
Thoái Hóa Khớp Gối Nên Ăn Gì để Tái Tạo Sụn và Tăng Chất Nhờn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Có thể nói, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh sớm cải thiện sức khỏe, duy trì hoạt động của xương khớp. Do đó, người bệnh nên ưu tiên những thực phẩm hỗ trợ tái tạo và tăng dịch nhờn cho sụn khớp.
Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với thoái hóa khớp gối
Bên cạnh các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối, người bệnh còn quan tâm đến yếu tố dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Theo các chuyên gia, việc điều trị kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất có vai trò quan trọng, góp phần đẩy nhanh quá trình điều trị thoái hóa khớp gối.

Chính vì thế, người bệnh không nên bỏ qua vấn đề này, cần điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày để giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời loại bỏ các thực phẩm không phù hợp còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, khắc phục các vấn đề liên quan khác.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì để tăng dịch nhờn?
Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm phù hợp không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ quá trình tái tạo sụn khớp, tăng dịch nhờn bôi trơn giảm ma sát các khớp xương, tránh nguy cơ thoái hóa khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.
Vậy, thoái hóa khớp gối nên ăn gì để cải thiện? Bạn đọc nên lưu ý các nhóm thực phẩm dinh dưỡng dưới đây:
Ăn rau xanh và các loại quả mọng
Rau xanh là nguồn dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không riêng bệnh thoái hóa xương khớp, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên ăn nhiều rau xanh hơn để phòng ngừa bệnh lý cho cơ thể, chẳng hạn như bệnh trĩ, mụn nhọt, bệnh tiêu hóa,…
Trường hợp người bệnh bị thoái hóa khớp gối nên bổ sung rau xanh để cung cấp cho cơ thể chất xơ cùng với các loại vitamin cần thiết như A, C, E,… Các dưỡng chất này hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương sụn khớp.
Trong đó, người bệnh nên ưu tiên chọn các loại rau màu xanh đậm do chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Ngoài ra, rau xanh lá còn có hàm lượng canxi dồi dào, giúp cho xương khớp chắc khỏe, dẻo dai. Gợi ý một số loại như cải xoăn, rau diếp cá, bông cải xanh, rau chân vịt,…
Bên cạnh các loại rau xanh, bạn nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng các loại trái cây tươi để cung cấp vitamin. Trong đó, các loại quả mọng như việt quất, nho, dâu tây, dâu tầm,…chứa các vitamin, khoáng chất tốt cho xương khớp, đồng thời còn tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Ăn thực phẩm giàu vitamin C, D
Thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến các loại quả họ cam quýt, trái cây tươi như ổi, dứa, đu đủ,… Ngoài ra, dưỡng chất này còn có nhiều trong các loại quả như cà chua, dưa hấu, ớt chuông,… và rau xanh lá, các loại củ đa dạng. Đây là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, góp phần vào sự phát triển của sụn khớp.

Bên cạnh đó, vitamin D cũng là một dưỡng chất vô cùng quan trọng, có nhiệm vụ hỗ trợ quá trình tổng hợp canxi giúp xương chắc khỏe. Trường hợp thiếu hụt dưỡng chất này, khả năng tổng hợp canxi giảm dần, dẫn đến hiện tượng thiếu hụt canxi. Điều này làm xương giòn, dễ gãy, mất đi độ linh hoạt và đàn hồi.
Do đó, khi bị thoái hóa khớp gối nói riêng và các vấn đề xương khớp khác, bạn nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng các thực phẩm chứa vitamin D như tôm, cua, cá mòi, trứng,… Ngoài ra, cơ thể cũng có thể hấp thu vitamin D có trong nắng sớm và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.
Bổ sung vào thực đơn các loại nấm
Nấm là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, cung cấp dinh dưỡng dồi dào, trong đó có hỗ trợ cải thiện vấn đề xương khớp. Người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Bổ sung nấm vào thực đơn là lời khuyên dành cho bạn đọc.
Các loại nấm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp kháng khuẩn, giảm triệu chứng của nhiều bệnh lý. Qua một số nghiên cứu, chuyên gia chỉ ra trong một số loại nấm có chứa chất chống khối u phát triển. Điển hình như nấm hương chứa nhiều vitamin C, K kháng viêm, giảm tê cứng khớp, giúp xương chắc khỏe.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm nấm Lim Xanh. Loại nấm này chứa các hoạt chất hỗ trợ tăng cường hormone estrogen, tốt cho phái nữ. Chị em bổ sung vào thực đơn loại nấm này giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe xương khớp. Nhất là đối tượng bị thoái khóa khớp gối.
Thực phẩm giàu Beta Carotene
Thực chất Beta Carotene là dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng chống oxy hóa. Người bệnh xương khớp có thể bổ sung vào thực đơn những món có chứa nhóm chất này. Chẳng hạn như đậu Hà Lan, củ cải, đu đủ, khoai lang, măng tây, cải bó xôi, rau mùi tây,…
Bổ sung Beta Carotene có tác dụng ức chế hoạt động của các gốc tự do gây hại, bảo vệ sức khỏe của hệ xương khớp. Không những thế, dưỡng chất này còn mang lại nhiều lợi ích cho gan, thận, tuyến tụy,… người gặp vấn đề về các cơ quan này có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Ăn gừng và tỏi kháng viêm
Tỏi và gừng là hai loại gia vị quen thuộc, có mặt trong ngăn bếp của hầu hết các gia đình Việt. Người bệnh thoái hóa khớp gối được khuyến khích bổ sung hai thực phẩm này vào quy trình chế biến món ăn hàng ngày để cung cấp dưỡng chất cho xương khớp. Cụ thể, trong tỏi có chứa chất giúp ngăn chặn quá trình phá hoại sụn khớp.

