Thuốc Dạ Dày Chữ T (Trimafort): Liều dùng và Lưu ý cần biết

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Thuốc dạ dày chữ T (Trimafort) thuộc nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày (antacid). Thuốc được sử dụng để cải thiện các triệu chứng do tăng tiết dịch vị như đau dạ dày, ợ hơi, chướng bụng, nóng rát thượng vị,… Những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về công dụng, thành phần, giá thành để có thể sử dụng loại thuốc này đúng cách.

Thuốc dạ dày chữ T
Thuốc dạ dày chữ T (Trimafort) được bào chế ở dạng sữa uống với vị bạc hà và mùi chanh tự nhiên

Trimafort là thuốc gì?

Trimafort còn được biết đến với tên gọi là thuốc dạ dày chữ T. Đây là loại thuốc antacid (thuốc kháng axit dạ dày) được sử dụng để điều trị đau dạ dày và viêm loét dạ dày – tá tràng. Tương tự như các loại thuốc antacid khác, Trimafort được bào chế ở dạng sữa uống với thành phần chính là Nhôm hydroxyd và Magie (magnesi) hydroxyd.

Thông tin cơ bản về thuốc Trimafort:

  • Tên thuốc: Trimafort hoặc Thuốc dạ dày chữ T
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Nhà sản xuất: Daewoong – Hàn Quốc
  • Dạng bào chế: Dạng sữa uống vị bạc hà, mùi chanh
  • Quy cách: Hộp 20 gói x 10ml
  • Số đăng ký (SĐK): VN-14658-12

Hiện nay, Trimafort là một trong những loại thuốc chữa đau dạ dày dạng sữa được ưa chuộng trên thị trường.

Thành phần của thuốc dạ dày chữ T (Trimafort)

Thuốc dạ dày chữ T được bào chế ở dạng sữa uống với khả năng hấp thu tốt và mang lại tác dụng nhanh chóng. Mỗi gói 10ml bao gồm các thành phần sau:

  • Gel Nhôm hydroxyd 3030.3mg: Nhôm hydroxyd là muối vô cơ có trong công thức của nhiều loại thuốc chữa đau dạ dày. Ngay sau khi được hấp thu, muối tác dụng với HCl (acid hydrocloric) nhằm trung hòa dịch vị và giảm nhanh cơn đau dạ dày. Khi dịch vị được trung hòa, các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, chướng bụng, đầy hơi,… cũng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
  • Magnesi hydroxyd 800.4mg: Magnesi hydroxyd được bổ sung vào công thức của thuốc nhằm cải thiện tình trạng táo bón do Nhôm hydroxyd gây ra. Sau khi được hấp thu vào dạ dày, hoạt chất này phản ứng với HCl trong dịch vị dạ dày tạo thành nước và Magnesi Chlorid giúp trung hòa dịch vị. Đồng thời tăng nhu động ruột và tăng lượng nước trong đường ruột. Qua đó có thể giảm tình trạng táo bón khi sử dụng thuốc.
  • Nhũ dịch Simethicon 30% 266.7mg: Simethicon là chất phá vỡ các bọt khí, có tác dụng đẩy hơi bên trong dạ dày thoát ra ngoài. Thành phần này được bổ sung vào công thức của thuốc nhằm hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó chịu ở dạ dày.

Công dụng của thuốc dạ dày Trimafort

Có thể thấy, thuốc dạ dày Trimafort chủ yếu chứa các thành phần có tác dụng trung hòa axit bao gồm Nhôm hydroxyd có tác dụng trung hòa chậm và Magnesium hydroxyd có tác dụng trung hòa nhanh. Trong đó, Magnesium hydroxyd còn có hiệu quả nhuận tràng và giảm táo bón do Nhôm hydroxyd.

Bên cạnh đó, công thức của thuốc dạ dày chữ T còn được bổ sung Simethicon có tác dụng đẩy khí bên trong dạ dày ra ngoài, từ đó cải thiện tình trạng đầy hơi và chướng bụng. Do đó, loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng tiêu hóa do tăng tiết axit dạ dày gây ra.

