Thoái Hoá Khớp Có Nên Mổ Không? Khi nào nên phẫu thuật

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Thoái hoá khớp có nên mổ không và khi nào nên phẫu thuật là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là phương pháp ngoại khoa được thực hiện khi điều trị bảo tồn thất bại. Theo đó, tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, mức độ tổn thương và các biểu hiện đi kèm sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Thoái hoá khớp có nên mổ không?

Thoái hoá khớp là bệnh xương khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh xảy ra khi xuất hiện quá trình bào mòn, phá huỷ của sụn và xương dưới sụn của khớp, từ đó dẫn đến các biến đổi ở bề mặt khớp, tăng sự lắng đọng canxi cùng các gai xương, dẫn đến biến dạng và hư khớp.

Thoái Hoá Khớp Có Nên Mổ Không? Khi nào nên phẫu thuật
Thoái hoá khớp có nên mổ không và khi nào nên phẫu thuật là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm

Bệnh lý thường gây đau nhức ở khớp, khó khăn trong vận động, đi lại, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí có thể gây tàn phế. Trường hợp bệnh mới khởi phát, các triệu chứng chưa diễn tiến nặng nề, người bệnh có thể cải thiện bằng các biện pháp điều trị nội khoa như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, tiêm màng cứng,…

Tuy nhiên, nếu thoái hoá khớp diễn tiến nặng nề, các phương pháp trên đều không đáp ứng và xuất hiện các biến chứng. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp phẫu thuật thoái hoá khớp để kiểm soát triệu chứng bệnh và cải thiện khả năng vận động.

Về vấn đề “Thoái hoá khớp có nên mổ không?” Các chuyên khoa cho biết, việc phẫu thuật khớp do thoái hoá còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như các biểu hiện bệnh, tình trạng sức khoẻ, biến chứng,… Bởi phương pháp này mặc dù mang lại hiệu quả nhanh nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng do can thiệp xâm lấn. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về lợi ích và rủi ro trước khi thực hiện mổ thoái hoá khớp.

Khi nào nên phẫu thuật thoái hoá khớp?

Phẫu thuật thoái hoá khớp được xem là phương pháp điều trị cuối cùng khi các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả. Phương pháp này giúp kiểm soát cơn đau nhức nặng, cứng khớp, cải thiện chức năng vận động và hạn chế các biến chứng nặng nề.

Khi nào nên phẫu thuật thoái hoá khớp?
Phẫu thuật thoái hoá khớp được xem là phương pháp điều trị cuối cùng khi các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả

Phẫu thuật thoái hoá khớp được chỉ định với những trường hợp sau:

  • Thoái hoá khớp ở mức độ 3 và mức độ 4, không đáp ứng các biện pháp điều trị nội khoa (sử dụng thuốc, tiêm màng cứng, vật lý trị liệu,…)
  • Các triệu chứng bệnh lý khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài, suy nhược, đau nhức ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ,… Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài gây ra các biến chứng như xuất huyết tiêu hoá, viêm loét dạ dày, tổn thương gan, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến chức năng thận,…
  • Trường hợp bị thoái hoá khớp do chấn thương, tai nạn
  • Ngoài ra, can thiệp xâm lấn trong điều trị thoái hoá khớp cũng có thể được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Các phương pháp mổ thoái hoá khớp hiện nay

Hiện nay, có nhiều phương pháp mổ thoái hoá khớp được áp dụng trong điều trị bệnh lý. Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, mỗi phương pháp phẫu thuật khớp bị thoái hoá có những ưu điểm và hạn chế chế nhất định. Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương, khả năng đáp ứng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong điều trị thoái hoá khớp:

1. Phẫu thuật nội soi làm sạch

Phẫu thuật nội soi làm sạch (rửa khớp) là phương pháp sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để bơm rửa khớp gối thông qua hai ống trocart. Về lý thuyết, phương pháp này giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng nhờ vào cơ chế loại bỏ các mảnh dị vật nhỏ do quá trình bào mòn sụn khớp gây ra, loại bỏ các cytokines gây viêm màng hoạt dịch.