Đồng thời, gừng có chứa men, mang lại tác dụng giảm đau khớp, viêm khớp và làm ấm khu vực tổn thương. Hai nguyên liệu này có thể cho vào các món ăn hoặc làm thuốc ngâm chân, làm rượu thuốc xoa bóp nhức mỏi. Tùy nhu cầu sử dụng của mỗi người để lựa chọn cách dùng sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Ăn thực phẩm giàu Omega 3
Cung cấp thực phầm giàu Omega 3 có tác dụng hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị thoái hóa khớp gối. Đây là một dạng axit béo tự nhiên mà cơ thể không tự tổng hợp mà cần cung cấp từ thực phẩm bên ngoài. Omega 3 có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó đặc biệt là khả năng kháng viêm mạnh mẽ.
Ngoài ra, Omega 3 còn tốt cho hệ miễn dịch, giảm tình trạng đau nhức do bệnh xương khớp gây ra. Các thực phẩm tự nhiên chứa dưỡng chất này lại không quá phổ biến. Một số loại có thể kể đến như tôm, cua, cá hồi,…
Bên cạnh đó, hiện nay nhiều người đã kết hợp sử dụng loại dầu cá để bổ sung Omega 3, tuy nhiên chỉ nên dùng với lượng vừa phải. Việc lạm dụng axit béo quá nhiều vẫn có khả năng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.
Trên đây là một số nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe, phù hợp với đối tượng người bệnh đang gặp vấn đề về xương khớp, nhất là hiện tượng thoái hóa khớp gối. Bổ sung đủ dưỡng chất với lượng hợp lý giúp cải thiện đau mỏi, hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn, phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
Kiêng ăn, uống gì khi bị thoái hóa khớp gối để bảo vệ sụn khớp?
Không chỉ quan tâm đến vấn đề: “Thoái hóa khớp gối nên ăn gì để bệnh sớm cải thiện?”, người bệnh còn quan tâm đến thực phẩm cần kiêng để phòng tránh bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Dưới đây là các món ăn, thức uống khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh cần kiêng hoặc hạn chế dùng:
Hạn chế các loại thịt đỏ
Thịt đỏ là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho cơ thể. Các loại như thịt cừu, thịt bò, thịt gà tây, thịt ngỗng,… Đặc biệt là khả năng cung cấp dinh dưỡng cải thiện cơ bắp, tăng cường đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, trường hợp thoái hóa khớp nói chung, thoái hóa khớp gối nói riêng không nên ăn quá nhiều thịt đỏ.

Bởi, nếu ăn lượng lớn cơ thể sản sinh nhiều acid uric khiến tình trạng viêm, thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó, các tổn thương tại mô sụn khó chữa lành. Đồng thời, hiện tượng tăng tiết acid uric còn kéo theo tình trạng tụt giảm canxi, làm xương dễ dòn, gãy, khó phục hồi.
Không ăn món quá ngọt, quá mặn
Người gặp vấn đề về xương khớp được khuyến cáo không nên ăn đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần điều chỉnh thói quen nêm nếm món ăn và không nên ăn nhiều bánh kẹo ngọt.
Cụ thể, thức ăn quá mặn sẽ gây ảnh hưởng đến thận, làm gián đoạn quá trình tổng hợp canxi cho xương khớp, đồng thời gây thiếu hụt khoáng chất do hệ bài tiết hoạt động quá mức. Khi đó, mật độ canxi trong xương giảm dần, làm xương yếu và dễ tổn thương hơn. Do đó người bệnh nên điều chỉnh lại khẩu vị, không ăn các món ăn quá mặn.
Bên cạnh đó, đồ ngọt lại là nhân tố làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, làm xương khớp nhanh lão hóa. Người có sở thích ăn nhiều đồ ngọt thường dễ tăng cân, béo phì. Trong khi đó, những người thừa cân thường dễ gặp các vấn đề xương khớp, điển hình là hiện tượng thoái hóa khớp gối do phải chịu áp lực về trọng lượng quá lớn của cơ thể.
Do đó, người bệnh thoái hóa khớp gối nói riêng và thoái hóa khớp nói chung nên hạn chế ăn nhiều gia vị, cần điều chỉnh lại thói quen nêm nếm món ăn, không nên ăn quá mặn. Không những thế, nên hạn chế ăn đồ quá ngọt, cay nóng,… để bảo vệ sức khỏe tổng thể và sức khỏe xương khớp.
Kiêng ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ
Các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ăn nhiều thức ăn dầu mỡ để bảo vệ sức khỏe, kể cả người khỏe mạnh lẫn người mắc bệnh xương khớp như thoái hóa khớp gối. Bởi, thức ăn nhiều dầu mỡ có thể làm tăng cholesterol trong máu khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh lý nguy hại, trong đó có thể kể đến như gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch,…

