Thoái Hoá Khớp Gối Nên Tập Gym Không? [Giải đáp từ Bác Sĩ]

Thoái hoá khớp gối nên tập gym không? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gian Cơ xương khớp, người bị thoái hoá khớp và thoái hoá khớp gối có thể tập gym để tăng cường sức khoẻ và hỗ trợ điều trị bệnh lý. Tuy nhiên, cần lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe để tránh phát sinh rủi ro.

Thoái hoá khớp gối nên tập gym không? Giải đáp

Thoái hoá khớp gối đặc trưng bởi tình trạng hư hỏng, mài mòn của sụn và xương dưới sụn. Khi lớp đệm bị hư tổn, các đầu xương sẽ tạo ra ma sát, gây đau nhức khi di chuyển, vận động. Bệnh lý thường ảnh hưởng ở nhóm đối tượng trung niên và cao tuổi do quá trình lão hoá tự nhiên. Bên cạnh đó, thoái hoá khớp gối còn có thể xảy ra do sai tư thế, tính chất công việc, thói quen xấu,…

Thoái Hoá Khớp Gối Nên Tập Gym Không? [Giải đáp từ Bác Sĩ]
Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, người bị thoái hoá khớp gối có thể tập gym

Thoái hoá khớp nói chung và thoái hoá khớp gối nói riêng có tính chất mãn tính, tiến triển âm thầm và không thể điều trị dứt điểm. Mục tiêu của các phương pháp điều trị là giúp kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, cải thiện khả năng vận động, làm chậm quá trình thoái hoá. Bên cạnh sử dụng thuốc, bác sĩ còn khuyến khích người bệnh tập luyện để hỗ trợ điều trị bệnh lý.

Do đó, nhiều người bệnh thắc mắc “Thoái hoá khớp gối nên tập gym không?”  Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, người bị thoái hoá khớp gối có thể tập gym. Bởi việc tập luyện sẽ hạn chế tình trạng cứng khớp, tê bì, cải thiện chức năng vận động và tăng cường sức khỏe xương khớp. Trong khi đó, gym là bộ môn vận động mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt một số bài tập đơn giản, có cường độ phù hợp còn giúp cải thiện một số triệu chứng bệnh lý.

Dưới đây là một số lợi ích từ việc tập gym trong quá trình điều trị bệnh thoái hoá khớp gối:

  • Kích thích quá trình tuần hoàn máu, cung cấp máu và các dưỡng chất đến vùng khớp bị tổn thương. Từ đó, thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo, các khớp xương, mô sụn bị hư tổn nhanh chóng được chữa lành.
  • Giúp loại bỏ các thành phần gây ra phản ứng viêm trong cơ thể, từ đó hạn chế tình trạng sưng viêm, nóng đỏ ở khớp gối.
  • Thư giãn cơ, cải thiện tình trạng căng cứng các khớp, tăng cường độ linh hoạt, dẻo dai cho sụn khớp.
  • Phòng ngừa tình trạng teo cơ, yếu cơ do bệnh lý gây ra
  • Tăng sức bền, cải thiện sức khoẻ và độ linh hoạt cho hệ thống xương khớp
  • Làm giảm cơn đau nhức ở khớp gối và hạn chế tái phát
  • Cải thiện sức khoẻ tổng thể, tăng cường sức đề kháng
  • Kiểm soát căng thẳng và giúp thư giãn tinh thần
  • Hỗ trợ kiểm soát bệnh thoái hoá khớp gối tiến triển

Hướng dẫn tập gym cho người bị thoái hoá khớp gối

Như đã giải đáp, người bị thoái hoá khớp gối có thể tập gym để tăng cường sức khỏe, cải thiện khả năng vận động, hạn chế tê cứng khớp và giúp làm chậm quá trình thoái hoá. Tuy nhiên, cần lựa chọn các bài tập có cường độ phù hợp để hạn chế bùng phát cơn đau trong quá trình tập luyện.

Hướng dẫn tập gym cho người bị thoái hoá khớp gối
Người bệnh cần lựa chọn các bài tập có cường độ phù hợp để hạn chế bùng phát cơn đau trong quá trình tập luyện

Dưới đây là một số bài tập dành cho người bị thoái hoá khớp gối:

Bài tập Squat:

  • Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng, hai chân rộng hơn vai một chút
  • Duỗi thẳng hai tay về phía trước, đặt song song trước ngực và chống tay vào hông
  • Lưng thẳng, mắt nhìn thẳng, mở rộng ngực và từ từ hạ thân mình, co đầu gối, dồn trọng lực lên phần hông và gót chân
  • Giữ tư thế từ 3 – 5 giây, kết hợp hít thở đều đặn
  • Sau đó trở về tư thế ban đầu
  • Thực hiện động tác 10 lần và kết thúc bài tập

Bài tập nâng cao cơ đùi khi ngồi:

  • Người tập chuẩn bị ở tư thế ngồi trên ghế, 2 chân đặt xuống sàn và co đầu gối
  • Từ từ nâng chân trái lên đến khi mặt sau của chân song song với sàn nhà, giữ thẳng chân và đầu gối
  • Giữ nguyên tư thế trong 3 giây
  • Từ từ hạ chân xuống và trở về tư thế ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 5 – 10 lần
  • Thực hiện với chân còn lại và kết thúc bài tập

Bài tập căng cơ hông:

  • Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng trên sàn tập, thả lỏng dọc theo thân người
  • Chân phải bước lên, co đầu gối, đồng thời lòng bàn chân đặt trên mặt sàn để tạo thành một góc 90 độ ở khớp gối. Chân trái khuỵu xuống sao cho ống chân thẳng và đặt lên mặt sàn
  • Hai bàn tay xếp chồng lên nhau, đặt lên đầu gối chân phải, cánh tay để thẳng, lưng, đầu và mắt thẳng
  • Sau đó hóp khung xương chậu, đồng thời giữ cột sống ở vị trí trung tính
  • Giữ tư thế từ 10 – 15 giây và hít thở đều
  • Từ từ đúng dậy, gối thẳng và trở về tư thế chuẩn bị
  • Đổi chân và thực hiện tương tự
  • Lặp lại động tác từ 3 – 5 lần mỗi bên và kết thúc bài tập.

