Thuốc và Cách Chữa Rối Loạn Tiền Đình Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Hiện nay có nhiều loại thuốc và cách chữa rối loạn tiền đình được sử dụng như uống thuốc Tây, các mẹo tại nhà hoặc dùng thuốc Đông. Để giúp bạn đọc nắm rõ hơn, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số loại được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất giúp bạn đọc có thêm sự lựa chọn.
Rối loạn tiền đình là một trong những chứng bệnh về thần kinh thường gặp hiện nay. Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, thế nhưng tình trạng rối loạn kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy cho cả tinh thần lẫn thể chất của người bệnh.
Các triệu chứng cảnh báo tình trạng rối loạn tiền đình như choáng váng, chóng mặt không rõ nguyên nhân, mất thăng bằng, rối loạn thính giác, thị giác, thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an,… Can thiệp điều trị bệnh sớm giúp người bệnh phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng về thần kinh và sức khỏe.
Hiện nay có nhiều loại thuốc và cách chữa rối loạn tiền đình được sử dụng như uống thuốc Tây, các mẹo tại nhà hoặc dùng thuốc Đông y. Tùy tình trạng bệnh lý, thể trạng và nhu cầu của từng đối tượng bệnh nhân để lựa chọn phương pháp điều trị đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
Thuốc Tây chữa rối loạn tiền đình tốt nhất hiện nay
Sử dụng thuốc Tây là một trong số thuốc và cách chữa rối loạn tiền đình được nhiều người lựa chọn do hiệu quả nhanh chóng. Thuốc có dược tính mạnh giúp điều trị các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,… Dựa vào mức độ tổn thương mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên phương pháp can thiệp nào cũng thế, vẫn sẽ còn tồn tại một số hạn chế bên cạnh các ưu điểm. Cụ thể như sau:
Ưu điểm:
- Thuốc có dược tính mạnh, hiệu quả nhanh giúp cải thiện tức thời các vấn đề rối loạn tiền đình gây ra.
- Cách sử dụng đơn giản, người bệnh không phải tốn quá nhiều thời gian cho việc chuẩn bị và sử dụng.
- Thường thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, viên nhộng hoặc dạng tiêm. Người bệnh có thể dễ dàng mang theo bên mình khi di chuyển, du lịch,…
Nhược điểm:
- Do dược tính mạnh nên thuốc có khả năng gây ra một số tác dụng phụ.
- Người bệnh có thể quên giờ uống thuốc, sử dụng nhầm hoặc sai liều dùng.
- Trẻ em có thể bị nhầm lẫn thuốc màu sắc là kẹo, ăn phải dễ bị ngộ độc hoặc gặp phải các phản ứng tương tác gây hại sức khỏe.
- Chi phí cho quá trình điều trị lâu dài không nhỏ, một số nhóm người bệnh không theo xuyên suốt được liệu trình điều trị.
Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều dùng và không tự ý thay đổi phác đồ, kết hợp thuốc bừa bãi. Dưới đây là một số thuốc Tây trị rối loạn tiền đình tốt, được sử dụng phổ biến hiện nay:
Thuốc trị rối loạn tiền đình Acetylleucin (Tanganil)
Acetylleucin là thuốc được dùng trong điều trị các vấn đề như chóng mặt, buồn nôn. Thuốc được bào chế dạng viên nén, với thành phần chính là chất chống chóng mặt Acetyl DL Leucine. Bác sĩ thường chỉ định thuốc cho các đối tượng bị rối loạn tiền đình gặp phải triệu chứng hoa mắt, đau đầu, choáng váng, chóng mặt,…
Liều dùng tham khảo:
- Người lớn: Uống mỗi ngày 3 – 4 viên, uống sau khi ăn (chia đều thành 2 – 3 lần uống). Uống thuốc liên tục trong khoảng 5 – 6 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với bệnh nhân nặng, liều dùng sẽ được thay đổi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Trẻ em: Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa được yêu cầu.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc Acetylleucin đối với trường hợp bệnh nhân dị ứng với chất có trong thuốc, người từng bị dị ứng với lúa mì. Đặc biệt không dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng người bệnh có thể bị phát ban, nổi mề đay, khô miệng, táo bón.
