Thực Đơn Cho Người Viêm Đại Tràng Được Bác Sĩ Khuyến Cáo

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Thực đơn cho người viêm đại tràng ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa nhằm giảm áp lực cho đại tràng. Bên cạnh đó, người bệnh nên lựa chọn thực phẩm đầy đủ dưỡng chất, đồng thời kiêng ăn những món có hại cho tình trạng viêm nhiễm. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp người bệnh sớm cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, điều trị bệnh đại tràng hiệu quả và an toàn.
Nguyên tắc lên thực đơn cho người viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng là một trong số những vấn đề tiêu hóa thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố tác động chính khiến hệ tiêu hóa gặp khó khăn trong việc hấp thụ, đào thải chất thải ra khỏi cơ thể, ảnh hưởng đến đường ruột. Đặc biệt phổ biến ở đối tượng có thói quen ăn uống dầu mỡ, ăn đồ ăn cay nóng, sử dụng nhiều rượu bia,…

Trong quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh phù hợp với thể trạng và tình hình bệnh lý giúp việc điều trị thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết thực đơn cho người viêm đại tràng như thế nào là phù hợp. Dưới đây là một số nguyên tắc bạn đọc nên lưu ý:
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Cơ thể người bệnh viêm đại tràng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp phục hồi sớm các tổn thương niêm mạc đại tràng. Tuy nhiên, một số nhóm chất cần được cân nhắc số lượng khi nạp vào cơ thể trong thời gian điều trị, chẳng hạn như
- Protein hay chất đạm: Đây là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân viêm đại tràng. Tuy nhiên, người bệnh phải thận trọng khi dung nạp protein, chỉ ăn với lượng vừa đủ. Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần nên nạp vào cơ thể lượng protein (đạm) tương đương 1g/kg/ngày. Không nên ăn quá nhiều có thể khiến đại tràng chịu áp lực, gây viêm loét nặng nề.
- Năng lượng: Đảm bảo cung cấp năng lượng đủ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, phục hồi chức năng. Người bệnh nên bổ sung cho cơ thể từ 30-35kcl/kg/ngày. Không nạp quá nhiều hoặc thiếu hụt calo khiến cơ thể không đủ năng lượng vận hành các hoạt động.
- Chất béo: Người bệnh cần lưu ý không ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, chỉ ăn với lượng vừa phải. Tốt hơn hết, người bệnh cần hạn chế ăn, chỉ nạp tối đa 15g mỗi ngày. Bởi, việc ăn quá nhiều chất béo khiến hệ tiêu hóa khó khăn, gây triệu chứng đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…nghiêm trọng hơn.
Để việc tiêu hóa diễn ra thuận lợi, hàng ngày bệnh nhân nên tích cực bổ sung nước cho cơ thể. Lượng nước được khuyến khích sử dụng từ 2-3 lít nước mỗi người, mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của từng người mà lượng nước sẽ được điều chỉnh phù hợp, đảm bảo quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Ngoài nước lọc, người bệnh có thể nạp thêm nước chứa muối khoáng, nước ép trái cây để bổ sung thêm điện giải, dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên cần tuyệt đối tránh dùng thức uống chứa cồn và các chất kích thích,…gây hại cho sức khỏe hệ tiêu hóa, đặc biệt là nguy cơ làm tổn thương niêm mạc đại tràng nặng nề hơn.
Thói quen ăn uống hợp lý
Bên cạnh các nguyên tắc kể trên bạn nên lưu ý một số thói quen như sau để giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi, tránh bệnh biến chứng:

- Thời gian cho các bữa ăn phân bổ theo khung giờ 7h, 11h, 14h và 18h hàng ngày. Người bệnh không nên ăn quá muộn khiến thức ăn có nguy cơ tồn đọng trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, việc chia thành nhiều bữa ăn sẽ giúp giảm áp lực cho đại tràng.
- Hạn chế ăn những món chứa dầu mỡ nhiều, đồ ăn quá cay hoặc quá nóng, nhiều gia vị, chát phụ gia,…và các chế phẩm từ sữa.
- Trong thời gian điều trị viêm đại tràng, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ, lactose để bảo vệ hệ tiêu hóa không bị kích thích.
- Bổ sung trái cây tươi cũng là nguồi dinh dưỡng giúp cơ thể nạp vitamin, khoáng chất để vận hành hoạt động tiêu hóa trơn tru hơn.
- Hãy nhớ ăn chín, uống sôi, nhai kỹ khi ăn giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa rủi ro nhiễm vi khuẩn, vi trùng từ thức ăn tái sống.
Xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý và giữ thói quen tốt trong việc ăn uống là cách giúp bệnh nhân sớm hồi phục hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra, việc ăn uống đủ chất, khoa học sẽ là yếu tố góp phần đẩy nhanh hiệu quả điều trị viêm đại tràng, phòng tránh các biến chứng không mong muốn.
Thực đơn cho người viêm đại tràng được bác sĩ khuyến cáo
Dưới đây là gợi ý thực đơn cho người viêm đại tràng trong một tuần được bác sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên, mỗi người bệnh với mức độ viêm nhiễm khác nhau sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng tương ứng. Do đó, thực đơn dưới đây mang tính tham khảo, khi áp dụng cho từng trường hợp có thể thay đổi linh hoạt:
Thực đơn cho thứ 2 và thứ 5
Các món ăn được sắp xếp theo thứ tự khung giờ 7h, 11h, 14h, 18h như sau:

