
Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5: Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Phương Pháp Điều Trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có tỷ lệ người mắc phải cao nhất hiện nay, chiếm khoảng 90% trong tổng số người bệnh. Mặc dù ở giai đoạn đầu bệnh không quá nguy hại, triệu chứng có thể kiểm soát, mức độ chèn ép thấp, người bệnh có thể điều trị nội khoa không xâm lấn. Tuy nhiên cần thận trọng, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng phát sinh biến chứng khó điều trị.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh hình thành bởi hiện tượng trượt nhân nhầy nằm ở đĩa đệm thuộc đốt sống thắt lưng L4 L5 ra ngoài vòng sợi gây nên. Khối thoát vị khi đó nằm chèn ép lên lỗ tủy sống và các dây thần kinh ở khu vực gần kề khiến cho người bệnh bị đau nhức lưng khó chịu.

Trong cấu tạo của đốt sống lưng, đĩa đệm L4 L5 nằm ở vị trí thấp nhất trong hệ thống, làm nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, đồng thời nơi đây phải chịu tải trọng lớn, nhất là khi cơ thể vận động mạnh. Do đó, vị trí này dễ bị ảnh hưởng dẫn đến hiện tượng rạn nứt. Nhân nhầy từ vết nứt tràn ra ngoài khiến đĩa đệm trở nên phồng lồi.
Bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung và tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 nói riêng thường xảy ra ở người trung niên, cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay với nhiều thay đổi trong cuộc sống, chịu ảnh hưởng bởi công việc, môi trường, thói quen sinh hoạt mà bệnh có xu hướng trẻ hóa. Thanh niên trên 22 tuổi đã có thể mắc phải chứng bệnh này.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 do đâu gây ra?
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5 khá đa dạng. Có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến tổn thương, bùng phát triệu chứng khó chịu. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo:
- Tuổi tác: Như đã đề cập, tình trạng thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở người từ độ tuổi trung niên trở lên. Khi đó, xương khớp bắt đầu có dấu hiệu lão hóa dần, trở nên lỏng lẽo. Trong đó, đĩa đệm bị bào mòn, gây ra hiện tượng thoát vị, thoái hóa.
- Chấn thương: Một số người bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 do chấn thương té ngã, tai nạn giao thông hoặc do chơi thể thao bị va đập mạnh đốt sống lưng. Khi đó, bao xơ bảo vệ đĩa đệm bị rách làm cho dịch nhầy tràn ra bên ngoài dẫn đến sưng phồng đĩa đệm.
- Yếu tố di truyền: Ngoài nguyên nhân từ bên ngoài, yếu tố tuổi tác, hiện tượng thoát vị đĩa đệm xảy ra cũng có liên quan đến yếu tố di truyền, bẩm sinh. Chẳng hạn như tình trạng dị tật cột sống từ nhỏ, gù cột sống khi chào đời hoặc thoái hóa cột sống sớm.
- Tính chất công việc: Ngồi hoặc đứng quá lâu, làm việc tay chân đòi hỏi khiêng vác vật nặng thường xuyên tạo áp lực lên đĩa đệm cột sống. Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5. Ngoài ra, những người ngồi hoặc nằm sai tư thế trong thời gian dài cũng có thể mắc phải chứng bệnh này.
- Thừa cân, béo phì: Người có cân nặng quá khổ, thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao hơn những người khác. Trọng lượng cơ thể đổ dồn xuống vị trí đốt sống thắt lưng L4 L5 tạo áp lực lớn khi khu vực này dễ bị tổn thương, nứt rách dẫn đến tình trạng nhân nhầy thoát ra bên ngoài.
