Thực Đơn Cho Người Viêm Cầu Thận: Nên Ăn và Không Nên Ăn Gì?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Xây dựng thực đơn cho người viêm cầu thận một cách khoa học, cân nhắc chọn lựa thực phẩm phù hợp là cách chăm sóc phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bởi chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ và tiến triển của bệnh viêm cầu thận. 

thực đơn cho người viêm cầu thận
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh viêm cầu thận là điều vô cùng cần thiết

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm cầu thận

Viêm cầu thận là một dạng suy giảm chức năng thận do cầu thận bị viêm nhiễm, tổn thương. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ và có tỷ lệ mắc ở nam giới cao hơn nữ giới. Các chuyên gia nhận định đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, điển hình như suy thận, suy tim, thậm chí tử vong.

Chức năng bình thường của thận chính là khả năng lọc máu nhằm loại bỏ các chất cặn bã, độc hại trong máu vào trong nước tiểu để bài tiết ra ngoài. Đồng thời, thận sản xuất hormone và cân bằng khoáng chất cần thiết trong cơ thể. Vì vậy, những người có thói quen ăn uống không lành mạnh càng làm tăng nguy cơ tổn thương thận.

Đối với người bệnh viêm cầu thận, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng cần thiết đối với sức khỏe cũng như hỗ trợ chăm sóc kiểm soát tiến triển của bệnh. Tùy vào từng giai đoạn mà chế độ ăn khác nhau, người bệnh viêm cầu thận cấp tính khác với người bệnh viêm cầu thận mạn tính, giai đoạn cuối cần phải lọc máu.

thực đơn cho người viêm cầu thận
Tùy vào từng giai đoạn viêm cầu thận mà chế độ ăn của từng người sẽ khác nhau

Tuy nhiên, về cơ bản người bệnh viêm cầu thận cần chú ý một số nguyên tắc dinh dưỡng sau đây để giảm tích tụ các chất dư thừa, tránh tạo thêm áp lực cho thận:

  • Hạn chế dùng muối trong vòng 2 – 4 tuần tùy theo mức độ thuyên giảm của bệnh. Đồng thời cần giảm lượng nước thông qua ăn và uống để giảm triệu chứng sưng phù.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa kali vì kali không được đào thải tốt tích tụ trong máu sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc hạ huyết áp, chức năng tim mạch…
  • Chú ý cân nhắc bổ sung lượng protein phù hợp vì lúc này tế bào mạng lọc cầu thận không thể giữ lại protein. Việc giảm protein cũng phụ thuộc vào số lần lọc máu/ tuần đối với người bệnh giai đoạn cuối.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho máu như sắt, vitamin B9, vitamin B12…
  • Đảm bảo không để thiếu hụt hay dư thừa các dưỡng chất thiết yếu để duy trì sức khỏe, ngăn ngừa suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì.

Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm cầu thận

Hướng dẫn chi tiết về cách bổ sung lượng chất cần thiết trong thực đơn như sau:

Đối với giai đoạn cấp, trước khi lọc thận

  • Năng lượng: Bổ sung 35kcl/ kg cân nặng/ ngày. Lượng glucid l2 310 – 350g/ ngày.
  • Protein: Bổ sung dưới 33g/ ngày. Chú ý bổ sung protein động vật khoảng 60% trên tổng số lượng protein nạp vào cơ thể.
  • Lipid: Nguồn năng lượng từ lipid đạt 20 – 25% tổng năng lượng/ ngày, có thể vào khoảng 40 – 50g/ ngày.
  • Nước và các chất điện giải: Người bệnh viêm cầu thận ăn nhạt với lượng natri dưới 2000mg/ ngày, kali dưới 1000mg/ ngày, phosphat dưới 600mg/ ngày.
  • Vitamin khoáng chất: Bổ sung thông qua các bữa ăn phụ 4 – 6 bữa/ ngày.

