
Thoái Hoá Cột Sống Lưng Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Để Chữa Bệnh
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn, nâng cao sức đề kháng mà còn hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị cải thiện các triệu chứng thoái hóa cột sống lưng, tăng cường sức khỏe xương khớp. Vậy thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với người bị thoái hóa cột sống
Cột sống là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ, điều chỉnh và duy trì dáng cơ thể của con người. Tuy nhiên, theo thời gian tuổi tác ngày càng tăng, béo phì hay bị tác động mạnh do té ngã, chấn thương khiến cột sống bị chèn ép, đè nén trong thời gian dài. Lâu dần khiến cho đĩa đệm bị mất nước, đẩy nhanh quá trình thoái hóa, dẫn đến các cơn đau đớn, khó chịu.
Trong đó, phổ biến nhất là thoái hóa cột sống lưng (5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5). Các triệu chứng thoái hóa cột sống lưng không chỉ khiến người bệnh khó chịu, đau đớn mệt mỏi mà, ảnh hưởng đến sức khỏe mà thậm chí còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.
Và trong rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng thoái hóa cột sống lưng, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò ảnh hưởng không nhỏ. Theo các chuyên gia xương khớp, đĩa đệm cột sống thực chất chính là cấu trúc xốp được hình thành để tạo phần đệm vững chắc ngăn cách đốt sống và xương.

Tuy nhiên, các mô này hoàn toàn dễ dàng bị ảnh hưởng suy giảm chức năng do viêm nhiễm và cách thức vận chuyển chất dinh dưỡng không phù hợp. Điển hình như việc bạn có chế độ ăn uống không khoa học, nhiều đường, dầu mỡ, chứa carbs tinh chế… Đây đều là những loại thực phẩm có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn máu, làm chậm quá trình tự chữa lành các tổn thương trong cơ thể và thậm chí tăng nặng các triệu chứng bệnh.
Theo các chuyên gia, mặc dù không có một chế độ ăn uống đặc biệt nào dành riêng cho người bị thoái hóa cột sống lưng, nhưng việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh, không tạo thêm áp lực cho cột sống và duy trì cân nặng là những nguyên tắc cần thực hiện.
Vì vậy, có thể thấy một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và giảm thiểu các triệu chứng thoái hóa cột sống lưng hiệu quả thông qua các cơ chế sau:
- Phục hồi và tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai cho cột sống.
- Duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép, phòng ngừa thừa cân, béo phì.
- Kích thích quá trình lưu thông máu trong cơ thể để mang dưỡng chất, vitamin và lượng oxy thiết yếu đến các đốt sống, nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe.
Người bệnh thoái hóa cột sống lưng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Để cột sống khỏe mạnh cần đảm bảo có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp. Chỉ khi đủ khỏe chúng sẽ thực hiện chức năng nâng đỡ cơ thể một cách tốt nhất. Vì vậy, người bệnh thoái hóa cột sống lưng cần chú ý về những loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng sau đây:
Bị thoái hóa cột sống lưng nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống khoa học đòi hỏi người bệnh phải bổ sung nhiều đa dạng các loại thực phẩm chứa các nhóm dưỡng chất sau:
1. Canxi
Canxi là dưỡng chất quan trọng nhất trong tất cả các loại khoáng chất tốt cho xương khớp. Với khả năng duy trì sức mạnh cần thiết cho xương khớp và khối lượng xương trong cả cuộc đời, nhất là khi tuổi tác ngày càng cao. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể sẽ giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương, hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu do thoái hóa cột sống.
Lưu ý việc bổ sung canxi cần cân đối giữa tỷ lệ với các dưỡng chất khác, vì theo các chuyên gia việc chỉ tập trung bổ sung canxi và bỏ quên những chất dinh dưỡng tổng hợp khác vẫn có thể gây ra loãng xương.