- Các nguyên nhân khác: Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu kể trên, tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 còn có thể xảy ra do cơ thể thiếu chất, sử dụng chất kích thích không có lợi cho sức khỏe,…
Để đảm bảo việc điều trị an toàn, hiệu quả nhất cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Trước khi đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh, bác sĩ sẽ xét nghiệm, kiểm tra tìm ra nguyên nhân và nhận diện mức độ tổn thương đốt sống của người bệnh.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L4 L5
Thoát vị đĩa đệm nói chung và tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 nói riêng đều gây ra các cơn đau khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe. Dưới đây là một số triệu chứng mà bệnh gây ra, bạn đọc tham khảo và sớm đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường:

- Đau nhức khu vực thắt lưng: Đây là biểu hiện thường gặp ở người bị thoát vị đĩa đệm. Tùy vào mức độ tổn thương mà cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Cơn đau có thể khỏi phát đột ngột hoặc cũng có thể kéo dài khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt đời sống. Đặc biệt là khi người bệnh mang vác nặng, ngồi sai tư thế,…Tình trạng đau nhức khi chuyển sang mãn tính sẽ kéo dài, tái phát thường xuyên, đau ngay cả khi người bệnh chỉ hắt hơi, vận động nhẹ,…
- Lan rộng cơn đau xuống hông, đùi, chân: Trường hợp không điều trị, cơn đau từ thắt lưng bắt đầu lan rộng xuống vị trí hông, đùi, ống chân. Triệu chứng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống, kéo theo tình trạng chán ăn, mệt mỏi cơ thể, khó chịu thường xuyên.
- Tê bì: Người bệnh thường cảm nhận được các cơn tê bì xuất hiện dọc từ thắt lưng đến hông, đùi, chân do ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5. Hiện tượng tê mỏi như có kiến bò, đặc biệt thường xuất hiện vào buổi sáng khi người bệnh vừa ngủ dậy.
- Yếu cơ và sưng tấy: Khối thoát vị sưng tấy gây chèn ép lên dây thần kinh khiến cho khu vực bị tổn thương trở nên yếu hơn, giảm khả năng vận động. Người bệnh dễ bị vấp ngã khi di chuyển. Bên cạnh sưng tấy và gây yếu cơ, bệnh còn gây đau nhức, nóng ở thắt lưng, đặc biệt là khi có ai đó chạm vào vị trí đốt sống lưng.
- Mất cảm giác: Triệu chứng tê bì, sưng tấy kéo dài trở nặng khiến người bệnh dần mất đi cảm giác. Đây là một trong những triệu chứng cho thấy bệnh đã tiến triển ngày càng nghiêm trọng. Người bệnh lúc này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vận động, đi lại. Hiện tượng mất cảm giác có thể xảy ra ở tay, chân khiến người bệnh bị teo cơ hoặc thậm chí là bại liệt.
Khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường kể trên, bạn nên chủ động thăm khám sớm. Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng, kết quả xét nghiệm chẩn đoán để đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh. Lúc này, để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, nhanh chóng thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 nguy hiểm như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như trên. Trường hợp không kiểm soát điều trị, tình trạng thoát vị kéo dài có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đâu là một vài trường hợp:

- Rối loạn chức năng bài tiết, tiết niệu: Tình trạng sưng phồng đĩa đệm do thoát vị nằm chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Trong đó có các cơ thắt, búi cơ có liên kết với hệ bài tiết. Chính vì thế, trường hợp không kiểm soát, thoát vị địa đệm nặng sẽ gây biến chứng rối loạn chức năng của hệ bài tiết, hệ thống tiết niệu khiến người bệnh mất kiểm soát tiểu tiện, đại tiện
- Gây rối loạn cảm giác: Sự chèn dây thần kinh có ảnh hưởng đến da trên cơ thể, người bệnh có biểu hiện rối loạn cảm giác, da mất đi khả năng cảm nhận độ nóng, lạnh.
- Ảnh hưởng dây thần kinh: Theo nguyên lý gây bệnh, đốt sống L4 thường nằm trượt về phía trước so với đốt sống L5. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến các rễ thần kinh. Biến chứng kéo dài gây bùng phát các cơn đau lặp lại, mức độ tăng dần khiến người bệnh suy giảm khả năng vận động, ảnh hưởng sinh hoạt đời sống hàng ngày.
- Biến chứng bại liệt: Tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 không được điều trị kéo dài dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng vận động, yếu cơ nghiêm trọng. Trường hợp xấu gây bại liệt và mất khả năng đi lại, vận động.
