo tác dụng khỏi bệnh lâu dài. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm lựa chọn tốt nhất để nhanh chóng thoát khỏi bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...