Đối với giai đoạn viêm cầu thận giai đoạn 1 và 2

  • Năng lượng: 35kcal/ kg cân nặng/ ngày. Lượng glucid là 313 – 336g/ ngày.
  • Protein: dưới 40 – 44g/ ngày, trong đó đạm động vật phải chiếm trên 60% tổng lượng protein nạp vào.
  • Lipid: 40 – 50g/ ngày.
  • Các chất điện giải: Natri dưới 2000mg/ ngày, kali 2000 – 3000mg/ ngày, phosphat dưới 1200mg/ ngày.
  • Vitamin và khoáng chất: ăn 4 bữa/ ngày.

Thực đơn cho người viêm cầu thận

Để tránh những hậu quả nặng nề từ việc ăn uống không khoa học, người bệnh cần chú ý trong việc chọn lựa thực phẩm. Dưới đây là một số gợi ý tham khảo dành cho bạn:

Nhóm thực phẩm cần tránh

Việc kiêng khem của người bệnh viêm cầu thận cần được thực hiện nghiêm khắc nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.

1. Thực phẩm giàu đạm

Ure là một trong những chất thải được cơ thể hình thành trong quá trình cơ thể tiêu hóa các loại thực phẩm có chứa đạm. Thông thường, lượng ure trong máu sẽ được thận lọc đưa vào trong bể chứa nước tiểu và đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, do cầu thận đang bị viêm nhiễm, tổn thương gây suy giảm chức năng nên ure sẽ bị hòa ngược lại vào máu và tích tụ lâu ngày tạo áp lực cho thận, khiến tình trạng viêm ngày càng nặng hơn.

Một số loại thực phẩm giàu đạm nên tránh như thịt (thịt gà, thịt ngỗng, nội tạng động vật…), hải sản, nguồn đạm từ các loại thực vật…

2. Muối

Hạn chế ăn muối (chỉ dùng khoảng 2 – 3g/ngày) là lời khuyên được các chuyên gia thường xuyên nhắc nhở những người mắc bệnh thận nói chung và bệnh viêm cầu thận nói riêng. Ngoài muối tinh thì muối ở đây còn chỉ chung cho tất cả các loại thực phẩm có chứa nhiều muối như thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, jambon…

Nguyên nhân là muối sẽ làm tăng huyết áp, bắt buộc thận phải tăng năng suất hoạt động để điều hòa huyết áp. Việc này khiến thận đang bị viêm càng trở nên nặng hơn, dễ dẫn đến mạn tính gây khó khăn cho việc điều trị.

thực đơn cho người viêm cầu thận
Giảm thiểu lượng muối sử dụng trong ngày, tối đa 2 – 3g đối với người bệnh viêm cầu thận

3. Thực phẩm giàu kali

Một số loại thực phẩm giàu kali quen thuộc như cà chua, khoai lang, cam, chuối, các loại đậu, sữa, hạt khô, rau bina hay các chế phẩm từ sữa… đươc rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên những người mắc bệnh viêm cầu thận nên nói không với các loại thực phẩm này.

Vì cơ bản sự suy giảm chức năng do viêm khiến thận không thể lọc được hết lượng kali dư thừa trong máu. Từ đó khiến nồng độ kali tăng lên, đến một mức độ nhất định sẽ gây hủy hoạt chức năng các cơ quan như tim mạch, thần kinh, nguy hiểm nhất là bùng phát các cơn đau tim, đột quỵ đột ngột.

4. Nước

Khi bị viêm cầu thận bác sĩ sẽ khuyên bạn nên hạn chế uống nước. Vì thận đang suy yếu không thể loại bỏ hết lượng chất lỏng dư thừa trong máu qua đường nước tiểu. Hậu quả của việc uống nhiều nước là sự tích tụ chất lỏng trongn các mô, tế bào gây hiện tượng phù nề. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được lượng nước bản thân có thể tiêu thụ trong ngày để sử dụng cho đúng.