Người bệnh có thể bổ sung lượng canxi cần thiết thông qua một số loại thực phẩm như:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua, bơ…)
- Các loại rau lá có màu xanh đậm (cải xoăn, cải ngọt…)
- Các loại hạt, đậu
- Các loại cá béo (cá hồi, cá mòi, cá ngừ…)
- Một số loại thực phẩm khác như cam, hạnh nhân, mật mía, đậu phụ…
2. Vitamin D, D3
Cùng với canxi, vitamin D và D3 là các dưỡng chất thiết yếu rất cần thiết cho sự phát triển chắc khỏe, giảm nguy cơ thoái hóa. Nếu thiếu hụt vitamin D chắc chắn sẽ khiến xương trở nên mỏng, giòn và dễ gãy, biến dạng, đĩa đệm dễ bị bào mòn. Lúc này, để xác định chỉ số vitamin D trong cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện xét nghiệm máu.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin D mà người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nên bổ sung như: các loại cá béo, gan hoặc dầu gan cá, lòng đỏ trứng gà, bánh mì, ngũ cốc, một số loại nước ép trái cây tươi…
3. Vitamin C
Đây là một trong những loại vitamin vô cùng cần thiết trong việc hình thành collagen – hoạt chất quan trọng có khả năng gắn kết các cơ xương khớp, sụn cơ, da gân… và hỗ trợ tái tạo phục hồi cũng như hình thành các mô của tế bào. Vì vậy, việc cung cấp lượng vitamin C đầy đủ không chỉ hỗ trợ chống lại quá trình oxy hóa mà còn là điều kiện để tăng khả năng chữa lành những tổn thương tại khớp xương, cơ gân, đĩa đệm, cột sống bị tổn thương.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C người bệnh thoái hóa cột sống lưng nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày: các loại trái cây có vị chua như kiwi, dâu tây, cam, quý, bưởi, ổi…; các loại rau củ như bông cải xanh, ớt chuông, cà chua, khoai lang, rau bina…

4. Vitamin K2
Đây là loại vitamin có nhiệm vụ phân phối canxi hợp lý đến các mô mềm và hỗ trợ chúng lắng đọng vào trong xương. Sự kết hợp giữa vitamin K2 và canxi giúp cho hệ thống xương khớp, cột sống và các cơ sụn chắc khỏe, dẻo dai và có độ đàn hồi tốt.
Mặc dù có vai trò rất quan trọng không thể thay thế nhưng loại vitamin này lại thường xuyên bị thiếu hụt trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Vì vậy, hãy bổ sung một số loại thực phẩm sau đây vào thực đơn của người bị thoái hóa cột sống để cung cấp lượng vitamin K2 cần thiết:
- Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh..
- Các loại thịt
- Lòng đỏ trứng gà
- Pho mát
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- …
5. Vitamin B12
Để có một hệ xương chắc khỏe, cột sống dẻo dai và đàn hồi tốt không thể nào thiếu vitamin B12. Đây là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào xương cũng như giúp các tế bào hồng cầu trong tủy xương được khỏe mạnh hơn. Đây cũng chính là lý do vì sao những người bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 đều có liên quan đến căn bệnh thoái hóa cột sống hay loãng xương.
Bạn có thể dễ dàng bổ sung vitamin B12 trong các loại thực phẩm như trứng, sữa, thịt gia cầm, các loại thịt… Lưu ý loại vitamin này không có trong thực vật nên những người bị có thói quen ăn chay nên cân nhắc bổ sung thông qua các phương pháp khác như dùng viên uống phẩm chức năng.
6. Protein
Để có hệ xương khớp khỏe mạnh không thể thiếu protein. Các chuyên gia cho biết, protein là thành phần rất quan trọng góp phần tạo nên cấu trúc của cơ thể, trong đó có xương khớp, đốt sống… Do đó, những người mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng phải bổ sung protein mỗi ngày để hỗ trợ khả năng chữa lành các tổn thương và tăng cường sức mạnh cho xương, sụn, gân cốt, các mô mềm, các đốt sống.
Một số loại thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, thịt, phô mai, hạnh nhân, các loại đậu, bông cải xanh…