Thuốc chữa rối loạn tiền đình Cinnarizin (Stugeron)
Cinnarizin cũng là thuốc trị rối loạn tiền đình được chỉ định phổ biến hiện nay. Cinnarizin nằm trong số các nhóm thuốc kháng histamin H1, với dạng viên nén dễ sử dụng. Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng rối loạn tiền đình như ù tai, mất tập trung, choáng váng, giảm hoa mắt,…
Liều dùng tham khảo: Sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ điều trị, không tự ý dùng thuốc khi chưa được chỉ định. Do thuốc có dược tính khá mạnh nên nguy cơ gây tác dụng phụ cao, chỉ nên dùng khi có sự cho phép và theo dõi điều trị của bác sĩ.
Chống chỉ định: Không sử dụng Cinnarizin cho đối tượng người dị ứng với thành phần trong thuốc, bệnh nhân là người cao tuổi, thai phụ hoặc sản phụ đang cho con bú.
Tác dụng phụ: Người bệnh dùng thuốc có thể gặp phải một số phản ứng như hôi miệng, rối loạn tiêu hóa, tăng cân do cơ thể bị tích nước, mệt mỏi, uể oải cả ngày.
Flunarizine chữa hoa mắt, chóng mặt
Đây là một trong các thuốc trị rối loạn tiền đình hiệu quả được bác sĩ chỉ định phổ biên trong đơn thuốc điều trị. Công dụng chính của Flunarizine là giúp giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và thiếu oxy não, ngoài ra thuốc còn được dùng cho trường hợp người bệnh bị co giật do rối loạn tiền đình gây ra.
Liều dùng tham khảo:
- Giai đoạn đầu: Mỗi ngày uống 2 viên, uống trước đi ngủ. Đối với bệnh nhân lớn hơn 65 tuổi chỉ nên dùng 1 viên/lần.
- Điều trị duy trì: Mỗi ngày 2 viên, sử dụng liên tục 5 ngày, sau đó nghỉ 2 ngày và tiếp tục dùng thuốc 5 ngày. Trường hợp duy trì sử dụng sau 2 tháng không nhận thấy triệu chứng cải thiện, người bệnh nên ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ để được đổi thuốc phù hợp hơn.
Chống chỉ định: Không sử dụng Flunarizine cho trường hợp bệnh nhân bị dị ứng chất Flunarizin, người có tiền sử rối loạn ngoại thấp, parkinson, phụ nữ đang mang thai.
Tác dụng phụ: Đang cập nhật
Thuốc Nomigrain 5mg căng cường sự tập trung
Nomigrain 5mg là thuốc Tây trị rối loạn tiền đình được sử dụng rộng rãi, thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ hiện nay đã và đang được phân phối tại các nhà thuốc trên nước ta. Thành phần chính của Nomigrain 5mg là flunarizine hydrochloride và các tá dược vừa đủ, được bào chế với dạng viên dễ dàng sử dụng.
Thuốc Nomigrain 5mg mang lại công dụng trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng như ù tai, hoa mắt, choáng, suy giảm trí nhớ và mất ngủ,… do rối loạn tiền đình gây ra. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Liều dùng tham khảo:
- Trị đau nửa đầu, chóng mặt: Bệnh nhân uống 2 viên mỗi ngày, chia thành 1 – 2 lần uống. Người trên 65 tuổi chỉ sử dụng 1 viên uống vào buổi tối sau khi đã ăn cơm.
- Điều trị duy trì: Liều dùng được giảm bớt khi người bệnh có kết quả điều trị khả quan. Trong tuần, thuốc sẽ được chỉ định sử dụng 5 ngày liên tục và nghỉ 2 ngày để kiểm soát chứng rối loạn tiền đình.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người bị trầm cảm, rối loạn hành vi, người đang sử dụng đồng thời thuốc chẹn beta, phụ nữ mang thai. Thận trọng khi dùng đối với bệnh nhân lớn tuổi, có huyết áp thấp, suy thận.