Trên đây là những biến chứng có thể xảy ra nếu bạn không sớm điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L4 L5
Khi đến cơ sở y tế thăm khám, bác sĩ sẽ thăm hỏi về triệu chứng đang gặp phải, tiền sử bệnh lý và các vấn đề liên quan. Sau đó, để xác định chính xác vấn đề bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết như chụp X quang, CT Scan, chụp MRI,…
Thông qua hình ảnh thu được từ các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh, bác sĩ có thể xác định vị trí đốt sống bị tổn thương. Từ đó, tùy theo mức độ bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng gây hại sức khỏe.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5
Hiện nay có nhiều phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm nói chung và chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 nói riêng. Người bệnh có thể dùng mẹo dân gian, thuốc Đông, Tây y hoặc can thiệp ngoại khoa khi cần thiết. Tùy mức độ bệnh lý của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là các biện pháp thường được áp dụng:
Hỗ trợ chữa trị bằng phương pháp dân gian
Sử dụng phương pháp dân gian hỗ trợ giảm đau, giảm cảm giác khó chịu do thoát vị đĩa đệm L4 L5 gây ra. Các mẹo chữa phù hợp với tình trạng cơn đau mới khởi phát, chưa có biến chứng nặng nề. Tham khảo một vài cách dưới đây:

Sử dụng đu đủ xanh: Đu đủ xanh chứa papain có tác dụng giảm viêm đau xương khớp, cải thiện tình trạng đau nhức, cứng cơ xương,… Từ xưa ông bà ta đã sử dụng nguyên liệu này làm thuốc hỗ trợ trị bệnh, nhất là các vấn đề về xương khớp như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, nhức cơ bắp,… Cách làm đơn giản như sau:
- Sử dụng đu đủ xanh rửa sạch, bỏ hạt sau đó cắt nhỏ.
- Cho đu đủ kết hợp cùng với mễ nhân ninh cho chín mềm.
- Chắt lấy nước uống, có thể thêm vào một chút đường để dễ uống hơn.
Sử dụng đinh lăng: Cây đinh lăng được dùng trong điều trị các bệnh lý về xương khớp, bài thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Do thảo dược chứa thành phần có lợi cho xương khớp, giúp cung cấp vitamin, khoáng chất cải thiện sưng viêm, giảm đau, chữa thoát vị đĩa đệm, tăng cường độ linh hoạt cho xương khớp. Cách dùng như sau:
- Sử dụng phần rễ cây đinh lăng rửa sạch sau đó phơi khô.
- Bạn có thể dùng rễ cây thảo dược nấu lấy nước uống hoặc kết hợp ngâm rượu để xoa bóp khi đau mỏi.
- Ngoài ra, phần lá cây có thể giã nát và đắp trực tiếp vào cột sống bị đau để cải thiện bệnh, giảm đau nhức khó chịu.
Sử dụng cây cỏ xước: Ngoài hai nguyên liệu tự nhiên kể trên, cây cỏ xước cũng được dùng chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5. Trong loại cây này chứa các chất có tác dụng hỗ trợ giảm đau, tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể. Thực hiện theo cách sau:
- Sử dụng nắm cây cỏ xước, kết hợp với ngải cứu, cỏ mực, rửa sạch.
- Cho vào nồi nấu cùng với 1,5 lít nước.
- Đun đến khi nước cạn còn khoảng 2 chén nhỏ thì tắt bếp, chắt lấy nước uống.
Trên đây là một vài cách được áp dụng, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các vị thảo dược khác để chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà. Tuy nhiên phương pháp dân gian chỉ mang tính tạm thời, hỗ trợ giảm triệu chứng, bệnh vẫn có khả năng tái phát. Chính vì thế người bệnh cần kết hợp điều trị và tái khám để kịp thời xử lý khi cần thiết.