Phẫu thuật nội soi làm sạch
Phương pháp này giúp cải thiện các triệu chứng nhờ vào cơ chế loại bỏ các mảnh dị vật nhỏ do quá trình bào mòn sụn khớp

Tuy nhiên, đến 1941, Magnuson thực hiện nội soi làm sạch (Lavage and Debridement). Thông qua nội soi, đồng thời rửa khớp, sử dụng dụng cụ cắt lọc tổ chức viêm bao hoạt dịch, loại bỏ các dị vật khớp gối do mảnh sụn vỡ bong ra (losse bodies), loại bỏ các gai xương rìa khớp (osteophytes). Đối với các mảnh sụn khớp còn bám nhưng mất vững, nguy cơ bong gãy gây dị vật về sau cũng được loại bỏ. Các sụn chêm rách do thoái hoá được xử lý.

2. Mổ nội soi tổn thương dưới sụn (Microfractures-MF)

MF là phương pháp kích thích tủy xương thường được chỉ định trong điều trị một số trường hợp bị thoái hóa khớp gối và thoái hoá khớp. Thông qua nội soi, tìm và đánh giá các vùng khuyết sụn (diện tích, vị trí, mức độ tổn thương theo Outerbridge). Theo đó, vùng khuyến sụn được làm sạch (bằng curet) đến lớp xương dưới sụn. Các phần sụn còn bám nhưng mất vũng sẽ được loại bỏ đến vùng sụn lành.

Bác sĩ sẽ sử dụng dùi đầu nhọn (hoặc khoan) tạo thành nhiều lỗ trên nền xương dưới sụn đến khi chảy máu và dịch tuỷ xương. Những lỗ này thường cách nhau 3 – 4mm (3-4 lỗ trên một cm2), sâu khoảng 4-6 mm. Các nghiên cứu đã thực hiện nội soi kiểm tra (second look) sau mổ nhiều tháng, từ đó sinh thiết làm mô bệnh học thấy vùng sụn mới hình thành về bản chất là sụn xơ (fibrocartilage) mà thành phần chính là các chất căn bản và tế bào sụn thưa thớt.

Tuy nhiên, khi kết hợp ghép tế bào gốc tự nhiên, kết quả phân tích trên mô sụn bệnh học nhận thấy, lớp mô sụn mới tạo thành sẽ có bản chất gần giống với sụn trong (hyaline) như sụn khớp bình thường.

3. Ghép tế bào sụn tự thân (Autologous chondrocyte implantation-ACL)

Phương pháp ACI được thực hiện bằng cách dùng tế bào sụn sau khi được lấy từ mô sụn của người bệnh thông qua nội soi khớp, được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, giàu dưỡng chất và những yếu tố tăng trưởng từ 3-4 tuần để được tăng sinh về số lượng.

Khối tế bào sụn sau khi tăng sinh khoảng 12 triệu tế bào, được trộn lẫn trong huyễn dịch chứa nhiều collagen hoặc huyễn dịch trung tính, sau đó được ghép trở lại vào vùng khuyết sụn qua đường mở khớp. Khối tế bào được cố định bằng màng xương lấy từ xương chày của người bệnh.

Ghép tế bào sụn tự thân (Autologous chondrocyte implantation-ACL)
Phương pháp ACI được thực hiện bằng cách dùng tế bào sụn sau khi được lấy từ mô sụn của người bệnh thông qua nội soi khớp

Quy trình ghép tế bào sụn tự thân được thực hiện như sau:

  • Nội soi khớp và lấy mô sụn lành tại những vị trí không bị tỳ đè
  • Nuôi cấy để tăng sinh
  • Sau đó mở khớp làm sạch vùng bị khuyến sụn (mổ hở)
  • Lấy màng xương từ xương chày, khâu phủ bề mặt vùng khuyến sụn
  • Bơm huyễn dịch chứa các tế bào sụn sau khi nuôi cấy dưới màng xương