Thuốc trị rối loạn tiền đình Sibelium
Thuốc và cách chữa rối loạn tiền đình nào tốt hiện nay? Trong số thuốc Tây y được chỉ định, Sibelium là loại phổ biến. Thuốc có công dụng ngăn chặn các triệu chứng đau nửa đầu và thiếu máu não. Ngoài ra, Sibelium còn được chỉ định điều trị cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn tiền đình có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.
Liều dùng tham khảo:
- Người từ 18 – 65 tuổi uống mỗi ngày 10mg vào buổi tối sau bữa ăn.
- Người trên 65 tuổi giảm liều lượng xuống 1/2 là 5mg mỗi ngày vào buổi tuối sau khi ăn.
Chống chỉ định: Thuốc Sibelium không dùng cho đối tượng bệnh nhân dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người có tiền sử động kinh, trầm cảm.
Tác dụng phụ: Người bệnh sử dụng Sibelium có khả năng gặp phải một số phản ứng phụ như uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ cả ngày, khô và đắng miệng, đau mỏi, bồn chồn lo lắng,…
Thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình hiệu quả
Trong các thuốc và cách chữa rối loạn tiền đình, uống thuốc Đông y được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Theo các ghi chép, nguyên nhân gây rối loạn tiền đình bắt nguồn từ thận hư, khí huyết kém khiến máu huyết không lưu thông đều lên não.
Chính vì thế, để điều trị người bệnh phải bồi bổ cơ thể và cân bằng âm dương, tăng cường hoạt huyết cho não bộ. Tuy nhiên cũng giống như thuốc Tây y, mặc dù mang lại hiệu quả tích cực nhưng thuốc Đông y vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định. Dưới đây là các ưu và nhược điểm khi lựa chọn chữa rối loạn tiền đình bằng thuốc Đông y:
Ưu điểm:
- Thuốc có các nguyên liệu thiên nhiên nên an toàn, lành tính, phù hợp đa dạng đối tượng người bệnh.
- Nguy cơ phát sinh tác dụng phụ thấp.
- Điều trị gốc rễ nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, đồng thời giúp bồi bổ cơ thể người bệnh, tăng cường sức đề kháng, lưu thông máu, cân bằng âm dương,…
Nhược điểm:
- Tùy cơ địa của từng người mà hiệu quả sẽ không giống nhau. Dược tính phát huy chậm hơn tân dược, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng.
- Quy trình chuẩn bị thuốc công phu, nhiều người gặp khó khăn trong việc sắc và uống thuốc Đông y do thuốc thường có vị đắng.
- Mặc dù có các vị thuốc nguồn gốc thiên nhiên nhưng một số loại thuốc có giá thành khá đắc đỏ, việc sử dụng dài hạn khiến vài nhóm đối tượng gặp khó khăn.
- Nguy hiểm khi tự ý kết hợp chung với thuốc Tây, lúc này người bệnh có thể gặp phải nhiều tương tác thuốc ảnh hưởng sức khỏe và kết quả điều trị.
Người bệnh nên tìm kiếm địa chỉ thăm khám và điều trị Đông y uy tín, tránh trường hợp sử dụng thuốc kém chất lượng gây hại sức khỏe. Một số thang thuốc chữa rối loạn tiền đình theo nguyên nhân gây bệnh như:
Thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình do hóa ứ
Tác dụng của thang thuốc giúp người bệnh giải quyết các tình trạng hóa ứ, tiêu đờm, giảm đau đầu và mất ngủ kéo dài. Sau một thời gian kiên trì sử dụng, tình trạng rối loạn tiền đình sẽ có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể. Thang thuốc gồm cách vị:
- 30 gram hải đới căn
- 12 gram xuyên khung
- 20 gram cát căn
- 10 gram bán hạ
- 16 gram mỗi vị thạch xương bồ và đại giả thạch
Nguyên liệu mang rửa sạch sau đó sắc lấy nước thuốc uống. Dùng liên tục mỗi ngày 1 thang, sau 3 – 6 ngày triệu chứng mệt mỏi, rối loạn cải thiện hiệu quả.
