15 Loại Thức Ăn Đào Thải Acid Uric giúp cải thiện bệnh Gout

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Các loại thức ăn đào thải acid uric có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh gout và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lý. Bên cạnh đó, việc bổ sung các thực phẩm lành mạnh vào chế độ dinh dưỡng còn giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, cải thiện sức khỏe tổng thể.

15 Loại thức ăn đào acid uric tốt cho người bị gout

Hiện tượng tăng nồng độ acid uric trong máu có thể dẫn đến sự tích tụ tinh thể muối urat natri, từ đó dẫn đến sưng viêm các khớp và bùng phát bệnh gout. Ngoài ra, trường hợp tăng axit uric còn khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn và có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính.

15 Loại Thức Ăn Đào Thải Acid Uric giúp cải thiện bệnh Gout
Các loại thức ăn đào thải axit uric có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh gout

Theo các chuyên gia, bên cạnh các phương pháp điều trị thì việc xây dựng chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh gút. Theo đó, một số thực phẩm có thể hỗ trợ đào thải axit uric hiệu quả, từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh gút cũng như phòng ngừa bệnh tái phát liên tục.

Dưới đây là một số thức ăn giúp đào thải acid uric được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị gout:

1. Rau cần hỗ trợ đào thải acid uric

Trong y học cổ truyền, rau cần được trồng trên cạn có tính mát, vị ngọt đắng, công dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi thấp và khu phong. Trong khi đó, loại rau được trồng dưới nước có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy. Cả 2 loại rau này đều mang lại hiệu quả trong việc đào thải axit uric trong cơ thể. Từ đó hỗ trợ điều trị cơn gút cấp tính cũng như các biểu hiện khó chịu ở khớp.

Một số nghiên cứu y học hiện đại cũng nhận thấy, trong rau cần chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và không chứa nhân purin. Theo đó, các vitamin và khoáng chất (canxi, sắt, Albumin, phốt pho, Carotin, vitamin P, C,….) trong loại rau này có tác dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện đề kháng và sức khỏe xương khớp.

Rau cần hỗ trợ đào thải axit uric
Chất xơ trong rau cần làm giảm quá trình hình thành, tích tụ axit uric trong máu

Ngoài ra, hàm lượng canxi và vitamin C có trong loại rau này còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau, cải thiện mật độ xương và chữa lành tổn thương ở khớp hiệu quả. Đồng thời, giúp phòng ngừa thoái hóa khớp, bệnh loãng xương và viêm khớp.

Chất xơ trong rau cần còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể, đồng thời làm giảm quá trình hình thành, tích tụ axit uric trong máu, hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa cơn gút cấp. Để hỗ trợ đào thải axit uric, bạn có thể dùng rau cần nấu canh hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày.

2. Súp lơ

Súp lơ được biết đến là một trong những thực phẩm tốt cho người bệnh gút và người có nồng độ axit uric trong máu cao. Bởi loại thực phẩm này chứa ít nhân purin và giàu chất xơ, vitamin C, K, nhóm vitamin B, phốt pho, kali,…

Việc bổ sung súp lơ vào chế độ ăn thường xuyên không chỉ hỗ trợ đào thải axit uric mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chống viêm, nhiễm khuẩn của cơ thể. Bên cạnh đó, các thành phần trong súp lơ còn giúp cải thiện chức năng xương khớp, thúc đẩy phục hồi tổn thương, giảm đau, sưng đỏ các khớp.

3. Dưa chuột hỗ trợ đào thải acid uric

Các nghiên cứu nhận thấy, trong dưa chuột chứa lượng lớn vitamin C, nước và muối kali. Trong đó, vitamin C giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, chống oxy hóa, cải thiện hoạt động miễn dịch, chống viêm, giảm sưng đau ở các khớp xương. Lượng nước dồi dào trong thực phẩm này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Trong khi đó, muối kali có tác dụng lợi niệu, thúc đẩy đào thải axit uric và độc tố trong cơ thể.

Dưa chuột hỗ trợ đào thải axit uric 
Muối kali trong dưa chuột có tác dụng lợi niệu, thúc đẩy đào thải axit uric và độc tố trong cơ thể

Ăn dưa chuột thường xuyên còn bổ sung canxi, vitamin nhóm B, magie, phốt pho, chất sắt cho cơ thể. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tốt cho xương khớp, tăng độ bền, độ linh hoạt của các khớp và hạn chế tổn thương.