Chỉ định – Chống chỉ định

Thuốc dạ dày chữ T có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày. Do đó, loại thuốc này có thể sử dụng trong các trường hợp tăng tiết axit dịch vị như viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày do dùng thức ăn cay nóng, thức ăn có vị chua, rượu bia,…

trimafort là thuốc gì
Thuốc Trimafort được sử dụng cho những trường hợp bị tăng tiết dịch vị dạ dày như ợ hơi, đầy bụng, đau dạ dày,…

Thuốc có thể làm giảm các triệu chứng như:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đau dạ dày
  • Khó chịu, nóng rát vùng thượng vị
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Đầy hơi, chướng bụng

Thuốc dạ dày Trimafort không được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Suy thận nặng
  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc

Cách sử dụng thuốc dạ dày chữ T – Trimafort

Thuốc dạ dày chữ T được bào chế ở dạng sữa uống có vị bạc hà và mùi chanh. Thuốc được sử dụng bằng cách uống trực tiếp. Ngay sau khi uống, cảm giác nóng rát và đau dạ dày sẽ giảm đi đáng kể.

Liều lượng sử dụng:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Người lớn: Dùng 1 gói/ lần, sử dụng 3 lần mỗi ngày

Thuốc Trimafort nên uống khi nào? Trước hay sau khi ăn?

Thuốc Trimafort nên uống khi nào? Trước hay sau khi ăn? là thắc mắc của khá nhiều bạn đọc. Theo thông tin từ nhà sản xuất, nên sử dụng thuốc giữa các bữa ăn và trước khi đi ngủ (tốt nhất là 1 giờ sau các bữa ăn).

trimafort uống trước hay sau ăn
Nên sử dụng thuốc dạ dày chữ T sau các bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa

Sử dụng thuốc trước khi ăn có thể khiến cho lượng dịch vị trong dạ dày giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Ngoài ra, thuốc dạ dày chữ T cũng ảnh hưởng đến độ pH trong dạ dày, từ đó cản trở quá trình hấp thu các loại thuốc khác. Khi sử dụng Trimafort và các loại thuốc trung hòa axit (antacid), nên dùng cách các loại thuốc khác ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Lưu ý trước và trong khi sử dụng thuốc dạ dày Trimafort

Thuốc dạ dày Trimafort được sử dụng khá phổ biến bên cạnh thuốc dạ dày chữ P và chữ Y. Khi dùng loại thuốc này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng nếu bị suy thận nặng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc. Trong trường hợp bị suy thận nhẹ và vừa, nên thông báo với bác sĩ/ dược sĩ để được xem xét có nên sử dụng thuốc hay không.
  • Nếu đang sử dụng các loại thuốc khác, nên hỏi ý kiến bác sĩ khi có ý định dùng đồng thời với thuốc Trimafort. Bởi thuốc dạ dày chữ T có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và dung nạp của một số loại thuốc khác.
  • Dùng thuốc đúng liều lượng và không pha thuốc với nước ấm. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, thuốc chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi sử dụng trực tiếp với liều lượng khuyến cáo. Việc dùng thuốc nhiều hơn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng không làm tăng hiệu quả lâm sàng.
  • Ngưng sử dụng thuốc Trimafort nếu không nhận thấy hiệu quả sau 2 tuần sử dụng. Lúc này, bệnh nhân cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Sử dụng các loại thuốc trung hòa axit dài hạn có thể che lấp một số dấu hiệu cảnh báo các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng.
  • Không sử dụng thuốc khi đang mang thai 3 tháng đầu. Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 trở đi và người đang cho con bú vẫn có thể dùng thuốc dạ dày chữ T nhưng cần có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc dạ dày chữ T được đóng gói ở dạng túi giấy nên đôi khi bị hư hỏng nếu bảo quản ở nhiệt độ và độ ẩm cao. Nếu nhận thấy túi thuốc bị ẩm mốc, có mùi lạ và phồng lên, tuyệt đối không sử dụng do thuốc có thể đã bị biến đổi.

