Thuốc Cầm Máu Xuất Huyết Dạ Dày và những lưu ý khi dùng

Bác sĩ chỉ định dùng thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày mục đích điều trị triệu chứng, giảm nguy hiểm cho bệnh nhân. Thuốc được sử dụng có cơ chế ngăn chặn xuất huyết trình trạng nhẹ, trường hợp xuất huyết ồ ạt cần kết hợp các phương pháp can thiệp khác.

Thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày là gì? Cơ chế cầm máu

Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do quá trình viêm loét, bào mòn bởi dịch vị dư thừa, ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống, lạm dụng rượu bia,… Một số trường hợp xuất huyết do chấn thương gây ra. Tình trạng chảy máu nếu diễn ra ồ ạt có khả năng gây biến chứng, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày là gì? Cơ chế cầm máu
Thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày được bác sĩ chỉ định theo tình trạng sức khỏe của người bệnh

Tùy vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Trong đó, sử dụng thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày là phương án phổ biến. Thuốc có tác dụng cầm máu, bịt vết thương để ngăn nguy cơ mất máu không kiểm soát ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh.

Cơ chế cầm máu xuất huyết dạ dày đầu tiên là giúp co mạch để giảm thiểu lượng máu bị mất đi. Giai đoạn này cũng là thời gian để nút tiểu cầu hình thành tại vị trí niêm mạc bị tổn thương, viêm loét. Tiếp đến, giai đoạn sau đó, các tiểu cầu sẽ được sản sinh, tập kết tại vùng tổn thương để hình thành nút thắt.

Cuối cùng là quá trình đông máu sau khi các giai đoạn trên diễn ra suôn sẻ. Các sợi fibrin được hình thành, tạo mạng lưới giúp ngăn chặn tình trạng xuất huyết, đồng thời làm đông máu bịt kín vết thương. Nhờ vào cơ chế này, hiện tượng xuất huyết dạ dày nhẹ sẽ được kiểm soát hiệu quả, tránh nguy cơ máu tiếp tục chảy làm ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân.

Tùy tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày phù hợp. Trường hợp xuất huyết nặng, bác sĩ cân nhắc can thiệp các biện pháp xâm lấn để kịp thời kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro cho người bệnh.

Các dạng thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày

Thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày có nhiều loại khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán để chỉ định thuốc phù hợp cho người bệnh. Dưới đây là các nhóm thuốc được sử dụng phổ biến:

Các dạng thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày 
Có nhiều loại thuốc cầm máu, trị xuất huyết dạ dày được sử dụng hiện nay

Thuốc thúc đẩy co tiểu động mạch

Thuốc cầm máu hỗ trợ co tiểu động mạch giúp mạch máu thu nhỏ lại, từ đó giúp lượng máu mất đi ít hơn. Một số thuốc được sử dụng như:

  • Adrenalin: Tiêm tại chỗ giúp cầm máu ổ viêm loét trong dạ dày thông qua phương pháp nội soi.
  • Carbazochrome dihydrat: Tiêm dưới da, uống hoặc tiêm bắp cầm máu xuất huyết dạ dày.

Trong hai nhóm thuốc kể trên, adona và andrenoxyl được sử dụng phổ biến nhất. Cụ thể, adona được có tác dụng cầm máu do viêm loét dạ dày gây ra, tuy nhiên thuốc có khả năng gây rối loạn tiêu hóa và tăng mức độ nhạy cảm cho cơ thể người bệnh. Còn andrenoxyl có thể dùng cho người lớn và trẻ em, thuốc gây phản ứng phụ nhẹ như khó chịu dạ dày, chán ăn,…

Thuốc ức chế men Plasminogen

Để ngăn tình trạng chảy máu trở nên nặng nề, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày bằng cơ chế ức chế men Plasminogen. Bởi, loại men này được cơ thể sản sinh nhằm hình thành cục máu đông giúp ngăn tình trạng chảy máu tiếp tục diễn ra.

Mặc dù vậy, giai đoạn khi vết thương đã hồi phục, thuốc sẽ có hiệu quả ức chế men Plasminogen trở thành Plasmin tiêu huyết khối, từ đó phá vỡ các fibrin tạo ra bởi huyết tương hoạt hóa. Sau khoảng 4 – 6 tiếng, cục máu đông sẽ được làm tan.

Nhóm thuốc ức chế men Plasminogen được sử dụng phổ biến là Transamin. Chỉ định cho đối tượng xuất huyết dạ dày, thiếu máu, đờm có máu, phì đại tuyền liệt tuyến gây xuất huyết,… Mặc dù vậy, khi dùng người bệnh nên thận trọng các tác dụng phụ như ho ra máu, mất ý thức, thở dốc, ngất xỉu,…

Các dạng thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày 
Các nhóm thuốc cầm máu được chỉ định trong trường hợp chức năng gan của người bệnh vẫn hoạt động tốt

Người bệnh trước khi dùng thuốc cần trao đổi với bác sĩ các loại thuốc điều trị đang sử dụng. Đồng thời tuân thủ theo chỉ dẫn, nếu gặp phải phản ứng bất thường nào trong quá trình dùng thuốc nên thông báo để được hỗ trợ khắc phục sớm.

