Thoái Hoá Khớp Khuỷu Tay: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoái hoá khớp khuỷu tay là bệnh xương khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Các triệu chứng bệnh lý khiến người bệnh đau nhức, cứng khớp khuỷu tay, khó khăn trong các hoạt động ở tay. Bệnh nếu không được kiểm soát sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Thoái hoá khớp khuỷu tay là bệnh gì?

Thoái hoá khớp khuỷu tay là một trường hợp của bệnh thoái hoá khớp. Theo đó, bệnh lý có liên quan đến hệ thống xương khớp ở vùng khuỷu tay (xương trụ, xương quay cẳng tay, xương cánh tay). Sụn khớp ở khuỷu tay có xu hướng bị khô nếu dịch khớp không cung cấp đủ. Tình trạng này có thể làm tăng hình thành gai xương, thoái hoá khớp khi gập duỗi tay, xương vùng khuỷu tay va chạm vào nhau.

Thoái Hoá Khớp Khuỷu Tay: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Thoái hoá khớp khuỷu tay là bệnh xương khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi

Theo nhận định của các chuyên gia, thoái hoá khớp là hệ quả của sự mất cân bằng của quá trình huỷ hoại và hoạt động tổng hợp các mô sụn, xương dưới sụn. Theo đó, trường hợp bị thoái khớp, quá trình huỷ hoại sẽ diễn ra nhanh hơn quá trình tái tạo dẫn đến xương, sụn bị tổn thương, suy yếu, suy yếu và thoái hoá.

Thực tế, sự mất cân bằng này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau như yếu tố di truyền, rối loạn chuyển hoá, ảnh hưởng tuổi tác, thói quen sinh hoạt, tính chất công việc, mắc các bệnh nội khoa, lao động nặng nhọc,…

Các triệu chứng thoái hoá khớp khuỷu tay thường diễn tiến chậm, dai dẳng và không thể điều trị dứt điểm. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách có thể khiến các sụn khớp biến đổi cấu trúc, hình thái, ảnh hưởng đến khả năng vận động, đau nhức, thậm chí là tàn phế.

Nguyên nhân gây thoái hoá khớp khuỷu tay

Hiện nay, y học vẫn chưa xác định nguyên nhân cụ thể gây ra thoái hoá khớp nói chung và thoái hoá khớp khuỷu tay nói riêng. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa nhận thấy bệnh lý có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố như di truyền, tuổi tác, sinh hoạt, lao động nặng nhọc,…

Căn cứ vào các yếu tố trên, nguyên nhân gây ra bệnh bệnh được chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân nguyên phát và nguyên thứ phát.

1. Nguyên nhân nguyên phát

Trường hợp bị thoái thoái khớp khuỷu tay nguyên phát thường khởi phát do yếu tố tuổi tác, quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể. Khi cơ thể bước sang độ tuổi từ 40 – 60, hệ thống xương khớp và các bộ phận trên cơ thể có dấu hiệu suy giảm chức năng. Lúc này, các sụn khớp sẽ giảm khả năng tổng hợp, phục hồi và tái tạo. Điều này tạo điều kiện tăng tốc độ hư hại, dẫn đến tình trạng thoái hoá bề mặt sụn khớp.

Nguyên nhân gây thoái hoá khớp khuỷu tay 
Trường hợp bị thoái thoái khớp khuỷu tay nguyên phát thường khởi phát do yếu tố tuổi tác, quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể

Ngoài yếu tố tuổi tác, bệnh lý có nguy cơ bùng phát cao ở người mắc bệnh tiểu đường, các bệnh mãn tính, yếu tố di truyền,… Tình trạng thoái hoá khớp khuỷu tay nguyên phát thường ảnh hưởng ở nhóm đối tượng từ 60 tuổi.

2. Nguyên nhân thứ phát

Không giống với nguyên nhân nguyên phát, người bị thoái hoá khớp khuỷu tay thứ phát có thể xảy ra ở mọi đối tượng với nhiều độ tuổi bởi các tác nhân khác nhau. Cụ thể:

  • Chấn thương: Trường hợp bị chấn thương ở khuỷu tay có thể khiến trục khớp bị thay đổi, rối loạn ổ khớp. Tình trạng kích thích quá trình huỷ hoại sụn diễn ra nhanh chóng, bề mặt khớp lúc này bị biến đổi, gây đau nhức, cứng khớp và dẫn đến thoái hoá.
  • Bất thường ở trục khớp do bẩm sinh: Ổ khớp được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau, khi cấu trúc này bị rối loạn có thể làm tăng áp lực lên màng dịch hoạt, bề mặt sụn,… Từ đó, làm tăng quá trình lão hoá. Chính vì vậy, ở những người có ổ trục bất thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoái hoá khớp và khớp khuỷu tay cao hơn so với người bình thường.
  • Ảnh hưởng các bệnh lý xương khớp: Viêm khớp dạng thấp, lao khớp, chảy máu khớp, gout,… có thể đẩy nhanh quá trình bào mòn mô sụn, dẫn đến rối loạn chuyển hoá và làm tăng nguy cơ thoái hoá.