Tác dụng phụ

Thuốc dạ dày chữ T hiếm khi gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên, một số người có đường ruột nhạy cảm có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón nhẹ. Nếu gặp phải các tác dụng ngoại ý trong thời gian dùng thuốc, nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ.

Trimafort uống trước hay sau ăn
Trong thời gian sử dụng thuốc, một số người có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón nhẹ

Tương tác thuốc

Trimafort làm thay đổi độ pH bên trong dạ dày nên ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ hấp thu và khả năng dung nạp của một số loại thuốc. Nếu đang sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng thêm thuốc dạ dày chữ T.

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc dạ dày chữ T:

  • Ketoconazole: Khi dùng thuốc kháng nấm Ketoconazole, cần sử dụng cách xa thuốc Trimafort ít nhất 3 giờ đồng hồ.
  • Fluoroquinolon: Trimafort làm giảm hấp thu của Fluoroquinolon đáng kể nên cần tránh sử dụng đồng thời hai loại thuốc này.
  • Ciprofloxacin và Norfloxacin: Sử dụng chung với thuốc dạ dày chữ T có thể gây độc tính lên thận và đôi khi có dấu hiệu sỏi niệu. Để đảm bảo an toàn, các loại thuốc này thường không được sử dụng kết hợp.
  • Tetracyclin: Khi dùng Tetracyclin, cần sử dụng Trimafort sau đó khoảng 2 – 3 giờ để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
  • Một số loại thuốc khác: Ngoài ra, thuốc dạ dày chữ T cũng không được sử dụng đồng thời với Methenamine, Mecamylamine,…

Quá liều và cách xử trí

Khi nhận thấy đã sử dụng thuốc dạ dày Trimafort quá liều, cần đến bệnh viện gần nhất (ngay cả khi chưa phát sinh triệu chứng). Nếu phát hiện sớm, bác sĩ sẽ rửa dạ dày để giảm lượng thuốc hấp thu, từ đó có thể ngăn chặn các triệu chứng quá liều bùng phát.

Ngoài ra, sử dụng thuốc Trimafort quá liều cũng có thể gây ra một số biểu hiện như tiêu chảy, ngộ độc magnesi (gặp ở bệnh nhân thiểu năng tuyến thượng thận) với các triệu chứng như thẫn thờ, suy hô hấp, khô miệng và ngủ gà. Tương tự như các trường hợp phát hiện sớm, bác sĩ sẽ tiến hành rửa dạ dày và sử dụng thuốc xổ không chứa magnesi để đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.

Thuốc trị đau dạ dày Trimafort giá bao nhiêu tiền?

Thuốc trị đau dạ dày Trimafort có bán tại hầu hết các tiệm thuốc tây trên toàn quốc. Thuốc có giá bán khoảng 90.000 đồng/ hộp (20 gói x 10ml) và giá bán lẻ là 4.500 đồng/ gói. Giá bán có thể chênh lệch tùy vào từng thời điểm và cơ sở kinh doanh nhưng nhìn chung không chênh lệch quá nhiều so với giá được cung cấp trong bài viết.

Thuốc dạ dày Trimafort giá bao nhiêu
Thuốc dạ dày Trimafort có giá 90.000 đồng/ hộp (20 gói x 10ml) và giá bán lẻ là 4.500 đồng/ gói

Thuốc dạ dày chữ T (Trimafort) là loại thuốc giảm đau dạ dày, ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn,… do tăng tiết dịch vị dạ dày được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên chưa phải là thuốc đặc trị bệnh dạ dày. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã nắm rõ về cách sử dụng, thận trọng, liều dùng và giá thành của loại thuốc này. Tuy nhiên trước khi dùng, vẫn cần tham khảo ý kiến dược sĩ và đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...