Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh về xương khớp có tỷ lệ mắc cao nhất hiện nay. Không chỉ gây ảnh hưởng đến các vận động, sinh hoạt hằng ngày mà tình trạng này còn làm tăng nguy cơ mất chức năng cột sống vĩnh viễn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng có tên khoa học là Spondylosis. Đây là căn bệnh mãn tính xảy ra khi các khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, các ngạnh khớp xương phát triển và ma sát trực tiếp lên các đốt của cột sống (gai xương) gây chèn ép lên các dây chằng, mạch máu, cơ và các dây thần kinh xung quanh gây ra các triệu chứng đau đớn, khó chịu cùng với một số thay đổi về chức năng cơ quan gần kề.

Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh mãn tính xảy ra khi các khớp và đĩa đệm bị thoái hóa gây đau nhức

Nguyên nhân chủ yếu là do đĩa đệm và sụn khớp tại thắt lưng phải chịu áp lực trong khoảng thời gian dài. Đến khi không còn chịu đựng được thì hậu quả cuối cùng chính là phần xương dưới sụn bị tổn thương, suy giảm hoặc mất đi độ đàn hồi vốn có.

Tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng thường diễn ra ở các phần khác nhau trên cột sống, tùy theo vị trí tổn thương:

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng gây ảnh hưởng đến vùng lưng dưới.
  • Gai cột sống ngực gây ảnh hưởng đến vùng giữa của cột sống.
  • Các ngạnh của xương nhô ra tác động đến nhiều vùng trên cột sống.

Theo thống kê của Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ cho biết, thoái hóa cột sống nói riêng và thoái hóa cột sống thắt lưng nói chung đều có tỷ lệ mắc rất cao trong cộng đồng. Có hơn 89% người trên 60 tuổi đều gặp phải căn bệnh này, tuy nhiên điều này không có nghĩa là những người trẻ tuổi không mắc bệnh.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra do nhiều nguyên nhân và hệ quả khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay nguyên nhân chính xác dẫn đến sự suy giảm của phần dưới xương sụn gây ra các triệu chứng thoái hóa vẫn chưa được làm rõ. Nhưng nhìn chung có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân nguyên phát

Bệnh xảy đến do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, đây là quy luật không thể tránh khỏi khi con người dần già đi theo năm tháng. Tuổi tác càng tăng cao, cấu trúc xương khớp nói chung và của cột sống nói riêng dần bị suy giảm, hư hại do chịu áp lực trong khoảng thời gian dài với các triệu chứng điển hình như: dây chằng bị xơ hóa, đĩa đệm bị mất nước, các mô sụn bị hao mòn, bao xơ đĩa đệm bị rách...

Quá trình thoái hóa cột sống ở mỗi người không giống nhau, diễn ra chậm hay nhanh phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố như tính chất công việc, lối sống, cách sinh hoạt, hoạt động thể chất... của của từng người.

Nếu có lối sống lành mạnh, ít tác động đến cột sống thì dù đến 50, 60 tuổi xương khớp vẫn rất chắc khỏe, cứng cáp. Ngược lại, hoạt động thể chất không đúng cách và không chăm sóc tốt sẽ dẫn đến thoái hóa sớm, từ 30 - 35 tuổi.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia xương khớp yếu tố giới tính cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc khởi phát các triệu chứng thoái hóa. Vì theo kết quả thống kê, tỷ lệ nam giới trên 45 tuổi có nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng cao hơn nữ giới trên 45 tuổi.

Ngoài ra, căn bệnh này còn có yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa rằng nếu trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh xương khớp, đặc biệt thoái hóa cột sống thì thế hệ tiếp theo sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường.

Thoái hóa cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng bị thoái hóa là tiến trình tự nhiên khi tuổi tác ngày càng tăng

Nguyên nhân thứ phát

Một số yếu tố nguy cơ sau đây chính là nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống thắt lưng phổ biến:

  • Chấn thương: Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể là hậu quả của việc chấn thương do tai nạn lao động, té ngã gây tổn thương xương khớp nhưng không được điều trị dứt điểm.
  • Ảnh hưởng của các bệnh xương khớp khác: Một số bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, loãng xương... cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cột sống suy yếu dần dẫn đến thoái hóa.
  • Béo phì: Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân khiến cho cột sống nhanh chóng bị thoái hóa do chịu áp lực quá mức từ trọng lượng quá khổ trong thời gian dài.
  • Tính chất công việc: Những người làm việc lao động tay chân như xách nặng một bên, khom lưng quá lâu hoặc ngồi văn phòng nhưng sai tư thế cũng có thể khiến cột sống mất đi độ cong sinh lý và gây ra thoái hóa, thậm chí còn khiến cả cơ thể gập cong về phía trước.
  • Vận động quá mức: Tập thể dục thể thao quá sức hoặc tập không đúng cách cũng có thể khiến cho cột sống bị tác động mạnh dẫn đến thoái hóa.
  • Thiếu dưỡng chất: Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cũng có mối liên hệ trực tiếp với việc hình thành bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Điển hình những người thiếu hụt các khoáng chất như canxi, magie, vitamin cùng nhiều loại khác rất dễ khiến cho cột sống bị bào mòn. Bên cạnh đó, khả năng tái tạo xương khớp cũng suy giảm và hậu quả là gây ra thoái hóa.

Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

Hầu hết những trường hợp bị thoái hóa cột sống thắt lưng là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, tùy vào nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ gây bệnh mà các triệu chứng ở mỗi người sẽ khác nhau. Trong đó, nếu mắc bệnh do nguyên nhân tuổi tác sẽ có rất ít hoặc thậm chí không có bất kỳ triệu chứng nào.

Ngược lại, có những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng từ rất sớm do các bệnh lý hoặc chấn thương, thiếu chất... sẽ được biểu hiện thông qua nhiều triệu chứng, điển hình như:

Thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh biểu hiện với các triệu chứng như đau nhức dữ dội, cứng khớp, suy yếu tay, chân, mất cảm giác...

  • Đau đớn khi di chuyển đột ngột.
  • Cứng khớp gây hạn chế vận động, nhất là vào thời điểm sau khi ngủ dậy hoặc ngồi quá nhiều.
  • Tay, chân yếu và sự phối hợp giữa tay và chân giảm sút rõ rệt.
  • Các cơ bắp bị co thắt từng cơn đột ngột.
  • Mất thăng bằng, đi lại khó khăn.
  • Đau đầu
  • Không tự chủ trong việc đi vệ sinh do mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.

Những dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng thường không được thể hiện một cách rõ ràng do diễn tiến từ từ, tăng dần mức độ, thậm chí dẫn đến biến chứng nhưng không gây ra viêm nhiễm nên rất khó. Bên cạnh đó, mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau nên nếu bạn không gặp phải các triệu chứng vừa kể trên, hãy nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám nếu nghi ngờ mắc bệnh.

Hậu quả khôn lường của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Theo các chuyên gia, hầu hết những người mắc phải căn bệnh này đều đều có chung một câu hỏi rằng thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm không? Trên thực tế, tác động của bệnh sẽ khác nhau giữa các cá nhân, tuy nhiên chúng thường không gây ra quá nhiều nguy hiểm, nhất là không gây nguy hiểm cho tính mạng.

Tuy nhiên, do xương khớp cột sống bị thoái hóa sẽ gây ra không ít các biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe của người bệnh. Điển hình như một số hậu quả sau đây:

  • Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày

Bất kỳ ai khi mắc phải căn bệnh này cũng sẽ than phiền về những ảnh hưởng mà bản thân phải chịu đựng khi sinh hoạt. Dù di chuyển hay cử động nhẹ nhưng tác động đến cột sống đều gây ra những cơn đau nhức khớp dữ dội, đến đột ngột rất khó chịu. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ bị hạn chế vấn động, khiến bạn gặp khó khăn trong việc cúi gập người, quay lưng hay đứng lên ngồi xuống...

  • Tăng nguy cơ bị bại liệt

Tình trạng cột sống thắt lưng bị thoái hóa nhưng không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn các cơ xương chèn ép lên dây thần kinh. Biểu hiện đầu tiên của biến chứng này chính là cảm giác tê tay hoặc tê chân tùy theo vùng bị thoái hóa. Các triệu chứng này càng kéo dài sẽ càng làm tăng nguy cơ bị bại liệt, tàn phế và mất đi khả năng lao động vĩnh viễn.

Các chuyên gia cho biết, thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ nhanh chóng biến thành thoát vị đĩa đệm nếu bệnh không được điều trị kịp thời và có một tác nhân đủ mạnh khiến cho đĩa đệm bị chèn ép quá mức dẫn đến thoát khỏi vị trí ban đầu.

Lúc này, các đĩa đệm sẽ chèn ép trực tiếp lên các ống sống và các dây thần kinh gây ra hàng loạt các triệu chứng như đau nhức, tê mỏi, khó khăn khi cử động... Kèm theo đó là một số biến chứng tiềm ẩn như đau rễ thần kinh, rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ và hậu quả nặng nhất là bị tàn phế vĩnh viễn.

Thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh gây ra các biến chứng khó lường như thoát vị đĩa đệm, rối loạn tiền đình, tăng nguy cơ bại liệt vĩnh viễn

  • Biến chứng rối loạn tiền đình

Các triệu chứng thoái hóa cột sống tại vùng thắt lưng có thể gây tổn thương lỗ tiến hợp, dẫn đến chèn ép các mạch máu não. Hậu quả gây ra chứng rối loạn tiền đình với một số triệu chứng đặc trưng như: mất ngủ, mệt mỏi, hồi hộp, bồn chồn, lo lắng, bỏ ăn, trầm cảm...

Đối với người cao tuổi bị thoái hóa cột sống thắt lưng còn tạo ra cảm giác hoa mắt, chóng mặt. Đây chính là nguyên nhân vì sao người lớn tuổi không nên di chuyển ở những nơi cao như ban công, cầu thang, trèo cây... vì sẽ rất dễ gây ra tai nạn.

  • Một số biến chứng bệnh lý khác

Bên cạnh những biến chứng vừa kể trên, tình trạng cột sống thắt lưng bị thoái hóa còn có thể gây ra một số căn bệnh khác có liên quan như gù lưng, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa... Nếu không được chăm sóc và có hướng điều trị đúng đắn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Cách chăm sóc và phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng như thế nào?

Cách chăm sóc điều trị 

Dù bạn áp dụng điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu hay bài thuốc dân gian cũng cần phải chủ động kết hợp với một chế độ chăm sóc tại nhà hợp lý để đạt được kết quả tốt nhất.

  • Thường xuyên xoa bóp bằng dầu nóng hoặc thuốc tại vùng thắt lưng nhằm làm giảm các triệu chứng đau nhức.
  • Tập các bài vật lý trị liệu theo sự chỉ đạo hướng dẫn của bác sĩ như: tập kéo giãn cơ lưng hai bên, kéo giãn cơ lưng một chân co, tập cơ bụng, tập cơ lưng, di động cột sống...
  • Thay đổi tư thế di chuyển, đứng, ngồi... trong lúc làm việc hay hoạt động thể chất để giảm những áp lực nặng nề lên cột sống.
  • Không nên bỏ tập thể dục, chỉ cần biết cách tập, chọn bài tập phù hợp và thực hiện với cường độ nhẹ như đi bộ, bơi lội... sẽ giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp nâng đỡ cột sống, đồng thời tăng tính dẻo dai cho các khớp xương.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với người mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng. Có thể tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng. Lưu ý nếu đang thừa cân béo phì nên áp dụng chế độ giảm cân lành mạnh.
  • Ngay khi bùng phát các triệu chứng đau nhức cột sống, hãy nằm xuống nghỉ ngơi. Nếu có thể, hãy ngừng hẳn hoặc hạn chế tối đa các hoạt động khiến tình trạng bệnh càng thêm nặng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng
Tạo thói quen tập thể dục, vận động nhẹ nhàng giúp xương khớp dẻo dai, phòng ngừa thoái hóa

Cách chăm sóc phòng ngừa 

Trên thực tế, thoái hóa cột sống lưng là một phần không thể tránh khỏi khi tuổi tác ngày càng cao. Tuy nhiên, nếu chăm sóc tốt sẽ giúp tiến trình này xảy ra muộn hơn và khi diễn ra cũng không quá nghiêm trọng. Vì vậy, ngay từ khi còn trẻ, bạn nên xây dựng một nếp sống khoa học, thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất cần thiết (canxi, magie, sắt, omega - 3...) tốt cho sức khỏe xương khớp thông qua các loại thực phẩm lành mạnh như thịt, cá trứng, sữa, hải sản...
  • Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, đặc biệt là các loại rau tốt cho xương như cà chua, rau bina, bắp cải, giá đỗ, khoai tây...
  • Nên duy trì thói quen ăn nhạt vừa phải, tránh nêm nếm thức ăn hoặc sử dụng các loại thực phẩm chứ nhiều gia vị như muối, bột ngọt, đường... Đồng thời, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh chiên xào nhiều dầu mỡ để tránh nguy cơ thừa cân, béo phì làm tăng gánh nặng cho cột sống, khung xương.
  • Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá...
  • Uống thật nhiều nước hằng ngày.
  • Hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao điều độ. Đây là cách hiệu qua giúp kiểm soát cân nặng vừa giúp tăng tính dẻo dai, linh hoạt cho hệ thống xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng.

Bệnh thoái hóa cột sống lưng không phải căn bệnh hiếm gặp và hầu hết người bệnh đều không gặp phải vấn đề gì quá nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng và hỗ trợ tư vấn các biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn, phòng ngừa biến chứng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...