Ngoài những loại thực phẩm vừa kể trên, người bệnh viêm cầu thận cũng tuyệt đối không được sử dụng các loại đồ ăn, thức uống có chứa chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia… và các loại thực phẩm chứa phospho như kem, sữa chua… để tránh khiến bệnh càng diễn tiến nghiêm trọng hơn.

Xem chi tiết: Bị Viêm Cầu Thận Có Nên Uống Nhiều Nước Không? [Chuyên Gia Giả Đáp]

Nhóm thực phẩm nên ăn

Ngoài những thực phẩm cần kiêng thì người bệnh viêm cầu thận cũng nên chú ý lên thực đơn những món nên bổ sung, ăn nhiều để hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng thận. Có thể kể đến một số loại thực phẩm sau đây:

1. Nên ăn nhiều cá hồi

Cá hồi là một trong những loại thực phẩm rất giàu omega-3 tốt cho sức khỏe. Không những vậy, hàm lượng lớn chất chống oxy hóa trong cá hồi còn có khả năng khắc phục sự viêm nhiễm, ức chế lây lan và kích thích phục hồi tổn thương. Chính vì vậy, cá hồi luôn là sự chọn lựa hàng đầu trong thực đơn ăn uống của người mắc bệnh viêm cầu thận.

Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý về cách chế biến cá hồi, chỉ nên chế biến đơn giản không ướp nhiều gia vị để vừa giữ được trọn vẹn dưỡng chất vừa không gây áp lực cho thận. Nên sử dụng cá hồi 2 – 3 lần/ tuần để đem lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài cá hồi, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thực phẩm giàu đạm  có giá trị sinh học cao từ gốc động vật như thịt, cá, trứng…

thực đơn cho người viêm cầu thận
Ăn cá hồi 2 – 3 lần/ tuần giúp bổ sung omega-3 chống lại sự viêm nhiễm, sớm phục hồi chức năng thận

2. Ăn nhiều rau xanh

Người mắc bệnh viêm cầu thận thường tiểu ít hoặc không có cảm giác buồn tiểu trong thời gian dài. Tình trạng này khiến cho độc tố tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể dẫn đến viêm nhiễm, suy giảm chức năng các cơ quan trọng yếu. Vì vậy, trong mọi bữa ăn hằng ngày của người bệnh viêm cầu thận không thể thiếu rau xanh.

Các loại rau xanh có khả năng kiềm hóa nước tiểu, hỗ trợ cải thiện hiệu quả chức tiêu hóa, kích thích hoạt động bài tiết hiệu quả hơn. Lưu ý về cách sử dụng rau xanh, nên ưu tiên sử dụng một cách đơn giản như trộn salad, luộc, hấp hoặc xào với ít gia vị để tránh gây hại cho thận.

3. Các loại trái cây dành cho người viêm cầu thận

Việc ăn hoa quả tươi khi bị viêm cầu thận là điều tốt, giúp bổ sung vitamin, khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ đúng với một số loại quả, trái cây nhất định sau:

  • Cherry: Đây là loại quả mọng có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt có khả năng trung hòa các gốc oxy hóa, cải thiện hiệu quả huyết áp và chứng tiểu đường do chứng suy thận gây ra.
  • Dâu tây: Loại quả này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao như vitamin C, ellagitannin, anthocyanin… giúp bảo vệ thận khỏi các tác nhân viêm nhiễm có hại.
  • Táo: Táo rất thích hợp với những người bị viêm cầu thận nhưng giảm lượng nước tiểu. Táo giúp cung cấp nhiều vitamin khoáng chất, hỗ trợ thanh lọc cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nho đỏ: Một số nghiên cứu cho thấy nho đỏ có khả năng phục hồi hiệu quả những tổn thương ở thận, giảm phù nề và kích thích sự phục hồi hiệu quả chức năng thận.
  • Quả bưởi: Bưởi giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả, giảm nguy cơ suy thận và ngăn chặn quá trình hình thành sỏi thận, kích thích bài tiết.
  • Quả mâm xôi: Loại quả này rất giàu chất xơ, folate, các flavonoid, vitamin B, C… nhờ đó làm tăng khả năng chống lại quá trình oxy hóa trong cơ thể, giảm viêm nhiễm, phục hồi tổn thương cầu thận, thậm chí ức chế sự hình thành phát triển của các khối u.