Đặc biệt, đối với trường hợp bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối, việc ăn nhiều thức ăn chiên rán dầu mỡ có nguy cơ làm cân nặng tăng nhanh, gây sức ép cho khớp gối khiến tình trạng thoái hóa nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, khi cơ thể trở nên nặng nề, người bệnh có thói quen lười vận động sẽ làm phát sinh nhiều hệ lụy khác.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề cập đến vấn đề chất béo xấu trong dầu mỡ khiến cơ thể dễ bị lắng đọng canxi, khiến mô sụn yếu hơn. Đây là một trong những yếu tố làm xương khớp tăng tốc độ lão hóa và giảm sự linh hoạt, khiến việc vận động cơ thể của người bệnh trở nên khó khăn hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn những món ăn quá nhiều dầu mỡ.
Hạn chế đồ uống chứa cồn
Ngoài kiêng những thực phẩm kể trên, người bệnh nên lưu ý hạn chế hoặc kiêng những đồ uống chứa cồn để đạt hiệu quả điều trị tốt hơn, bảo vệ sức khỏe xương khớp. Bởi, đồ uống chứa cồn như rượu, bia gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric trong cơ thể, khiến cho các mao mạch, mô sụn và tế bào xương bị suy giảm.
Chính vì nguyên nhân này mà những người nghiện rượu bia thường có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao hơn những người khác. Bên cạnh đó, đồ uống chứa cồn cũng không tốt cho các cơ quan gan, thận, tim mạch,… Vì thế bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất thay thế rượu bia bằng nước lọc hoặc các loại nước ép tươi để bảo vệ sức khỏe.
Kiêng nước ngọt có gas, caffeine
Không chỉ rượu bia, đồ uống chứa cồn, người bệnh nên kiêng những thức uống có chứa gas hay caffeine. Bởi, những thức uống này có khả năng giảm hấp thụ canxi trong cơ thể, dẫn đến nhiều vấn đề xương khớp, khiến xương yếu và suy giảm khả năng vận động.
Do đó, trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối, bạn nên kiêng những thức uống không lành mạnh này. Thay vào đó, bạn có thể uống bổ sung nước ép trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Một số lưu ý cho người bị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Qua nội dung bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này. Có thể nói chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối nói riêng và các bệnh lý xương khớp khác.

Do đó, người bệnh nên điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để góp phần sớm điều trị khỏi bệnh, cải thiện sức khỏe hệ xương khớp. Ngoài ra, một số vấn đề khác bạn đọc nên lưu ý như sau:
- Cân bằng dinh dưỡng, không nên ăn một thực phẩm quá nhiều. Người bệnh nên xây dựng thực đơn đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Mặc dù nên kiêng ăn các loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên chúng vẫn có chứa các chất thiết yếu mà cơ thể cần cung cấp. Do đó, bạn không nên kiêng khem quá mức, thay vào đó nên cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe.
- Lựa chọn những loại thực phẩm có lợi cho xương khớp, chắc khỏe xương để tăng cường tái tạo sụn khớp, giúp xương chắc khỏe hơn.
- Có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày, người bệnh tránh ăn nhiều trong một lần ăn. Việc chia nhỏ bữa ăn có thể giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng. Không nên ăn thức ăn hâm đi hâm lại nhiều lần, nên ăn chín, uống sôi để bảo vệ sức khỏe.
- Bên cạnh ăn uống, người bệnh nên kết hợp duy trì vận động xương khớp, tập thể dục vừa sức để tránh cứng khớp, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
- Thăm khám định kỳ để theo dõi tiến độ phục hồi. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống để có cách sắp xếp thực đơn khoa học và phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Những vấn đề được đề cập trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?”. Việc bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể sớm cải thiện, đồng thời tăng khả năng tái tạo sụn khớp, tổng hợp canxi giúp xương chắc khỏe hơn, phòng ngừa thoái hóa sớm.
Có thể bạn quan tâm:
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!