Theo tài liệu y học cổ truyền, dưa chuột chứa nhiều nước, tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt lợi thủy, sinh tân chỉ khát, giải độc, tăng cường hoạt động đào thải axit uric quá đường tiết niệu. Do đó, người mắc bệnh gút nên bổ sung dưa chuột vào chế độ ăn thường xuyên để làm giảm các triệu chứng do bệnh lý gây ra.

4. Các loại cà tốt cho người bị gút

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người có nồng độ axit uric cao nên bổ sung các loại cà (cà pháo, cà tím, cà bát,…) vào thực đơn hàng ngày để cải thiện. Bởi nhóm thực phẩm này có tính kiềm, tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt, chỉ thống. Bên cạnh đó, hầu hết các loại cà đều không chứa nhân purin.

Một số nghiên cứu cũng nhận thấy, các loại cà chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như kẽm, vitamin, magie, mangan, phốt pho, canxi,… có tác dụng lợi niệu, tăng chức năng đào thải thận, đồng thời duy trì độ chắc khỏe của xương khớp.

Hơn nữa, các thành phần có trong nhóm thực phẩm này còn mang lại hiệu quả trong việc phục hồi các khớp bị sưng viêm, giảm đau nhức, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gout ở trẻ em và người trưởng thành, thoái hóa khớp, viêm khớp và loãng xương.

5. Cải xanh đào thải axit uric hiệu quả

Cải xanh được biết đến là loại rau kiềm tính, tốt cho người bị gút cũng như có nồng độ axit uric trong máu cao. Loại thực phẩm này có tác dụng thanh nhiệt, loại bỏ độc tố, thông lợi tràng vị. Bên cạnh đó, cải xanh còn giúp lợi tiểu thiện, tăng cường chức năng thận. Điều này hỗ trợ quá trình đào thải axit uric diễn ra thuận lợi, từ đó cải thiện các triệu chứng do bệnh gút gây ra.

Cải xanh đào thải axit uric hiệu quả 
Cải xanh được biết đến là loại rau kiềm tính, tốt cho người bị gút cũng như có nồng độ axit uric trong máu cao

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, trong cải xanh chứa hàm lượng vitamin C và K dồi dào. Những loại vitamin này có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi, chữa lành tổn thương, đồng thời giúp duy trì sức khỏe, chức năng xương khớp. Ăn cải xanh thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề kháng và giảm đau hiệu quả.

6. Ăn gì giúp đào thải axit uric? Cải bắp

Để hỗ trợ quá trình đào thải axit uric và cải thiện cơn đau do bệnh gút gây ra. Các chuyên gia thường khuyến khích người bệnh bổ sung cải bắp vào chế độ ăn thường xuyên.

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, trong thực phẩm này có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào và không chứa nhân purin. Chính vì vậy, bổ sung cải bắp vào thực đơn thường xuyên có tác dụng lợi niệu, bổ tinh tủy, mang lại nhiều lợi ích cho xương khớp, thông kinh hoạt lạc.

Ăn cải bắp thường xuyên có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gout. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn bổ sung cho cơ thể các thành phần, dưỡng chất tốt như vitamin B3, A, chất xơ, axit folic,…

7. Củ cải

Theo tài liệu y học cổ truyền, củ cải có tính mát, vị ngọt, công dụng trừ tà nhiệt, phong thấp, lợi quan tiết, hành phong khí, điều trị thống phong (bệnh gout). Do đó, củ cải được xác định là thực phẩm tốt cho người bệnh gút, đồng thời hỗ trợ đào thải axit uric trong máu hiệu quả.

Củ cải 
Ăn củ cải thường xuyên không chỉ hỗ trợ đào thải axit uric mà còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, sức khỏe xương khớp

Một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, loại thực phẩm này kiềm tính, giàu dinh dưỡng và gần như không có nhân purin. Cụ thể, trong củ cải chứa vitamin (vitamin B2, PP, C, B1), phốt pho, canxi, sắt, glucid, xenlulozo, protid,…

Ăn củ cải thường xuyên không chỉ hỗ trợ đào thải axit uric mà còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, sức khỏe xương khớp. Đồng thời giúp giảm sưng, chống viêm, giảm đau và phòng ngừa các đợt gút cấp tính.