Ngoài ra, bệnh lý cũng có thể bùng phát mạnh bởi một số yếu tố sau:

  • Lười vận động
  • Người bị thừa cân, béo phì
  • Thiếu hụt canxi
  • Lao động nặng nhọc
  • Tư thế sai lệch trong thời gian dài
  • Lạm dụng thuốc ức chế bơm proton, thuốc chống viêm không steroid,…

Số liệu thống kê nhận thấy, hầu hết các trường hợp bị thoái khớp khuỷu tay xảy ra do nhiều yếu tố cộng hưởng. Trường hợp khởi phát do yếu tố tuổi tác thường chiếm tỷ lệ thấp.

Dấu hiệu nhận biết

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thoái hoá khớp khuỷu tay thường diễn tiến âm thầm như thoái hoá khớp. Ở giai đoạn đầu, bệnh lý thường không gây ra các biểu hiện rõ ràng. Đến khi sụn khớp bị tổn thương, bào mòn, giảm khả năng đàn hồi sẽ kích thích phản ứng viêm ở các mô xung quanh. Lúc này, ổ khớp mất đi sự ổn định và bùng phát các triệu chứng tại chỗ.

Dấu hiệu nhận biết 
Đau khuỷu tay là biểu hiện phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh lý

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

  • Đau khuỷu tay: Đây là biểu hiện phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh lý. Cơn đau thường có xu hướng nặng nề hơn khi thực hiện các chuyển động ở khuỷu tay. Triệu chứng có thể âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội, nhất là vào ban đêm.
  • Cứng khớp, mất khả năng vận động: Người bị thoái hoá khớp khuỷu tay thường gặp phải tình trạng cứng khớp và hạn chế các hoạt động ở bộ phận này. Lúc này, người bệnh có thể gặp các khó khăn trong một số hoạt động thường ngày như cầm nắm đồ vật, tắm rửa, thay quần áo,…
  • Phát ra âm thanh “lạo xạo” ở khuỷu tay: Khi thực hiện một số chuyển động, các khớp ở khuỷu tay có thể phát ra âm thanh “lạo xạo”. Đây là dấu hiệu nhận biết sụn khuỷu tay đã bị bào mòn và mất khả năng bảo vệ các khớp khỏi ma sát khi vận động.
  • Yếu và teo cơ: Một số người bị thoái hoá khớp khuỷu tay có xu hướng bất động để hạn chế cơn đau ở khuỷu tay bùng phát. Tình trạng này kéo dài có thể gây teo, yếu cơ.
  • Sưng: Khi sụn khớp bị thoái hoá có thể làm tăng ma sát giữa các khớp. Tình trạng này có thể gây kích thích mô mềm và gây sưng đỏ nóng rát. Tuy nhiên, dấu hiệu sưng khuỷu tay thường không phổ biến ở người bị thoái hoá.

Các biểu hiện bệnh thoái hoá khớp cổ chân, khuỷu tay  đều có tính chất cơ học. Theo đó, cơn đau nhức và các biểu hiện đi kèm có thể thuyên giảm nếu nghỉ ngơi, bất động và có xu hướng bùng phát nặng nề khi thực hiện các hoạt động ở cơ quan này. Theo thời gian, bệnh lý sẽ chuyển biến nặng và gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Chẩn đoán thoái hoá khớp khuỷu tay

Hầu hết các trường hợp bị thoái hoá khuỷu tay đều không xuất hiện các biểu hiện điển hình cao. Do đó, trước khi tiến hành điều trị bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán để xác định nguyên nhân khởi phát, mức độ tổn thương và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Chẩn đoán thoái hoá khớp khuỷu tay 
Trước khi tiến hành điều trị bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán để xác định nguyên nhân, tổn thương,…

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang: Đây được xem là kỹ thuật chẩn đoán quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh xương khớp. Thông qua hình ảnh chụp được kỹ thuật này, bác sĩ có thể dễ dàng xác định được mức độ tổn thương ở khuỷu tay.
  • Siêu âm khớp: Siêu âm khớp giúp nhận biết các biểu hiện thoái hoá khớp khuỷu tay như tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, hình thành gai xương,… Bên cạnh đó, kỹ thuật chẩn đoán này còn giúp sớm phát hiện các mảnh sụn khớp bị thoái hoá, viêm màng hoạt dịch, đo được độ dày của sụn khớp.
  • Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI giúp bác sĩ quan sát được khớp khuỷu tay toàn diện. Từ đó dễ dàng phát hiện màng hoạt dịch, tổn thương ở dây chằng, mô sụn,…
  • Nội soi khớp: Kỹ thuật nội soi giúp dễ dàng quan sát tổn thương mô sụn do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện nội soi, bác sĩ có thể kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch nhằm chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý có biểu hiện tương tự.
  • Một số xét nghiệm khác: Ngoài những xét nghiệm thường áp dụng trong chẩn đoán thoái hoá khớp khuỷu tay trên, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm khác như xét nghiệm dịch khớp, xét nghiệm máu,… để loại trừ những khả năng khác.