7. Magiê
Magiê là một trong những loại khoáng chất cực kỳ quan trọng đóng vai trò đối với cấu trúc của chất nền xương, giúp xương khớp, cột sống chắc khỏe. Đồng thời, đây cũng là chất cần thiết cho hơn 300 phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể. Khi hàm lượng magiê trong máu giảm, cơ thể sẽ tự động lấy magiê trong xương để duy trì các hoạt động.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích bổ sung magiê đầy đủ cho cơ thể vì đây là cách tốt nhất giúp duy trì mật độ và khối lượng xương, phòng ngừa các vấn đề bệnh lý ở lưng, điển hình như thoái hoá cột sống lưng. Đồng thời, dưỡng chất này còn giúp làm giảm sự căng cơ, thư giãn các khớp, đem lại sức mạnh và sự dẻo dai cho cột sống.
Một số loại thực phẩm giàu magiê nên bổ sung trong thực đơn ăn uống hằng ngày như: các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau có màu xanh lá, quả hạch, hạt khô, sữa chua, socola đen, chuối…
8. Sắt
Sắt là khoáng chất cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong cơ thể. Sắt đảm nhiệm vai trò sản xuất collagen và chuyển đổi vitamin D sang dạng hoạt động. Đồng thời, đây cũng là một trong các thành phần chủ yếu trong hemoglobin và myoglobin, hai thành phần này chịu trách nhiệm mang oxy đến khắp các bộ phận trong cơ thể, kể cả các mô tế bào, đốt sống…
Bạn có thể bổ sung sắt thông qua một số loại thực phẩm như: thịt heo, gan động vật, các loại thịt đỏ, hải sản có vỏ, cá, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau lá xanh, đậu cô ve, đậu nành, đậu lăng, trứng gà…

9. Glucosamine và Chondroitin
Glucosamine là một dạng axit amin có tỷ lệ cao nằm trong các sụn và mô liên kết. Còn Chondroitin được xem như một chất bổ sung, xuất hiện tự nhiên trong các mô liên kết và thường được nhắc đến song song với Glucosamine. Cả hai hoạt chất này đều là những chất có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển và tái tạo các tế bào mô sụn khớp, giúp các khớp xương hoạt động linh hoạt và trơn tru hơn
Một số loại thực phẩm có chứa 2 hoạt chất này như: các loại cá biển, gân, sụn động vật, nước hầm từ xương động vật, các loại trái cây tươi, rau xanh…
Kiêng ăn gì khi bị thoái hóa cột sống lưng?
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt nên ăn, cũng có nhiều loại thực phẩm có hại gây ảnh hưởng đến cột sống vùng thắt lưng mà người bệnh không nên hoặc hạn chế sử dụng.
1. Axit béo omega – 6
Việc tiêu thụ quá mức các loại thực phẩm chứa axit béo omega – 6 có khả năng làm kích hoạt những triệu chứng viêm làm tăng nặng các triệu chứng viêm xương khớp, các cơ, đốt cột sống yếu đi, mất sự đàn hồi vốn có. Một số loại thực phẩm chứa omega – 6 nên hạn chế sử dụng như: dầu bắp, dầu đậu nành, dầu lạc, dầu hướng dương, dầu cám gạo, các sản phẩm từ sữa có chứa Arachidonic acid….
2. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Những người bị thoái hóa cột sống lưng hay thoái hóa cột sống cổ nên tránh sử dụng các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chiên xào ngập trong dầu. Vì trong các loại thực phẩm này chứa những chất có khả năng làm tăng lượng mỡ trong máu, từ đó gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến xương khớp, thúc đẩy quá trình thoái hóa đốt sống.
Vì vậy, trong quá trình chữa bệnh hoặc thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như béo phì, viêm khớp, chấn thương… hãy tránh xa các loại thực phẩm chiên xào, sử dụng mỡ động vật hay các loại acid béo no…