Chữa bằng thuốc Đông y
Chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng thuốc Đông y cũng là hướng điều trị được nhiều người lựa chọn. So với thuốc tân dược, các bài thuốc Đông y thường lành tính, sử dụng kéo dài ít phát sinh tác dụng phụ. Theo đó, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc như sau:

- Bài thuốc 1: Nguyên liệu gồm có các vị như địa hoàng, quế chi, tần giao, ý dĩ nhân, hoàng bá, rễ cỏ xước, uy linh tiên, mỗi vị dùng khoảng 15g. Sắc nấu cùng với 6 chén nước trong 30 – 45 phút. Chắt lấy nước uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Nguyên liệu gồm có độc hoạt, ma hoàng, quế chi, cát căn, xuyên ô mỗi vị sử dụng khoảng 9g, kết hợp với 3g tế tân. Sắc nấu cùng với 500ml nước đến khi cạn còn khoảng 250ml thì tắt bếp, chắt lấy nước thuốc chia thành 2 lần uống trong ngày, dùng sau bữa ăn 30 phút.
- Bài thuốc 3: Sử dụng vị thuốc gồm cỏ xước, đẳng sâm, xuyên khung, kết hợp với độc hoạt mỗi vị 9g, thêm vào 3g tế tân, 3g cam thảo, 18g tang ký sinh, 12g tân giao, 15g tạch chi. Sắc cùng với 1 lít nước trong khoảng 30 phút. Chắt lấy nước thuốc uống hết trong ngày, kiên trì mỗi ngày 1 thang.
Sử dụng thuốc Đông y giúp điều trị bệnh thoát vị, giảm đau, cải thiện triệu chứng an toàn. Ngoài ra các vị thuốc còn giúp bồi bổ, cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên người bệnh nên thăm khám tại cơ sở Đông y uy tín, đồng thời tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn điều trị. Tránh tình trạng tự ý kết hợp với các loại thuốc khác có thể gây tương tác nguy hiểm.
Điều trị bằng Tây y
Ngoài hai cách chữa kể trên, nhiều người đã sử dụng biện pháp Tây y điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 do có hiệu quả nhanh chóng hơn. Các thuốc tân dược có dược tính mạnh, giúp kiểm soát triệu chứng tức thời. Tuy nhiên sử dụng kéo dài vẫn có nguy cơ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.

Chính vì thế, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng nên thăm khám và làm theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Dưới đây là một số thuốc Tây được dùng điều trị bệnh:
- Thuốc giảm đau: Tác dụng cải thiện cơn đau nhẹ đến trung bình, người dùng theo liều lượng được chỉ định, không lạm dụng. Trường hợp quá liều có nguy cơ gây ngộ độc, phát sinh tác dụng phụ. Các loại thuốc thường được dùng như paracetamol, naproxen, ibuprofen,…
- Thuốc giãn cơ: Thuốc có tác dụng giãn cơ, giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh, kiểm soát cơn đau. Ngoài ra thuốc còn có khả năng hỗ trợ bài tiết cho cơ thể.
- Thuốc giảm đau gây nghiện: Dùng cho đối tượng thoát vị đĩa đệm L4 L5 nặng, có khả năng biến chứng và gây ra cơn đau dữ dội. Các loại thuốc giảm đau có tính chất gây nghiện giúp kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên loại này không được dùng phổ rộng, chỉ sử dụng đối với trường hợp thật sự cần thiết.
- Viên uống bổ sung: Ngoài sử dụng thuốc tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, giảm tổn thương, viêm nhiễm xương khớp, người bệnh có thể được chỉ định dùng kèm viên uống bổ sung. Các loại như viên uống vitamin, canxi,… ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, đồng thời giúp bồi bổ xương khớp, tăng cường sức khỏe.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp nhận thấy có dấu hiệu chuyển biến xấu, người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp ngoại khoa điều trị thoát vị đĩa đệm. Một số phương pháp như:
- Phẫu thuật qua da: Phương pháp can thiệp ít xâm lấn, vết mổ nhỏ giúp đưa máy phẫu thuật vào trong loại bỏ ổ viêm và các tổn thương cần được triệt tiêu, thay thế để duy trì khả năng vận động cho người bệnh.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Loại bỏ các phần chèn ép lên dây thần kinh, nếu tình trạng bệnh nặng, người bệnh có thể phải loại bỏ cả phần đĩa đệm.
- Thay đĩa đệm nhân tạo: Dành cho đối tượng phải loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm. Phương pháp được tiến hành thông qua vết mổ ở bụng, phần đĩa đệm tổn thương được lấy ra và thay mới bằng một đĩa đệm nhân tạo có chất liệu nhựa và kim loại.