Thuốc chữa rối loạn tiền đình do hư chứng
Bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình do hư chứng có tác dụng cải thiện cảm giác choáng váng, hoa mắt cho người bệnh. Thuốc tác động thần kinh giúp cải thiện tinh thần, tăng cường hoạt động não, khắc phục tình trạng trí nhớ kém. Ngoài ra các biểu hiện buồn nôn, rêu lưỡi trắng ở người rối loạn tiền đình cũng được cải thiện. Thang thuốc gồm:
- 12 gram mỗi vị hoài sơn, đan bì, thục địa, trạch tả, bạch linh, bạch thược và mẫu hệ
- 10 gram mỗi vị sơn thù, kỷ tử, hà thủ ô, thạch quyết minh
Nguyên liệu rửa sạch sau đó sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, uống khi thuốc còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc trị rối loạn tiền đình do thực chứng
Thang thuốc điều trị bệnh do thực chứng với các vị thuốc có tác dụng giảm bứt rứt, đau đầu, mất ngủ, thường xuyên choáng váng không ngồi dậy được. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp khắc phục một số biểu hiện kèm theo như mộng mị khi ngủ, lưỡi và mặt đỏ, đắng miệng,… Thang thuốc gồm:
- 12 gram mỗi vị ngưu tất, đỗ trọng, đan bì, tang ký sinh, câu đằng
- 8 gram mỗi vị thiên ma, long cốt
- 10 gram mỗi vị long đởm thảo, mẫu lệ
Nguyên liệu mang rửa sạch sau đó sắc nấu nước uống trong khoảng 3 – 6 tháng liên tục để cải thiện các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra.
Bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình do hỏa hóa phong
Bài thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình, giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Thang thuốc bao gồm các vị như:
- 12 gram mỗi loại phục thần, ích mẫu, câu đằng, sơn chi và tăng ký sinh
- 10 gram mỗi vị dạ giao đằng, đỗ trọng, hoàng cầm và hà thủ ô
- 20 gram thạch quyết minh
- 8g thiên ma
Nguyên liệu đem rửa sạch, sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia nước thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Kiên trì sử dụng liên tục khoảng 3 – 5 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trị rối loạn tiền đình do tạng phủ suy kém theo Đông y
Trường hợp người rối loạn tiền đình do gặp các vấn đề về suy giảm tạng phủ như can, thân, tâm, tỳ suy yếu có thể được thầy thuốc kê thang các vị như:
- 16 gram mỗi vị thiên ma và bán hạ
- 20 gram mỗi vị bạch tật lê, bạch tả
- 12 gram mỗi loại như phục thần, đạm trúc diệp, cát nhân
- 30 gram long cốt (sắc nước)
Nguyên liệu rửa sạch sắc uống mỗi ngày 1 thang. Kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách cách chữa rối loạn tiền đình an toàn tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y, cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà cũng được nhiều người bệnh quan tâm. Đây là hướng điều trị phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ, có thể cải thiện sức khỏe tại nhà không cần dùng thuốc.
Mẹo chữa tại nhà dễ thực hiện với các nguyên liệu thiên nhiên hoặc phương pháp trị liệu đơn giản bằng xoa bóp, bấm huyệt. Người bệnh có thể cải thiện cảm giác mệt mỏi, khó chịu do tình trạng rối loạn tiền đình gây ra. Tuy nhiên mẹo chữa thường có hiệu quả từ từ, không nhanh chóng như tân dược, do đó bạn nên kiên trì khi áp dụng. Tham khảo một số cách sau đây:
Ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ
Biện pháp ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ giúp người bệnh thư giãn, kích thích lưu thông máu. Phương pháp này được nhiều người áp dụng, bạn có thể kết hợp trong quá trình điều trị bằng thuốc Tây hoặc Đông y. Do ngâm chân tác động bên ngoài cơ thể nên không có nguy cơ ảnh hưởng thuốc đang sử dụng.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Sử dụng vài lát gừng, ít muối hạt.
- Nấu nước sôi sau đó pha nước âm ấm từ 50 – 60 độ C, thả gừng và muối vào.