8. Chuối giúp đào thải axit uric

Người bị gút có nồng độ acid uric trong máu cao, người bệnh có thể bổ sung chuối vào thực đơn hàng ngày để cải thiện. Loại quả này chứa lượng lớn vitamin C và vitamin B, chất chống oxy hóa, chất xơ, kali, magie, acid folic. Mặc khác, chuối chứa ít đường nên có lợi cho người bệnh trong quá trình điều trị bệnh lý.

Vitamin C và vitamin nhóm B trong chuối còn tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, đảm bảo lưu thông máu, tăng sức khỏe xương. Bên cạnh đó, vitamin C còn hỗ trợ cải thiện các biểu hiện do bệnh gút gây ra, đồng thời đào thải axit uric trong máu hiệu quả.

Hàm lượng kali cao có tác dụng tăng cường chức năng thận, tăng đào thải acid uric qua đường tiết niệu. Điều này hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gout tái phát thường xuyên. Bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày còn mang lại hiệu quả trong việc giảm đau nhức, sưng viêm, khó chịu ở các khớp, đồng thời ổn định nồng độ axit uric trong máu.

9. Quả táo hỗ trợ đào thải axit uric hiệu quả

Các nghiên cứu nhận thấy, trong quả táo có chứa lượng lớn acid malic. Đây được xem là thành phần dinh dưỡng có khả năng trung hòa nồng độ axit uric trong máu. Bên cạnh đó, trong loại quả này còn chứa hydrocarbon, ketone, các loại vitamin (vitamin C, A, E), kali và chất chống oxy hóa.

Quả táo hỗ trợ đào thải axit uric hiệu quả
Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 quả táo có thể kiểm soát nồng độ axit uric trong máu hiệu quả

Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 quả táo có thể mang lại những lợi ích sau:

  • Tăng cường sức khỏe xương khớp
  • Giảm đau nhức xương khớp
  • Chống oxy hóa, bảo vệ sụn khớp, xương khỏi những tác động của các gốc tự do
  • Kiểm soát nồng độ axit uric trong máu
  • Cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm ở các khớp
  • Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh xương khớp, trong đó có bệnh gút
  • Tăng cường sức đề kháng

10. Ổi

Ổi là một trong những loại trái cây giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, loại quả này có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu, tăng cường sức khỏe xương khớp, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gout. Các thành phần dinh dưỡng trong quả ổi bao gồm protein, canxi, vitamin A, sắt, vitamin C, vitamin B1,…

Các kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy, hàm lượng vitamin C trong quả ổi cao hơn nhiều so với cam. Do đó, việc ăn ổi thường xuyên giúp bổ sung đủ vitamin C cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp tăng khả năng chống oxy hóa, cải thiện miễn dịch, duy trì sức khỏe xương khớp, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp.

Ngoài ra, hàm lượng canxi có trong loại quả này còn tăng khả năng chữa lành tổn thương trong ổ khớp, giúp khớp xương linh hoạt, tăng mật độ xương, đồng thời làm giảm nguy cơ viêm, thoái hóa khớp.

Ổi
Ổi có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu, tăng cường sức khỏe xương khớp

Hơn nữa, kali có trong ổi còn tốt cho người bị gút và có nồng độ axit uric trong máu ở mức cao. Bổ sung ổi vào chế độ ăn thường xuyên giúp hỗ trợ đào thải axit uric nhanh chóng. Đồng thời góp phần ngăn ngừa quá trình tích tụ các tinh thể muối urat natri.

11. Nho – Thực phẩm hỗ trợ đào thải axit uric

Nho là một trong những loại quả giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, C, chất xơ, kali, sắt và không chứa nhân purin. Do đó, loại quả này được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bệnh gút và có nồng độ axit uric trong máu cao. Ăn nho thường xuyên giúp giải độc, tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa gút, giảm axit uric đáng kể.

Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ có trong quả nho còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Từ đó, làm giảm quá trình hình thành, tích tụ axit uric, sưng khớp, giảm viêm do bệnh lý gây ra. Trong y học cổ truyền, loại quả này có tính bình, vị ngọt, công dụng lợi tiểu, bồi bổ khí huyết, chữa gân cốt thấp thống.

12. Quả anh đào (Cherry)

Tương tự như quả nho, cherry chứa hàm lượng vitamin C, anthocyanins (chất chống viêm mạnh) dồi dào. Những thành phần này đều có tác dụng giảm sưng viêm ở các khớp, hỗ trợ đào thải axit uric trong máu, ngăn ngừa tinh thể muối urat natri tích tụ. Từ đó, giúp cải thiện cơn đau do bệnh gút gây ra và phòng ngừa triệu chứng bùng phát thường xuyên.

