8 Loại Thuốc Bôi Nứt Kẽ Hậu Môn Hiệu Quả Được Tin Dùng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn, người bệnh nhẹ có thể tham khảo và sử dụng. Tuy nhiên chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên thăm khám, xác định mức độ tổn thương và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn được ưa chuộng

Vết nứt rách xuất hiện ở hậu môn gây đau rát, khó chịu khi người bệnh đi đại tiện. Ngoài ra, hậu môn còn tiết ra chất dịch bất thường, khiến vùng kín trong tình trạng ẩm ướt và có mùi hôi thối, ngứa ngáy. Có nhiều nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn, để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, trước hết người bệnh cần xác định yếu tố gây nứt rách niêm mạc ống hậu môn.

Các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn được ưa chuộng
Phát hiện nứt kẽ hậu môn sớm và điều trị để phòng tránh bệnh biến chứng nguy hiểm

Theo đó, bệnh có thể hình thành do ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt, do táo bón lâu ngày, bệnh trĩ, quan hệ đường hậu môn không an toàn,… Nhận biết nứt kẽ hậu môn thông qua tình trạng đau rát khó chịu, vết nứt có thể quan sát bằng mắt thường hoặc cảm nhận bên trong có tổn thương, chảy máu khi đi đại tiện,…

Nứt kẽ hậu môn nếu kéo dài không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị, tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Trong các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn được áp dụng hiện nay, sử dụng thuốc bôi được nhiều người lựa chọn. Kết hợp với chăm sóc hậu môn đúng cách, sau khoảng 4 – 6 tuần, tình trạng tổn thương sẽ cải thiện hiệu quả. Vậy, bị nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì cho nhanh khỏi? Người bệnh tham khảo một số loại như sau:

1. Glyceryl Trinitrate (GTN)

Glyceryl Trinitrate (GTN) được chỉ định cho đối tượng bị nứt kẽ hậu môn nhẹ, trên 18 tuổi. Thuốc chứa các hoạt chất có tác dụng giúp cơ vòng hậu môn thư giãn, giảm co thắt, tăng cường máu lưu thông đến vị trí tổn thương để sớm cải thiện hiện tượng nứt rách niêm mạc ống hậu môn.

Thông thường, người bệnh phải dùng Glyceryl Trinitrate (GTN) bôi liên tục trong 8 tuần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc bôi, bệnh nhân có thể gặp phải một số phản ứng phụ. Trong đó, nhiều người nhận thấy bị đau đầu dữ dội khi dùng thuốc.

Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc giảm đau thông thường cho người bệnh dùng theo đường uống để ngăn ngừa tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Chỉ nên sử dụng Glyceryl Trinitrate (GTN) khi được bác sĩ chỉ định, không tự ý thay đổi liệu trình điều trị dể tránh gặp phải tác dụng phụ hại sức khỏe.

Các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn được ưa chuộng
Glyceryl Trinitrate (GTN) chỉ định điều trị nứt kẽ hậu môn

Không dùng thuốc cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu trong quá trình dùng thuốc bôi hậu môn, bệnh nhân gặp phải phản ứng bất thường nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ sớm. Không tự ý kết hợp với nhiều loại thuốc khác để tránh tình trạng tương tác thuốc ảnh hưởng kết quả điều trị và sức khỏe.

2. Anusol – HC

Anusol – HC là một trong những loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn được sử dụng phổ biến hiện nay. Sản phẩm chứa thành phần chính là dầu khoáng, kẽm oxit cùng với pramoxine. Các chất có tác dụng hỗ trợ giảm tác động lên vùng hậu môn, rút ngắn thời gian điều trị vết thương và tăng cường hoạt động lưu thông máu.

Sử dụng Anusol – HC một thời gian, tình trạng ngưa ngáy hậu môn được cải thiện. Không những thế, trường hợp bệnh nhân bị sưng hậu môn do bệnh trĩ, táo bón hoặc ảnh hưởng từ các vấn đề khác cũng được hỗ trợ khắc phục hiệu quả.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định Anusol – HC dùng đường bôi kết hợp với thuốc khác để điều trị nứt kẽ hậu môn liên quan đến viêm đại tràng, bệnh về đường ruột như viêm ruột. Dùng lượng thuốc vừa đủ thoa trực tiếp lên vết nứt mỗi ngày 5 lần, kiên trì dùng liên tục 2 tuần giúp các triệu chứng thuyên giảm.