Bệnh thoái hoá khớp khuỷu tay được xác định thông qua những tiêu chuẩn sau:

  • Trên 38 tuổi
  • Bị cứng khớp dưới 30 phút
  • Xuất hiện các gái xương ở rìa khớp
  • Xét nghiệm dịch khớp là dịch thoái hoá
  • Tràn dịch khớp
  • Khớp bị biến dạng

Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như:

  • Viêm khớp vảy nến
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh gout
  • Viêm khớp lupus

Các phương pháp điều trị thoái hoá khớp khuỷu tay

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương, các biểu hiện đi kèm tình trạng sức khoẻ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Như đã cập, thoái hoá khớp khuỷu tay có tính chất mãn tính và gần như không thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng kiểm soát cơn đau, giảm tê cứng khớp, cải thiện chức năng vận động và làm chậm quá trình thoái hoá.

1. Các biện pháp cải thiện tại nhà

Các biện pháp khắc phục cơn đau do bệnh lý gây ra thường áp dụng cho những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Biện pháp này có thể giúp cải thiện cơn đau nhức ở khuỷu tay, làm giảm hiện tượng tê cứng khớp và vận động dễ dàng hơn.

Các biện pháp cải thiện tại nhà 
Chườm nóng/ lạnh đều là những liệu pháp giúp cải thiện các biểu hiện bệnh lý đơn giản, có thể áp dụng tại nhà và mang lại hiệu quả cao

Dưới đây là một số cách giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh thoái hoá khớp khuỷu tay tại nhà được áp dụng phổ biến:

  • Điều chỉnh hoạt động: Thay đổi các hoạt động có thể bao gồm ngưng các hoạt động ở vùng khuỷu tay bị tổn thương hoặc điều chỉnh một số thói quen hoạt động hàng ngày. Việc cắt giảm các hoạt động tại khuỷu tay có thể hạn chế áp lực lên cơ quan này và giúp giảm đau đáng kể.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Các triệu chứng thoái hoá khớp khuỷu tay thường gây ra các bất tiện khiến người bệnh khó chịu vào buổi sáng hoặc khi tập luyện thể dục. Trường hợp cảm nhận cơn đau âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội, bệnh nhân cần dừng các hoạt động để khớp khuỷu tay được nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Chườm nóng/ lạnh: Chườm nóng lên khớp bị thoái hoá có thể cải thiện hiện tượng cứng khớp trong khi chườm lạnh có thể làm giảm đau nhức, sưng nóng. Chườm nóng/ lạnh đều là những liệu pháp giúp cải thiện các biểu hiện bệnh lý đơn giản, có thể áp dụng tại nhà và mang lại hiệu quả cao.

2. Vật lý trị liệu

Theo nhận định của các chuyên gia Cơ xương khớp, việc áp dụng các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện cơn đau, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động của khuỷu tay đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như phòng ngừa phát sinh các rủi ro, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Các bài tập tăng cường khớp khuỷu tay cần được thực hiện từ từ, đều đặn, sau đó tăng dần cường độ tập luyện để tránh ảnh hưởng đến chức năng vận động khuỷu tay và khiến các triệu chứng tiến triển nặng nề hơn.

3. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Sử dụng thuốc được xem là phương pháp điều trị chính đối với bệnh thoái hoá khớp khuỷu tay. Việc dùng thuốc giúp kiểm soát cơn đau nhức nhanh chóng, cải thiện khả năng vận động và ngăn ngừa tiến triển của bệnh lý.

Sử dụng thuốc Tây điều trị 
Sử dụng thuốc được xem là phương pháp điều trị chính đối với bệnh thoái hoá khớp khuỷu tay

Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh lý:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Acetaminophen là loại thuốc giảm đau không kê đơn thường được chỉ định trong điều trị bệnh thoái hoá khớp. Thuốc có tác dụng cải thiện cơn đau ở mức độ vừa và nhẹ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, Acetaminophen có độ an toàn cao khi dùng ở liều điều trị. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
  • Thuốc giảm đau kê đơn: Trường hợp không đáp ứng Acetaminophen, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Aspirin, Ibuprofen và Naproxen để kiểm soát bệnh lý. Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau dạ dày, rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến tim, thận.
  • Thuốc điều trị tại chỗ: Các loại thuốc bôi, dán, xịt,… được sử dụng ngoài da để làm giảm cơn đau do thoái hoá khớp khuỷu tay gây ra.