Bài tập căng cơ bắp chân:

  • Đứng thẳng lưng, mặt hướng vào tường và giữ khoảng cách bằng 2 bước chân
  • Sau đó mở rộng vai và 2 cánh tay, từ từ chống tay lên tường sao cho vai và tay thẳng hàng
  • Bước chân phải về phía trước và co đầu gối
  • Chân trái lùi về phía sau, giữ chân trái thẳng, đầu cổ và lưng thẳng
  • Hóp khung xương chậu, đồng thời giữ cột sống ở vị trí trung tính
  • Giữ tư thế từ 10 – 15 giây và hít thở đều
  • Thả lỏng cơ thể và trở về tư thế chuẩn bị
  • Thực hiện tương tự với bên chân còn lại
  • Lặp lại động tác 5 lần cho mỗi bên và kết thúc bài tập

Bài tập kéo căng chân:

  • Chuẩn bị ở tư thế nằm ngửa trên sàn tập, duỗi thẳng hai tay và hai chân
  • Từ từ nâng một chân leo cao, giữ chân và đầu gối thẳng
  • Hai bàn tay đan lại và đặt ra phía sau đùi
  • Tiếp tục kéo chân về phía ngực càng gần càng tốt đến khi cảm nhận được cảm giác căng chân
  • Giữ tư thế từ 10 – 20 giây, kết hợp hít thở đều đặn
  • Thả lỏng cơ thể, từ từ hạ chân xuống và trở về tư thế ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 3 – 5 lần
  • Thực hiện tương tự với bên chân còn lại

Những lưu ý cho người bị thoái hoá khớp gối khi tập gym

Tập gym mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ điều trị thoái hoá khớp gối. Việc thực hiện các bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ có thể giúp làm giảm cơn đau ở khớp gối, căng cơ, cứng khớp, cải thiện khả năng vận động và góp phần làm chậm quá trình thoái hoá.

Những lưu ý cho người bị thoái hoá khớp gối khi tập gym 
Cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc huấn luyện viên trước khi tập gym để được hướng dẫn các bài tập phù hợp

Tuy nhiên, trước và trong quá trình tập luyện, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc huấn luyện viên trước khi tập gym để được hướng dẫn các bài tập phù hợp, hạn chế phát sinh rủi ro trong quá trình tập luyện.
  • Người bị thoái hoá khớp gối tránh thực hiện các bài tập có cường độ nặng, tăng áp lực lên khớp gối. Theo đó, nên ưu tiên các bài tập có cường độ ở mức độ nhẹ đến trung bình và tránh tập luyện quá sức. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tập gym dưới sự hướng dẫn của chuyên viên.
  • Với những trường hợp bị thoái hoá khớp gối ở mức độ nặng, người bệnh không nên tập gym, chạy bộ hoặc tập luyện nặng vì có thể khiến vùng khớp bị tổn thương trở nên nặng về. Tác động xấu đến sụn khớp, xương dưới sụn, đẩy nhanh quá trình thoái hoá và gây khó khăn trong quá trình điều trị.
  • Chỉ nên dành từ 25 – 30 phút/ ngày để tập luyện. Việc tập luyện quá sức có thể tác động đến khớp bị tổn thương và kích thích bùng phát cơn đau.
  • Khi mới bắt đầu luyện tập, người bệnh chỉ nên thực hiện các bài tập có cường độ nhẹ nhàng. Sau khi làm quen, có thể trao đổi với huấn luyện viên để được hướng dẫn các bài tập với cường độ cao hơn, phù hợp với thể trạng.
  • Trước khi thực hiện các bài tập gym, bạn cần khởi động để làm nóng các khớp, hạn chế chấn thương trong quá trình tập luyện. Bên cạnh đó, cần tập luyện đúng tư thế để tránh phát sinh rủi ro, phản tác dụng.
  • Cần ngưng tập luyện ngay khi cơn đau khớp gối bùng phát. Sau vài ngày đến khi cơn đau được kiểm soát thì có thể trở lại tập luyện. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu cơn đau vẫn tiếp tục.
  • Để tăng hiệu quả trong quá trình tập luyện giúp kiểm soát tốt bệnh lý, người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt điều độ, thay đổi các thói quen xấu và tuân thủ các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Bài viết giải đáp thắc mắc “Thoái hoá khớp gối nên tập gym không?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ có thể tập gym để cải thiện sức khoẻ, tăng cường khả vận động. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình tập luyện, bạn nên tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mề đay vô căn

Top 10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả, An Toàn

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được chỉ định sử dụng...
Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Tay Và Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân là biểu hiện thường gặp ở những...
Dùng lá kinh giới chữa mề đay hiệu quả với 5 cách đơn giản

Dùng Lá Kinh Giới Chữa Mề Đay Hiệu Quả Với 5 Cách Đơn Giản

Dùng lá kinh giới chữa mề đay là cách chữa được áp dụng rộng rãi...