Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì

Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm:

Ăn Gì để Hỗ Trợ Sức Khỏe?

  1. Bổ Sung Canxi:

    • Người thoát vị đĩa đệm cần bổ sung canxi để tái tạo tế bào xương và cải thiện chất lượng xương khớp.
    • Thực phẩm: Sữa chua, phô mai, hạt hạnh nhân, rau xanh.
  2. Ăn Thực Phẩm Chứa Omega-3:

    • Omega-3 giúp giảm viêm, giảm đau và cải thiện triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.
    • Thực phẩm: Cá thu, cá trích, hạt hướng dương, hạt óc chó.
  3. Bổ Sung Glucosamine và Chondroitin:

    • Thực phẩm chứa nhiều Glucosamine, Chondroitin giúp tái tạo sụn khớp và cấu trúc màng tế bào.
    • Thực phẩm: Xương sườn, sụn bò, bê.
  4. Cung Cấp Nhiều Vitamin:

    • Bổ sung Vitamin giúp tăng cường chuyển hóa, cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch.
    • Thực phẩm: Trái cây tươi, rau củ quả, ngũ cốc, trứng.
  5. Chất Xơ Cho Hệ Tiêu Hóa:

    • Ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp kích thích tiêu hóa và cải thiện hệ tiêu hóa.
    • Thực phẩm: Rau củ quả, yến mạch, trái cây.
  6. Bổ Sung Protein:

    • Protein giúp hỗ trợ năng đỡ xương khớp, tạo khối cơ và cải thiện sức khỏe tổng thể.
    • Thực phẩm: Nấm, hạt, hải sản, thịt trắng.

Kiêng Ăn:

  • Thịt Đỏ:

    • Hạn chế thịt đỏ để giảm lượng Protein cao và nguy cơ tăng cân.
  • Chất Béo:

    • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo để tránh năng lượng dư thừa.
  • Đường Fructose và Chất Purin:

    • Giảm tiêu thụ thực phẩm chứa đường Fructose và chất Purin để phòng tránh nguy cơ biến chứng.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Người bệnh biết điều chỉnh và lựa chọn thực phẩm tốt góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Ngoài ra, khi cơ thể được nạp đủ dinh dưỡng và loại bỏ các thực phẩm có hại sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, phòng bệnh biến chứng nguy hiểm.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp hiện nay, liên quan đến khu vực cột sống. Chính vì thế, các triệu chứng do bệnh gây ra không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn tác động đến hệ thần kinh và nhiều vấn đề khác. Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, có thể do các yếu tố chính như:

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt đời sống và sức khỏe của người bệnh

  • Tuổi tác càng cao nguy cơ mắc bệnh càng gia tăng.
  • Do ảnh hưởng sau khi bị chấn thương, gặp tai nạn.
  • Do cân nặng cơ thể tăng đột ngột, thừa cân, béo phì.
  • Ảnh hưởng bởi môi trường làm việc, tính chất công việc khuân vác nặng, ngồi nhiều,...
  • Ngoài ra bệnh còn khởi phát do liên quan đến yếu tố di truyền, ảnh hưởng bởi các bệnh lý xương khớp khác, dị tật bẩm sinh,...

Trường hợp không phát hiện và chữa trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu bạn nhận thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường nên chủ động thăm khám sớm. Một số biểu hiện như đau nhức thắt lưng bất thường, đặc biệt đau ngày càng nặng hơn khi ngồi hoặc đứng quá lâu,...

Để điều trị bệnh hiện nay có nhiều phương pháp từ dân gian đến y học hiện đại. Dựa vào mức độ tổn thương bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ, người bệnh được khuyên cáo điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý hơn.

Thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt đời sống và sức khỏe của người bệnh
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh

Trong đó, việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp góp phần quan trọng giúp người bệnh sớm cải thiện sức khỏe, giảm triệu chứng đau nhức và phòng bệnh biến chứng? Vậy người thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Dưới đây là các nguyên tắc trong ăn uống cho người bệnh, bạn đọc nên lưu ý:

  • Cân bằng dinh dưỡng mỗi bữa ăn, lựa chọn thực phẩm phù hợp.
  • Hạn chế nêm nếm nhiều gia vị, ưu tiên những món chế biến đơn giản như hấp, luộc, xào.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể đào thải độc tố, tăng cường chuyển hóa giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
  • Có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, đồng thời giúp hoạt động hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.
  • Lựa chọn thực phẩm tươi mới, không sử dụng thực phẩm đã có dấu hiệu hư hỏng, ôi thiu.

Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với thể trạng và tình hình sức khỏe thực tế. Đồng thời lựa chọn các thực phẩm tốt, có lợi cho sức khỏe và hệ xương khớp. Đây là những nguyên tắc cơ bản giúp người bệnh kiểm soát bữa ăn, phòng tránh nguy cơ bệnh biến chứng nguy hại.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Thực phẩm tốt cho người bệnh

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo đó, các thực phẩm tốt cho người bệnh có thể kể đến nhóm thực phẩm chứa nhiều Canxi, Omega 3, Vitamin và các khoáng chất cần thiết khác. Chẳng hạn như:

1. Bổ sung thực phẩm giàu Canxi

Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Nếu bạn còn đang băn khoăn về vấn đề này thì chuyên gia khuyến khích bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều Canxi. Đây là một trong những nguyên tốt thiết yếu, cần thiết cho hệ thống xương khớp, có tác dụng tái tạo tế bào xương bị tổn thương, cải thiện chất lượng của hệ thống xương khớp.

Không những thế, Canxi còn có vài trò quan trọng, hỗ trợ vận hành hoạt động của hệ thống thần kinh, ngoài ra còn tham gia vào cơ chế đông máu. Người bệnh nên bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng thực phẩm chứa Canxi với liều dùng phù hợp mỗi ngày.

Thông qua một số nghiên cứu, chuyên gia chỉ ra thành phần nguyên tố này có hiệu quả trong việc giảm đau, giảm sưng viêm hiệu quả. Bạn có thể bổ sung Canxi thông qua các thực phẩm như sữa chua, phô mai, hạnh nhân, các loại rau xanh, sữa chua, đậu,...

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Thực phẩm tốt cho người bệnh
Lựa chọn thực phẩm bổ sung Canxi

Ngoài hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, thực phẩm giàu Canxi còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, cung cấp đầy đủ lượng Canxi cần thiết giúp bé cao khỏe hơn. Đồng thời, đối với người lớn tuổi giúp làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.

Tuy nhiên, người mắc bệnh về huyết áp cao, đang dùng thuốc chẹn kênh Canxi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh nguy cơ lắng đọng Canxi dẫn đến các hệ lụy không mong muốn.

2. Ăn thực phẩm chữa Omega 3

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu Omega 3, đây là loại axit béo cần thiết cho cơ thể, đảm nhận nhiều vai trò đối với sức khỏe. Đặc biệt đối với trường hợp người bị thoát vị đĩa đệm, Omega 3 có tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện triệu chứng do bệnh gây ra một cách hiệu quả.

Các thực phầm chứa nhiều dưỡng chất này bạn có thể lựa chọn như các loại các biển như cá thu, cá trích, cá ngừ,... Bên cạnh đó, Omega 3 còn được tìm thấy trong các loại hạt như hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt chia,... có trong trứng cá muối hoặc đậu nhành.

3. Ăn thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin

Thực phẩm chứa nhiều Glucosamine, Chondroitin có thể kể đến như xương sườn, sụn bò, bê,... chế biến thành món hầm, uống nước từ xương sụn giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Hai chất này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cấu trúc màng tế bào, giúp tăng khả năng tái tạo sụn khớp và các mô xương.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Thực phẩm tốt cho người bệnh
Bổ sung thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin

Một số trường hợp người bệnh mắc phải các bệnh lý xương khớp nặng thường cũng được chỉ định sử dụng các thuốc chứa hai thành phần này. Mục đích giúp tăng độ linh hoạt cho khớp, giảm đau và ngăn quá trình sản sinh enzyme khiến sụn khớp bị phá hủy.

Thay vì sử dụng thuốc, ở trường hợp nhẹ bạn có thể tìm các thực phẩm chứa hai hoạt chất này để bổ sung. Việc cung cấp dinh dưỡng tự nhiên giúp giảm thiểu rủi ro sản sinh phản ứng phụ. Do đó, người bệnh có thể lựa chọn và bổ sung vào thực đơn các thực phẩm chứa Glucosamine, Chondroitin kể trên.

4. Cung cấp thực phẩm nhiều Vitamin

Bổ sung Vitamin cho cơ thể giúp tăng cường chuyển hóa, cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Mỗi loại Vitamin sẽ có các cơ năng riêng, trong đó Vitamin C giúp kháng viêm, giảm đau, Vitamin D giúp chuyển hóa Canxi, Vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm đau nhức hiệu quả.

Chính vì thế, người bệnh được khuyến khích bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin trong quá trình điều trị bệnh xương khớp, trong đó có chứng thoát vị đĩa đệm. Các thực phẩm giàu Vitamin như trái cây tươi, rau củ quả,... Người bệnh nên lựa chọn thực phẩm tươi mới, tránh những thực phẩm chứa hóa chất gây hại cho cơ thể.