- Hợp nhất đốt sống: Phương pháp được thực hiện nhằm lấy mảnh xương từ bộ phận khác ghép thay thế vào phần đốt sống bị tổn thương. Tuy nhiên thủ thuật này có thể làm đốt sống L4 L5 bị bất động hoàn toàn.
Can thiệp ngoại khoa giúp nhanh chóng loại bỏ tổn thương, tuy nhiên rủi ro mà nó mang lại cũng khó tránh khỏi. Đặc biệt đối với trường hợp thực hiện phẫu thuật tại cơ sở y tế không đảm bảo, gặp sai sót trong quá trình mổ, chăm sóc hậu phẫu không đúng hướng dẫn,…

Thay vì phải áp dụng ngoại khoa với nhiều rủi ro, chuyên gia khuyến khích người bệnh thăm khám sớm ngay khi có dấu hiệu bất thường. Đồng thời tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm phục hồi sức khỏe, phòng tránh các biến chứng không mong muốn.
Cải thiện bằng vật lý trị liệu
Áp dụng các biện pháp cải thiện sức khỏe bằng vật lý trị liệu giúp người bệnh giảm đau, phục hồi chức năng vận động. Một số phương pháp thường được áp dụng có thể kể đến như:
- Nhiệt trị liệu: Chườm nóng, sử dụng tia hồng ngoại, đắp paraphin,… giúp giảm đau, ngăn ngừa tình trạng cứng cơ, ngoài ra còn giúp làm giãn mạch, tăng chuyển hóa dưỡng chất cho xương khớp.
- Điện trị liệu: Tăng cường chuyển hóa, kích thích thần kinh, giảm đau, hỗ trợ đưa thuốc giảm đau vào sâu bên trong khu vực tổn thương cần điều trị.
- Laser: Làm mềm mô cơ, giảm đau, chống viêm, đồng thời phương pháp này còn giúp kích thích tái tạo lại tổ chức đĩa đệm.
- Phương pháp kéo giãn cột sống: Biện pháp kéo giãn giúp đưa nhân nhầy trở về vị trí cũ, nhờ đó tình trạng chèn ép thần kinh, tủy sống giảm dần.
- Bài tập vận động: Có tác dụng cải thiện cột sống, tránh tình trạng xơ cứng xương khớp. Người bệnh có thể tập các bài yoga, đi bộ, di chuyển để hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là tình trạng thoát vị thường gặp nhất hiện nay, gây ra không ít triệu chứng khó chịu. Đặc biệt, trường hợp không điều trị, bệnh có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, gây hại cho chức năng vận động và sức khỏe của người bệnh. Do đó, ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm L4 L5 biến chứng
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 hình thành do những yếu tố tác động từ thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, môi trường sống,… và những chấn thương cơ học. Các triệu chứng do bệnh gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt đời sống và sức khỏe. Chính vì thế, người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị để phòng tránh biến chứng. Một số lưu ý như sau:

- Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp chữa trị bừa bãi.
- Tránh vận động mạnh, hạn chế khuân vác đồ vật quá sức gây ảnh hưởng đến xương khớp, làm tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thư giãn, thường xuyên xoa bóp, massage để làm giãn cơ, tăng tuần hoàn máu, tránh tình trạng cứng khớp.
- Không ngồi một chỗ quá lâu, chú ý tư thế để tránh sai lệch trở nên nặng nề phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
- Kết hợp xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất. Kiêng những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, thực phẩm làm đau nhức, ảnh hưởng đến xương khớp.
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, luyện tập thể dục, thể thao vừa sức. Vận động cơ thể giúp xương khớp dẻo dai, tránh tình trạng cứng khớp.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ hồi phục của cơ thể. Trường hợp không tiến triển, bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp hơn.
Trên đây là những thông tin về chứng thoát vị đĩa đệm L4 L5, bạn đọc có thể tham khảo. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, phát sinh các triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe. Trường hợp không kịp thời điều trị, bệnh biến chứng có thể gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí có nguy cơ đe dọa tính mạng. Do đó bạn đọc nên chủ động thăm khám bác sĩ ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.
Có thể bạn quan tâm:
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!