Tuy nhiên không lạm dụng thuốc kéo dài, chỉ dùng trong khoảng 2 tuần. Một số phản ứng phụ khi dùng có thể xảy ra như phát ban, nổi mề đay, ngứa, sưng hậu môn,… Nếu các biểu hiện bất thường ngày càng trở nên nặng nề, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục sớm.

3. Proctolog

Nhắc đến thuốc bôi nứt kẽ hậu môn chắc hẳn bạn không thể bỏ qua Proctolog. Đây là thuốc bôi trực tiếp có tác dụng giảm đau rát, ngứa ngáy hậu môn. Thuốc có thành phần chính là ruscogenins, trimebutine cùng với các tá dược vừa đủ khác.

Các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn được ưa chuộng
Proctolog được chỉ định cho người mắc nứt kẽ hậu môn

Nhờ chứa hai hoạt chất kể trên, Proctolog giúp tăng khả năng trương lực cho tĩnh mạch, giúp giảm tính thấm mao mạch, phòng nguy cơ ứ huyết, nhờ đó các triệu chứng nứt kẽ hậu môn được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, sản phẩm còn được dùng cho người bị trĩ, gặp phải các vấn đề về trực tràng, hậu môn.

Sử dụng thuốc bôi lên vùng hậu môn cần điều trị, dùng 1 – 2 lần mỗi ngày. Không dùng thuốc kéo dài, chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp gặp phản ứng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc cần thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục, không tự ý thay đổi liều dùng.

4. Diltiazem

Diltiazem thuốc không kê đơn được dùng trong điều trị các vấn đề về hậu môn. Kem bôi có tác dụng thư giãn các cơ ở hậu môn, làm lành vết thương nhanh chóng hơn. Theo thống kê, có khoảng 75% người bệnh sử dụng kem bôi Diltiazem đã cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn.

Sử dụng Diltiazem bôi mỗi ngày 3 lần, sau 2 – 3 tháng các triệu chứng cải thiện, vết nứt phục hồi đáng kể. Ngoài điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn, sản phẩm còn được dùng cho đối tượng bị viêm ngứa da quanh hậu môn.

Tuy nhiên khi dùng người bệnh sẽ gặp phải phản ứng phụ là đau đầu nhẹ và kích ứng hậu môn. Các phản ứng phụ sẽ thuyên giảm sau đó một thời gian. Người bệnh sử dụng kiên trì, thông báo với bác sĩ nếu gặp phải phản ứng bất thường.

5. Nitroglycerin

Nitroglycerin là một trong các sản phẩm thuốc mỡ hỗ trợ điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn được nhiều người biết đến hiện nay. Đặc biệt được chỉ định cho đối tượng bệnh từ trung bình đến nghiêm trọng, kết hợp thêm các thuốc đặc trị đường uống khác.

Thuốc chứa các hoạt chất giúp kích thích máu huyết đưa về hậu môn, làm thư giãn các cơ tại đây, giảm áp lực lên vị trí tổn thương. Sử dụng Nitroglycerin thường xuyên và đều đặn, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần giúp kiểm soát triệu chứng nứt kẽ hậu môn, tạo cảm giác thoải mái hơn cho người bệnh.

Trong quá trình dùng Nitroglycerin bạn có thể gặp phải tác dụng phụ là đau nhức đầu. Tuy nhiên triệu chứng này chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ sau khi sử dụng thuốc và tự thuyên giảm. Trường hợp bệnh nhân bị đau đầu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau cho người bệnh.

Bên cạnh tình trạng đau đầu, khi dùng thuốc người bệnh cũng có thể bị tụt huyết áp, chóng mặt, mất phương hướng nhẹ. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên dùng thuốc và nghỉ ngơi, khi đứng dậy hoặc thay đổi tư thế nên chuyển động nhẹ nhàng, không thực hiện động tác đột ngột ảnh hưởng đến cơ thể.

6. Healit

Healit là dạng thuốc mỡ được dùng trong điều trị tổn thương ngoài da giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, giảm đau rát, ngứa ngáy, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tổn thương nghiêm trọng hơn. Dùng Healit điều trị nứt kẽ hậu môn là phương pháp được nhiều người áp dụng.