Trong đó, thực phẩm được khuyến khích sử dụng mỗi ngày như các loại ngũ cốc, cam, quýt, bưởi, trứng,... nhiều loại rau, củ quả tươi. Cân bằng dinh dưỡng, ưu tiên chế biến đơn giản, hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ, gia vị quá mặn, quá ngọt để bảo vệ sức khỏe.

5. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Ngoài những thực phẩm kể trên, người bệnh nên bổ sung cho cơ thể nhóm thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, yến mạch, các loại trái cây,... Đây là một trong những dưỡng chất quan trọng, vô cùng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Glucosamine, Chondroitin
Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi cung cấp Vitamin, chất xơ

Người bị thoát vị đĩa đệm cung cấp chất xơ vừa đủ mỗi ngày giúp cải thiện bữa ăn, kích thích cảm giác ăn ngon miệng, cải thiện hệ tiêu hóa, nhờ đó giúp người bệnh trở nên vui vẻ hơn. Bên cạnh đó, ăn thực phẩm xanh, sạch chứa nhiều chất xơ còn giúp người bệnh kiểm soát cân nặng, tránh tạo thêm áp lực cho cơ thể, hệ xương khớp.

6. Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Thực phẩm giàu Protein

Protein đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Đây là 1 trong 5 nhóm dưỡng chất cần thiết người bệnh phải bổ sung hàng ngày. Cung cấp với lượng vừa phải, lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và các vấn đề xương khớp.

Protein có vai trò tạo khối cơ hỗ trợ năng đỡ xương khớp, tránh chấn thương cho cơ thể. Không những thế, cung cấp đầy đủ dưỡng chất này còn giúp tăng sinh hormone, cải thiện sức khỏe tổng thể. Một số thực phẩm chứa protein lành mạnh như nấm, hạt, hải sản, thịt trắng,...

Thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì để phòng tránh biến chứng?

Bên cạnh vấn đề thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, người bệnh cũng quan tâm đến các thực phẩm cần kiêng cữ trong quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm cần hạn chế, bạn nên lưu ý:

1. Kiêng ăn thịt đỏ

Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tuy nhiên thịt đỏ không phải là thực phẩm người bệnh thoát vị đĩa đệm hay bệnh xương khớp nên sử dụng. Lượng Protein có trong thịt cao, đồng thời cung cấp một lượng lớn năng lượng cho cơ thể.

Chính vì thế, khả năng lắng động tinh thể uric cũng gia tăng, dẫn đến nguy cơ gây biến chứng cho cơ thể. Do đó người bệnh nên hạn chế nhóm thực phẩm này. Có thể bổ sung tuy nhiên chỉ nên sử dụng với liều dùng vừa đủ, không ăn nhiều và ăn thường xuyên.

2. Tránh ăn nhiều chất béo

Chất béo có vai trò đóng góp vào quá trình hình thành cấu trúc cơ thể người. Tuy nhiên trường hợp bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần chọn lựa nguồn cung cấp chất béo phù hợp. Nếu bổ sung với số lượng lớn, cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều năng lượng khiến cho tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng hơn.

Thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì để phòng tránh biến chứng?
Hạn chế ăn nhiều đồ nhiều chất béo, quá ngọt, quá mặn

Cơ thể nạp nhiều chất béo xấu cũng dễ tăng cân, nếu người bệnh không vận động tiêu hao có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Đây là một trong những nguyên nhân làm bệnh trở nên nặng nề hơn. Do đó, bạn nên kiểm soát thực phẩm, thức ăn nạp vào. Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, đồng tời giảm ăn đồ dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, nội tạng động vật,...

3. Hạn chế thực phẩm chứa đường Fructose, chất Purin

Đường Fructose và chất Purin thường có trong các thực phẩm được muối chua, nội tạng động vật,... Người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh bệnh trở nặng hoặc biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thực phẩm không có lợi cho quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, đặc biệt nếu bổ sung quá nhiều có nguy cơ gây bệnh nặng nề hơn. Chính vì thế người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống, xây dựng thực đơn phù hợp, loại bỏ các thực phẩm bất lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra, người bệnh nên cân chỉnh lại chế độ sinh hoạt kết hợp, để giúp bệnh sớm cải thiện, giảm áp lực cho hệ xương khớp, cột sống lưng. Kiêng rượu bia, đồ uống chứa cồn trong thời gian điều trị, đồng thời tránh xa khói thuốc lá, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc phù hợp hơn.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?". Người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý góp phần đẩy lùi triệu chứng khó chịu, giúp bệnh sớm cải thiện và phòng tránh các rủi ro biến chứng nguy hại.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...