4. Ghép xương sụn tự thân hoặc đồng loại (OAT)

Trường hợp ghép mảnh sụn đơn thuần sẽ không tạo được sự liền sụn tại vị trí giáp ranh giữa mảnh ghép với nơi nhận (sụn không có mạch nuôi). Để khắc phục nhược điểm đó, ghép xương sụn (mảnh ghép bao gồm phần xương liền sụn) nhằm tạo được sự liền xương tại vị trí ghép, nhờ đó sụn ghép sống, bám chặt vẫn đảm bảo được chức năng của sụn.

Sụn ghép được lấy từ sụn lành ở vị trí không tỳ đè của người bệnh (tự thân) hoặc của người cho. Mảnh có hình trụ, bao gồm phần xương liền sụn, được nêm chặt vào vị trí khuyến sụn (đã tạo nền hình trụ với kích thước bằng kích thước của mảnh ghép). OAT có thể được thực hiện thông qua nội soi gối hoặc mổ mở.

5. Đục xương sửa trục (Osteotomy)

Việc áp dụng phương pháp phẫu thuật đục xương sửa trục trong điều trị thoái hoá khớp để làm thay đổi trục cơ học hoặc trục chịu lực ở chân, chuyển trọng tâm chịu lực từ khớp gối ở khoang thoái hoá sang khoang lành theo trục sinh lý, làm giảm tải lên bề mặt khớp bị thoái hoá, giúp cải thiện cơn đau, làm chậm quá trình thoái hoá.

Đục xương sửa trục thường được chỉ định trong điều trị thoái hoá khớp chưa tiến triển nặng, một khoang (khoang trong hoặc khoang ngoài của khớp), thường gặp ở người bệnh có biến dạng chân kiểu vẹo trong (chân chữ O) hay vẹo ngoài (chữ K-một bên, chân chữ X-hai bên). Theo đó, vị trí đục xương có thể ở mâm chầy hoặc trên lồi cầu đùi, đục theo kiểu “V mở” hoặc “V đóng”.

6. Phẫu thuật thay khớp chữa thoái hoá khớp

Thay khớp là một trong những phương pháp điều trị thoái hoá khớp mang tính triệt để, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chức năng vận động của khớp. Tuy nhiên, thay khớp là phẫu thuật lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro và thường có chi phí cao hơn so với những phương pháp mổ khác. Do đó, không phải tất cả người bệnh đều có chỉ định phẫu thuật thay khớp.

Theo đó, phương pháp này cần được bác sĩ xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau như mức độ thoái hoá, khả năng đáp ứng, tuổi tác,… Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, dân số thế giới đa có mức độ già hoá càng tăng nên số lượng bệnh nhân thay khớp cũng có xu hướng tăng lên.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Thoái hoá khớp có nên mổ không? Khi nào nên phẫu thuật” và một số vấn đề liên quan. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để cân nhắc lợi ích, rủi ro trước khi thực hiện mổ thoái hoá khớp.

Có thể bạn quan tâm:

Lễ ra mắt bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang
Sau quá trình nghiên cứu chuyên sâu và bài bản trong nhiều năm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc công bố hoàn thiện bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang với nhiều ưu điểm và sự khác biệt về công thức, bảng thành phần. Xem thêm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

cach chon dung dich ve sinh phu nu

Cách Chọn Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Phù Hợp, An Toàn Nhất

Sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày đã trở thành...
rua mat bang dung dich ve sinh phu nu

Tại Sao Nên Tránh Rửa Mặt Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ?

Hành trình tìm kiếm làn da khỏe mạnh và tươi sáng thường khiến chúng ta...
goi dau bang dung dich ve sinh phu nu

Gội Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Trị Nấm Lợi Hay Hại

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm mà đại đa số chị em...