Quả anh đào (Cherry) 
Các thành phần trong quả anh đào có tác dụng giảm sưng viêm ở các khớp, hỗ trợ đào thải axit uric trong máu

Bên cạnh đó, trong quả anh đào còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như magie, canxi, phốt pho, kẽm, chất xơ, kali, sắt, đồng, chất chống oxy hóa,… mang lại những lợi ích sau:

  • Giúp tăng mật độ xương, đồng thời làm giảm nguy cơ loãng xương
  • Tăng cường sức khỏe xương khớp, phòng ngừa viêm khớp, thoái hóa xương khớp
  • Ổn định tuần hoàn máu trong cơ thể
  • Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa gút
  • Tăng độ bền, độ dẻo dai cho các khớp xương
  • Lợi niệu, hỗ trợ đào thải axit uric và độc tố trong cơ thể

Để thúc đẩy quá trình đào thải axit uric trong máu và cải thiện cơn đau do bệnh gút gây ra, bạn có thể dùng quả anh đào ép lấy nước uống ăn trực tiếp 200g/ ngày.

13. Chanh giúp đào thải axit uric hiệu quả

Chanh là một trong những loại thức ăn đào thải acid uric hiệu quả. Trong loại quả này chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, có tác dụng giảm sưng viêm ở các khớp, đồng thời làm dịu cơn đau ở người bị gout hiệu quả. Bên cạnh đó, loại quả này còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Hơn nữa, chanh có tính axit. Theo đó, axit được đồng hóa sau khi dung nạp vào cơ thể. Từ đó tạo ra môi trường kiềm, hỗ trợ đào thải axit uric hiệu quả. Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gút hiệu quả, người bệnh có thể pha nước cốt chanh với nước ấm và uống từ 1 – 2 lần/ ngày.

14. Tỏi – Thực phẩm tốt cho người bệnh gút

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, chất chống viêm và hàm lượng lưu huỳnh có trong tỏi có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm ở các khớp, hỗ trợ loại bỏ axit uric trong máu, đồng thời ngăn ngừa quá trình tích tụ các tinh thể muối urat natri.

Tỏi - Thực phẩm tốt cho người bệnh gút
Trường hợp có nồng độ axit uric trong máu cao hoặc đang mắc bệnh gout nên bổ sung tỏi vào chế độ ăn hàng ngày

Do đó, trường hợp có nồng độ axit uric trong máu cao hoặc đang mắc bệnh gout nên bổ sung tỏi vào chế độ ăn hàng ngày. Theo đó, bạn có thể ăn tỏi sống hoặc bổ sung vào các món ăn hàng ngày để cải thiện bệnh.

15. Sữa không đường/ sữa ít béo

Ngoài các thực phẩm trên thì sữa không đường/ sữa ít béo cũng được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng ở người có nồng độ axit uric cao và phòng ngừa cơn đau do gút tái phát.

Các kết quả nghiên cứu nhận thấy, những thành phần dinh dưỡng trong sữa không đường hoặc sữa ít béo có khả năng đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric, ổn định sức khỏe xương khớp, chống viêm khớp, đồng thời làm giảm nguy cơ bùng phát cơn gout. Bên cạnh đó, hàm lượng canxi và vitamin trong các loại sữa này còn giúp tăng cường sức khỏe và tái tạo xương khớp.

Bài viết đã tổng hợp một số loại thức ăn đào thải acid uric nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh gút. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh để đạt được kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Lễ ra mắt bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang
Sau quá trình nghiên cứu chuyên sâu và bài bản trong nhiều năm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc công bố hoàn thiện bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang với nhiều ưu điểm và sự khác biệt về công thức, bảng thành phần. Xem thêm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

cach chon dung dich ve sinh phu nu

Cách Chọn Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Phù Hợp, An Toàn Nhất

Sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày đã trở thành...
rua mat bang dung dich ve sinh phu nu

Tại Sao Nên Tránh Rửa Mặt Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ?

Hành trình tìm kiếm làn da khỏe mạnh và tươi sáng thường khiến chúng ta...
goi dau bang dung dich ve sinh phu nu

Gội Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Trị Nấm Lợi Hay Hại

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm mà đại đa số chị em...