- Rửa chân sạch, massage nhẹ nhàng trước khi ngâm.
- Tiến hành ngâm chân trong khoảng 30 phút.
Biện pháp giúp thư giãn các dây thần kinh, hoạt huyết, từ đó khắc phục triệu chứng đau đầu, hoa mắt, căng thẳng, mệt mỏi,… dưới tác hại của tình trạng rối loạn tiền đình. Thời gian thực hiện tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra người bệnh tránh ngâm chân sau khi ăn 1 giờ đồng hồ, lau khô chân sau khi thực hiện, tránh để kẽ chân bị ẩm ướt.
Sử dụng ngải cứu chữa rối loạn tiền đình
Sử dụng ngải cứu chữa rối loạn tiền đình tại nhà là cách chữa được nhiều người quan tâm. Loại cây này chứa các chất tốt cho sức khỏe, không chỉ được dùng chế biến món ăn mà còn là thuốc hỗ trợ điều trị bệnh, đặc biệt có các vấn đề về thần kinh. Cách tiến hành đơn giản như sau:
- Chuẩn bị lá ngải cứu tươi, lá khuynh diệp và lá bưởi, mỗi loại khoảng 1 nắm.
- Rửa sạch nguyên liệu sau đó cho vào nồi nấu sôi trên lửa vừa, sau 20 phút tắt bếp.
- Trùm khăn kín người và tiến hành xông hơi. Cách làm này giúp cơ thể thư giãn, kích thích máu huyết lưu thông, giảm tình trạng buồn nôn và chóng mặt.
Xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Biện pháp xoa bóp, bấm huyết có tác dụng kích hoạt lưu thông máu, giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình hiệu quả tại nhà. Phương pháp này được nhiều người quan tâm và áp dụng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tìm hiểu vị trí huyệt đạo của cơ thể, điều chỉnh lực tác động hợp lý, nằm với tư thế đúng.
Sau đây là một số động tác dây ấn, bấm huyệt đơn giản, người bệnh nằm thẳng, thẳng lỏng trên giường khi thực hiện:
Xóa bóp bấm huyệt trán:
- Dùng ngón tay ấn vào huyệt giữa lông mày, thực hiện từ từ sang hai bên thái dương. Lực tác động vừa phải, miết chặt tay quanh khu vực trán giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu.
- Người bệnh nghiêng đầu sang trái, phải theo chiều thực hiện. Tiến hành bấm huyệt từ vị trí giữa trán tới thái dương, sau đó di chuyển nhẹ nhàng 2 tay vòng xuống cổ.
- Đổi bên thực hiện với phần thái dương còn lại, lặp lại vài lần để tăng cường hoạt huyết lên não.
Xoa bóp bấm huyệt đầu:
- Ấn 5 ngón tay vào phần vai trên rồi lần tản các vị trí trên đỉnh đầu, áp dụng tương tự với chiều ngược lại.
- Thực hiện ấn huyệt xoa bóp đầu kết hợp động tác chải tóc ngược về sau ngang xung quanh đầu.
- Nhẹ nhàng dùng các ngón tay gõ vào trán, đầu. Tiếp đến đan xen hai bàn tay lại, vỗ vỗ nhẹ từ trán tới thái dương rồi di chuyển xung quanh đầu.
Xóa bóp bấm huyệt ổ mắt:
- Dùng hai đầu ngón tay cái ấn nhẹ lên vùng hốc mắt, giữ và kéo ngón tay về phía trán đến vùng giữa chân mày.
- Tiếp tục kéo ngón tay dịch hướng xéo lên so với đuôi lông mày 1cm, dần kéo lên đỉnh đầu.
- Người bệnh lưu ý, hướng ấn huyệt sẽ là đường xéo bắt đầu từ hốc mắt lên trên.
Xoa bóp bấm huyệt tai:
- Nhấn giữ nhẹ nhàng vị trí cách đuôi mắt 2cm.
- Tiếp tục giữ, nhấn phần vành tai, ấn huyệt đạo nằm giữa đầu và xoa miết nhẹ lên xuống khu vực trước tai và sau tai.