Buổi sáng lúc 7h:
- Cháo thịt nạc 400ml
- Sữa chua 100ml
Buổi trưa lúc 11h:
- Cơm: 2 bát
- Thịt nạc viên hấp 50g
- Canh rau ngót nấu thịt nạc
- Chuối tây: 1 quả
Buổi xế lúc 14h:
- Sữa đầu nành có đường 200ml
- Có thể thay thế bằng trái cây như thanh long 200g
Buổi chiều lúc 18h:
- Cơm: 2 bát
- Cá kho
- Rau muống luộc
- Táo: 100g
Thực đơn cho thứ 3, thứ 6 và chủ nhật
Tùy vào sở thích của mỗi người có thể thay đổi món ăn tương ứng. Thực đơn gợi ý cho các bữa trong ngày:

Buổi sáng lúc 7h:
- Phở thịt băm (150g bánh phở và 20g thịt nạc băm)
- Sữa chua 100ml
Buổi trưa lúc 11h:
- Cơm: 2 bát
- Đậu phụ om thịt nấu với cà chua
- Su su luộc: 200g
Buổi xế lúc 14h:
- Dưa hấu: 200g
Buổi chiều lúc 18h:
- Cơm: 2 bát
- Thịt gà rang băm nhỏ 60g
- Rau cải luộc 200g
Thực đơn cho thứ 4 và thứ 7
Tương tự như thực đơn của những ngày kể trên, bạn có thể tùy thích điều chỉnh các món ăn. Sao cho việc thay đổi các món vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với bệnh lý người bệnh đang gặp phải. Gợi ý một số món tương ứng với các bữa như:

Buổi sáng lúc 7h:
- Bánh mì ruốc 1 cái
- Sữa chua 100ml
Bữa trưa lúc 11h:
- Cơm: 2 bát
- Cá quả hấp 60g và thịt nạc rim 30g
- Rau củ luộc hoặc xào với ít dầu ăn 200g
Buổi xế lúc 14h:
- Hồng ngọt 200g
Buổi chiều lúc 18h:
- Cơm: 2 bát
- Thịt kho 30g và tôm rang bóc vỏ 40h
- Canh hầm gồm khoai tây, cà rốt mỗi loại khoảng 60g
Tùy vào sở thích của mỗi người có thể thay đổi cách chế biến khác nhau. Bệnh nhân có thể thay đổi thực đơn linh hoạt để tránh nhàm chán và cân đối bữa ăn. Để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, hiệu quả, bạn có thể tham khảo với chuyên gia dinh dưỡng về thực đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Một số lưu ý về thực đơn cho người viêm đại tràng
Ngoài nguyên tắc trong việc xây dựng thực đơn cho người viêm đại tràng, bạn có thể tự điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp với thể trạng và tình trạng sức khỏe thực tế. Các món ăn được đề cập bên trên chỉ mang tính tham khảo, tùy theo nhu cầu bạn có thể điều chỉnh linh hoạt, sao cho đảm bảo bữa ăn vẫn ngon và đầy đủ dưỡng chất.

Ngoài ra, một số vấn đề khác về thực đơn ăn uống hàng ngày bạn nên lưu ý:
- Ngày không bị đau bụng: Người bệnh viêm đại tràng có thể ăn uống bình thường, thoải mái nhưng tránh những món có hại cho hệ tiêu hóa. Nạp thêm năng lượng, lợi khuẩn cho đường ruột để tăng đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Ngày gặp triệu chứng táo bón: Thực đơn cần cắt giảm những món ăn gây khó tiêu. Đồng thời, bổ sung thêm thực phẩm giúp cải thiện táo bón như rau xanh, trái cây,…
- Ngày gặp triệu chứng tiêu chảy: Không ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ, kích thích nhuận tràng. Khi ăn trái cây nên gọt vỏ, có thể ăn chuối chín và táo.
Bạn có thể thực hiện theo gợi ý như trên, tuy nhiên không nên quá máy móc. Ăn những món hợp sở thích, khẩu vị giúp tâm trạng thoải mái hơn. Không áp dụng thực đơn gò bó là cách hiệu quả giúp bạn hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên cũng nên lưu ý tránh những thức ăn, thức uống có hại để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Thực đơn cho người viêm đại tràng được xây dựng khoa học, phù hợp là yếu tố giúp người bệnh sớm cải thiện hệ tiêu hóa, điều trị bệnh đại tràng hiệu quả. Mỗi người bệnh sẽ có nhu cầu ăn uống khác nhau. Do đó tùy theo cơ địa, thể trạng và tình hình viêm nhiễm mà người bệnh có thể điều chỉnh thực đơn phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!