Các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn được ưa chuộng
Healit là dạng thuốc mỡ bôi trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Healit có các thành phần giúp trị nứt niêm mạc hậu môn, nứt da, cải thiện vết loét có liên quan đến hoại tử hoặc người vừa phẫu thuật muốn làm da nhanh lành lại. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng ngày 2 lần, bôi trực tiếp lên hậu môn, vị trí tổn thương.

Trong quá trình dùng Healit có thể người bệnh sẽ gặp phải một số phản ứng phụ. Tuy nhiên không cần quá lo lắng, chúng sẽ thuyên giảm sau đó một thời gian. Trường hợp dùng quá liều, hậu môn có thể bị kích ứng. Bạn cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường trở nên nặng nề.

7. Cardizem

Cardizem có tác dụng giúp giảm các cơn co thắt gây đau rát ở hậu môn, đồng thời giúp giãn mạch máu, tăng cường máu đến niêm mạc hậu môn bị tổn thương, đẩy nhanh quá trình điều trị. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn hoặc các vấn đề ngoài da tại khu vực này.

Triệu chứng của bệnh nhanh chóng được kiểm soát. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng phụ khi dùng. Thận trọng đối với trường hợp bị dị ứng với thành phần có trong thuốc, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ em và bà bầu.

8. Tetracyclin

Ngoài các dạng thuốc kể trên, Tetracyclin cùng là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Thuốc gần như có mặt trong tủ thuốc của nhiều gia đình. Ngoài được dùng điều trị các viêm nhiễm ngoài da, Tetracyclin còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng nứt kẽ hậu môn.

Trong Tetracyclin có chứa các chất như tetracycline hydrochloride giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, giảm nguy cơ viêm nhiễm hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không dùng cho đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm.

Trên đây là các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn được sử dụng hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo. Trước khi dùng thuốc, tốt hơn hết người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn

Sử dụng thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn giảm triệu chứng đau rát khó chịu, mang lại hiệu quả tại chỗ, giúp người bệnh thoải mái hơn. Tuy nhiên chuyên gia khuyến khích người bệnh nên chủ động thăm khám trước khi dùng thuốc. Một số lưu ý dành cho bạn đọc:

Lưu ý khi dùng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn
Dùng thuốc theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn sức khỏe
  • Tùy mức độ viêm nhiễm, tổn thương của mỗi người mà hiệu quả của thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn sẽ khác nhau. Người bệnh cần điều trị theo hướng dẫn, tuân thủ theo phác đồ, không tự ý kết hợp thuốc bừa bãi hoặc ngưng sử dụng khi chưa được hướng dẫn.
  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu bạn nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục, phòng tránh rủi ro.
  • Đối với tình trạng nứt kẽ hậu môn mãn tính, vết nứt sâu và rộng, người bệnh cần thăm khám và điều trị ngoại khoa, tránh bệnh biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.
  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi.
  • Trước khi bôi thuốc trực tiếp lên hậu môn, bạn cần vệ sinh khu vực này sạch sẽ, dùng khăn sạch lau khô. Không tác động lực mạnh, không dùng giấy cứng, khô ráp làm cho tổn thương ở hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Để điều trị đạt hiệu quả tốt, ngoài dùng thuốc theo phác đồ, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý hơn. Bổ sung cho cơ thể thực phẩm chứa chất xơ, vitamin, khoáng chất,… tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Không nên ăn những món cay nóng, đồ ăn quá mặn, quá ngọt, nhiều dầu mỡ,… Ngoài ra bạn nên hạn chế bia rượu, không nên hút thuốc lá, hoặc dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, xây dựng thói quen đi đại tiện hàng ngày, không nhịn đại tiện có nguy cơ dẫn đến táo bón.
  • Tập thể dục để nâng cao sức khỏe, rèn luyện thể chất khỏe mạnh, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan giúp cơ thể sớm phục hồi.

Trên đây là một số thuốc bôi nứt kẽ hậu môn, bạn đọc có thể tham khảo. Trước khi dùng bạn nên đến gặp bác sĩ, thăm khám, xác định mức độ tổn thương ở hậu môn. Tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp, giúp nhanh chóng kiểm soát, phòng bệnh biến chứng.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...