- Tiến hành động tác lặp lại cho khu vực vành tai.
Thực hiện cách ấn huyệt xoa bóp như trên 20 – 30 lần cho mỗi động tác. Khi thực hiện nên dùng lực vừa đủ tránh làm tổn thương huyệt đạo, kiên trì để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài tập mắt giúp chữa rối loạn tiền đình
Người bị rối loạn tiền đình thường có triệu chứng loạn thị giác, dễ bị choáng, hoa mắt và mất tập trung. Bài tập sau đây sẽ hỗ trợ giúp bạn khắc phục các vấn đề này tại nhà, tham khảo cách làm sau:
- Hướng mắt thẳng phía trước, nhìn tập trung vào một vật nằm ngang với tầm nhìn của mắt.
- Sau đó, bạn di chuyển mắt từ từ từ bên phải sang bên trái, lúc này mắt vẫn giữ điểm nhìn lên đồ vật. Khi thực hiện có một số người sẽ thấy hơi chóng mặt, do đó bạn có thể làm chậm lại để cải thiện tình trạng này.
- Thực hiện bài tập mắt trong khoảng 1 phút, lặp lại 3 – 5 lần để kích thích hoạt động của não bộ, bạn có thể kết hợp với động tác gật đầu lên xuống mỗi ngày.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng, thói quen sống lành mạnh
Ngoài việc sử dụng thuốc trị bệnh, áp dụng các bài tập khắc phục triệu chứng khó chịu, người bệnh nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Đây là những yếu tốt giúp bạn sớm cải thiện rối loạn tiền đình, ổn định tinh thần và thể chất hiệu quả. Do đó bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
Về chế độ dinh dưỡng:
- Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa axit folic, chất xơ, vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Nạp đủ dinh dưỡng cần thiết giúp năng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ và kích thích lưu thông máu huyết đến não bộ tốt hơn.
- Kiêng những món ăn, thức uống chứa các chất kích thích, đặc biệt là rượu bia, thuốc lá. Ngoài ra người bệnh nên tránh ăn nhiều mỡ động vật, kem bơ,… chung quy là các thực phẩm chứa chất béo xấu có thể gây tắc mạch, tăng cholesterol hại sức khỏe, làm chậm quá trình điều trị rối loạn tiền đình.
- Ăn đúng bữa, tránh tình trạng nhịn ăn, bỏ bữa. Ngoài ra người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày giúp trao đổi chất tốt hơn, tránh tình trạng thiếu hụt chất lỏng, điện giải cho cơ thể làm tăng nguy cơ biến chứng rối loạn tiền đình.
- Có thể chia nhỏ bữa ăn giúp tiêu hóa tốt hơn. Không ăn quá khuya, nên ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
Về chế độ sinh hoạt:
- Ngủ sớm, ngủ đủ giấc giúp hệ thần kinh nói riêng và cơ thể nói chung có thời gian phục hồi, nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc.
- Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng, áp lực kéo dài. Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi giúp cơ thể lấy lại năng lượng.
- Không vận động quá sức, khiêng vác vật nặng quá sức chịu đựng của cơ thể. Tập hít thở, tắm nắng sáng mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, chuyển hóa vitamin trong cơ thể hiệu quả hơn.
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột khi đứng hoặc khi ngồi, ngủ không kê đầu quá cao, nên sử dụng gối mềm.
- Người bị rối loạn tiền đình được khuyến khích hạn chế tham gia phương tiện giao thông và làm các công việc trên cao để giảm thiểu các rủi ro không mong muốn.
- Tập thể dục, vận động cơ thể vừa sức giúp người bệnh tăng cường chuyển hóa, cải thiện tinh thần, hỗ trợ quá trình điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả hơn.
Trên đây là một số thuốc và cách chữa rối loạn tiền đình được áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thăm khám bác sĩ, trao đổi cụ thể hơn về phương án can thiệp phù hợp với tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp tái khám theo lịch hẹn để theo dõi diễn biến điều trị, khi cần thiết sẽ được hỗ trợ điều chỉnh sớm, phòng rủi ro cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!