Thuốc cầm máu, tổng hợp đông máu

Thuốc thường được chỉ định là vitamin K, loại này có tác dụng tổng hợp các phức bộ prothrombin hay còn gọi là yếu tố đông máu II, VII, IX, X tại gan. Thuốc mang lại hiệu quả cầm máu tiêu hóa, có hai loại là vitamin K1 nguồn gốc từ thực vật và vitamin K2 nguồn gốc từ động vật.

Thuốc có hiệu quả trên 24 tiếng đồng hồ trong điều kiện chức năng gan của người bệnh vẫn hoạt động tốt. Đây là một trong những loại thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày được sử dụng phổ biến hiện nay. Liều dùng được bác sĩ chỉ định, thông thường người dùng vitamin K liều 6, 8, 12 trong 24 giờ. Mỗi ống thuốc chứa 5mg.

Thuốc chống chảy máu

Thuốc tham gia cầm máu, hoạt động trên cơ chế giảm tuần hoàn máu đến các tạng, đồng thời giúp giảm tĩnh mạch cửa, từ đó hạn chế hiện tượng chảy máu ồ ạt hơn. Thuốc chống chảy máu thường được sử dụng là sandostatin, octreotide, terlipressin,…

Trong đó, sandostatin được dùng trong điều trị xuất huyết dạ dày thứ phát. Tác dụng của thuốc là giúp giảm lượng máu lưu thông đến nội tạng, cơ chế hoạt động dựa trên hiệu quả ức chế sản sinh hormone trong cơ thể, nhất là VIP và glucagon.

Về thuốc terlipressin, thuốc được chỉ định phổ biến cho tình trạng xuất huyết dạ dày do giãn tĩnh mạch dạ dày – thực quản. Tác dụng của loại thuốc này là giảm huyết áp, giảm tuần hoàn máu nhằm giúp co thắt cơ thực quản. Nhờ đó, hiện tượng chảy máu tĩnh mạch giảm dần.

Bác sĩ thường chỉ định dùng kết hợp các dạng thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên đa số trường hợp chỉ định dùng thuốc trong tình trạng chức năng gan của bệnh nhân vẫn ổn định, bởi các yếu tố đông máu đều liên quan đến bộ phận này.

Các dạng thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày 
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi

Trường hợp bệnh nhân đang gặp các vấn đề tại gan như tình trạng suy gan thường không được chỉ định dùng thuốc cầm máu. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng các giải pháp khác đề cầm máu thông qua nội sôi, phẫu thuật,…

Lưu ý khi sử dụng thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày

Sử dụng thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày nói riêng và các thuốc điều trị xuất huyết dạ dày nói chung khác giúp nhanh chóng khắc phục triệu chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi. Ngoài ra, khi dùng người bệnh cần lưu ý:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, trước khi dùng nên thăm khám và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Trường hợp trong quá trình sử dụng gặp phải các phản ứng bất thường, bạn nên thông quá để bác sĩ xử lý sớm.
  • Trong 24 giờ đầu nếu tình trạng chảy máu không thuyên giảm, bác sĩ sẽ tạm hoãn điều trị nội khoa và tiến hành phẫu thuật để can thiệp cầm máu, phòng rủi ro cho bệnh nhân.
  • Trong trường hợp cơ thể bệnh nhân đáp ứng sử dụng thuốc tốt, người bệnh cần duy trì thực hiện các biện pháp bảo tồn để niêm mạc và tĩnh mạch bị vỡ phục hồi ổn định hơn.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống phù hợp hơn.
  • Trường hợp sử dụng thuốc xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Trên đây là một số thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày được sử dụng hiện nay. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh dùng thuốc sao cho đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất. Người bệnh không nên tự ý kết hợp thuốc bừa bãi để phòng tránh các tương tác không mong muốn, đặc biệt là phòng ngừa nguy cơ xuất huyết dạ dày biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983 845 445

Tin mới

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Mì Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là vấn đề được nhiều người...
9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng

9+ Loại Sữa Dành Cho Người Đau Dạ Dày Được Khuyên Dùng

Một số loại sữa dành cho người đau dạ dày luôn được khuyên dùng nhằm...
Chữa đau dạ dày bằng lá mơ: Bài thuốc hay từ dân gian

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ: Bài Thuốc Hay Từ Dân Gian

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ là một trong những bài thuốc hay có...