4. Tiêm ngoài màng cứng

Tiêm ngoài màng cứng được chỉ định với các trường hợp bị thoái hoá khớp khuỷu tay tiến triển ở mức độ nặng, các biện pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả. Hiện nay, có 2 phương pháp tiêm màng cứng được sử dụng phổ biến là tiêm Axit Hyaluronic và tiêm Steroid.

  • Tiêm Steroid: Phương pháp giúp kiểm soát cơn đau nhanh chóng, giảm cứng khớp, sưng vai, cải thiện các triệu chứng khác đi kèm hiệu quả.
  • Tiêm Axit Hyaluronic: Hoạt chất này cung cấp chất bôi trơn nhân tạo cho khớp khuỷu tay. Điều này hạn chế tình trạng ma sát dẫn đến hao mòn tự nhiên, đồng thời làm chậm quá trình thoái hoá khớp.

Khi tiêm, cần đảm bảo tiêm đúng vị trí ở khuỷu tay. Nhiều bác sĩ nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật siêu âm, soi huỳnh quang trong quá trình tiêm để đảm bảo tính chính các. Điều này được cho là cần thiết để đảm bảo vị trí tiêm và phân phối thuốc tiêm thích hợp.

5. Can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật)

Trường hợp bị thoái hoá khớp khuỷu tay không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ nhân nhắc can thiệp ngoại khoa. Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định với các trường hợp bị bệnh khởi phát liên quan đến yếu tố bẩm sinh, xuất hiện các biến chứng nặng nề.

Can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật) 
Trường hợp không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ nhân nhắc can thiệp ngoại khoa

Các phương pháp phẫu thuật được đề nghị tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ và một số yếu tố liên quan khác. Thực tế, phương pháp điều trị này tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn và biến chứng nên người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa về lợi ích và rủi ro trước khi quyết định phẫu thuật.

Phòng ngừa thoái hoá khớp khuỷu tay hiệu quả

Thoái hoá khớp nói chung và thoái hoá khớp khuỷu tay nói riêng và bệnh mãn tính, kéo dài dai dẳng và không thể điều trị dứt điểm. Do đó, bên cạnh tuân thủ các phương pháp điều trị, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng nề.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh lý:

  • Thay đổi các thói quen làm tăng áp lực lên khớp khuỷu tay như mang vác nặng, cầm, xách vật nặng, đánh bóng, lười vận động,…
  • Trường hợp bị thừa cân – béo phì cần lên kế hoạch giảm cân khoa học để hạn chế áp lực lên khuỷu tay cũng như hệ thống xương khớp. Đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, gút, tim mạch, cao huyết áp,…
  • Hoạt động thể chất được xem là biện pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoái hoá khớp khuỷu tay nói riêng. Do đó, người bệnh cần dành từ 20 – 30 phút/ ngày để tập luyện các bộ môn có cường độ phù hợp như bơi lội, yoga, tenis,…
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D có trong cua, tôm, cá, mực, trứng, sữa, phomai, quả bơ, dầu ô liu, hạt bí đỏ, hạt óc chó, sữa chua,… Ngoài ra, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất để duy trì sức khỏe, cải thiện khả năng dẻo dai của xương khớp.
  • Tránh sử dụng bia rượu bia rượu, thức ăn nhanh, nước ngọt có gas và nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Thận trọng khi tham gia giao thông, sinh hoạt và làm việc để giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương, va đập.
  • Đối với người trên 40 tuổi, cần thường xuyên kiểm tra sức khoẻ xương khớp từ 1 – 2 lần/ năm để sớm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn và kịp thời điều trị.

Thoái hoá khớp khuỷu tay là bệnh xương khớp mãn tính, kéo dài dai dẳng và không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng, tăng khả năng vận động và làm chậm quá trình thoái hoá bằng các biện pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, ngay khi nhận thấy biểu hiện bệnh lý, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Lễ ra mắt bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang
Sau quá trình nghiên cứu chuyên sâu và bài bản trong nhiều năm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc công bố hoàn thiện bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang với nhiều ưu điểm và sự khác biệt về công thức, bảng thành phần. Xem thêm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mề đay vô căn

Top 10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả, An Toàn

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được chỉ định sử dụng...
Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Tay Và Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân là biểu hiện thường gặp ở những...
Dùng lá kinh giới chữa mề đay hiệu quả với 5 cách đơn giản

Dùng Lá Kinh Giới Chữa Mề Đay Hiệu Quả Với 5 Cách Đơn Giản

Dùng lá kinh giới chữa mề đay là cách chữa được áp dụng rộng rãi...