4. Ăn khoai lang

Khoai lang là loại thực phẩm rất giàu vitamin A, vitamin C và nhiều khoáng chất khác như canxi, kali… nên rất phù hợp cho những người đang xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nhiều người e ngại lượng khoáng chất trong khoai lang sẽ làm tăng áp lực cho thận.

Thực tế, người mắc bệnh viêm cầu thận cần kiểm soát chặt chẽ lượng kali và vitamin A được nạp vào cơ thể. Vì lúc này thận đang suy yếu nên khó có thể loại bỏ hết được lượng chất dư thừa. Tuy nhiên, vì hàm lượng đường trong khoai lang thấp hơn rất nhiều so với các loại ngũ cốc khác, đồng thời lượng beta caroten cao giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm nhiễm nên người bệnh viêm cầu thận vẫn có thể ăn khoai lang 1 củ/ tuần.

thực đơn cho người viêm cầu thận
Người bệnh viêm cầu thận không kiêng khoai lang nhưng cũng không được ăn quá nhiều, tối đa 1 củ/ tuần

5. Tăng cường thực phẩm giàu sắt

Các chuyên gia khuyến khích bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu sắt vào thực đơn ăn uống hằng ngày của người bệnh viêm cầu thận. Vì khi cầu thận bị tổn thương, thận suy giảm chức năng làm ảnh hưởng khả năng lọc máu. Điều này khiến chất lượng máu giảm xuống cộng với việc không đủ máu để cung cấp đến các cơ quan sẽ kéo theo nhiều triệu chứng của bệnh thiếu máu.

Vì vậy, hãy bổ sung sắt thông qua một số loại thực phẩm sau đây: bông cải xanh, đạu xanh, trái cây khô, trứng, sữa, bơ đậu phộng, các loại hạt…

6. Tỏi

Tỏi là loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn. Trong tỏi có chứa hàm lượng cao hoạt chất Allicin tương tự như kháng sinh giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giảm cholesterol trong máu hiệu quả. Nhờ đó, sử dụng tỏi thường xuyên sẽ giúp kiểm soát chỉ số huyết áp, chỉ số đường huyết giúp giảm áp lực lên cầu thận, giúp thận nhanh chóng phục hồi.

Người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trong việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học khi mắc viêm cầu thận. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm giúp phát hiện những tiến triển mới của bệnh và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Hội thảo “Dinh dưỡng phòng bệnh - Nâng cao sức khỏe” tổ chức tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Viện Phó Lê Hữu Tuấn Tại Hội Thảo “Dinh Dưỡng Phòng Bệnh – Nâng Cao Sức Khoẻ”

Đầu tháng 11/2023, TTƯT. BS CKII Lê Hữu Tuấn đã thay mặt Ban Lãnh đạo...
Bác sĩ Lê Phương - Hơn 40 năm chữa bệnh dạ dày bằng bài thuốc của vua Tự Đức

Bác sĩ Lê Phương – Hơn 40 năm chữa bệnh dạ dày bằng bài thuốc của vua Tự Đức

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương hiện là một trong những bác...
Bs Lê Phương trực tiếp chia sẻ các kiến thức về bệnh lý, phương pháp điều trị, cách phòng tránh bệnh cho chị em

Viện Phó – BS Lê Phương Tham Dự Hội Thảo Chăm Sóc Sức Khỏe Phụ Khoa

Mới đây, Viện Phó Viện Y Dược cổ truyền dân tộc - TTƯT, BS Lê...