3. Thực phẩm có chứa purin và fructozo cao
Các loại thực phẩm chứa hàm lượng purin và fructozo cao như thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, thịt gia súc, các loại thịt muối, bánh kẹo ngọt, kem… Bởi đây là những loại thực phẩm có khả năng làm tăng khả năng sản sinh cytokine làm kích thích phản ứng viêm tại vùng cột sống.
4. Thực phẩm giàu đạm
Đạm có nhiệm vụ hỗ trợ chữa lành các tổn thương xương khớp, sụn, cột sống… Tuy nhiên, nên tránh các loại thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao trong các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu…
5. Muối
Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn hằng ngày, muối còn giúp duy trì các chất điện giải trong cơ thể. Tuy nhiên, cần chú ý cân bằng giữa các gia vị, không dùng muối quá nhiều vì có thể dẫn đến việc tích tụ chất lỏng, tăng nặng các triệu chứng sưng viêm tại các khớp.
Hàm lượng clorua và natri trong muối còn làm tăng mức độ bài tiết canxi qua nước tiểu trước khi nó được cơ thể hấp thu. Vì vậy, hãy giảm lượng muối và nên ưu tiên sử dụng các loại muối biển hay muối hồng Himalaya chưa qua tinh chế để giữ được trọn vẹn các khoáng chất và vi lượng tốt cho xương khớp, cột sống nói riêng và sức khỏe nói chung.
6. Carbohydrate tinh chế
Một số loại thực phẩm như bánh quy, bánh mì trắng, mì ống… là các loại thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate tinh chế cao. Chính hoạt chất này có khả năng làm tăng nặng các triệu chứng viêm tại các khớp, đốt sống. Vì vậy, những người bị thoái hóa cột sống lưng nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này.
7. Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng
Các món ăn nêm nếm nhiều gia vị cay nóng được nhiều người ưa thích vì kích thích vị giác, tăng sự ngon miệng. Tuy nhiên, đây cũng chính là tác nhân nguy cơ gây ra nóng trong người, ngăn cản quá trình lưu thông máu trong cơ thể, từ đó khiến các cơ khớp hoạt động chậm lại, càng hoạt động càng trở nên mỏi hơn.

8. Sữa béo
Hầu như các loại sữa béo, sữa nguyên kem chứa nhiều hoạt chất béo bão hòa có khả năng làm tăng nặng mức độ viêm trong cơ thể, trong đó có viêm khớp, thoái hóa cột sống… Đặc biệt, kết hợp sữa béo với đường còn làm tăng mức độ viêm trong cơ thể.
9. Chất kích thích, thức uống có cồn
Một số loại đồ uống như rượu bia chứa cồn, nước ngọt có gas, cà phê chứa chất kích thích… là những loại thực phẩm không nên sử dụng vì sẽ càng làm cho các cơn đau thoái hóa càng nặng hơn. Thậm chí những chất kích thích này còn làm tăng nguy cơ phá hủy các ổ khớp, đốt sống rất nguy hiểm.
Những điều cần thực hiện và lưu ý về chế độ ăn uống khi bị thoái hóa cột sống lưng
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt thông qua việc giảm bớt các cơn đau nhức. Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị tối ưu không chỉ có chế độ ăn uống mà còn cần kết hợp nhiều yếu tố khác như:
- Uống nhiều nước
Hằng ngày, bổ sung tối thiểu 2 lít nước là cách rất tốt trong việc hỗ trợ làm tăng sự khỏe mạnh của cột sống. Vì theo các chuyên gia trong các đĩa đệm có đến 80% là nước, nhưng lượng nước này càng giảm đi khi tuổi cao hoặc bị tổn thương. Vì vậy, hãy uống thật nhiều nước hằng ngày để hỗ trợ loại bỏ các độc tố, duy trì chức năng cột sống.

- Kiêng thuốc lá
Hàm lượng nicotin cao trong thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương khớp, cột sống. Những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có nguy cơ làm tăng nặng các cơn đau nhức vùng thắt lưng, ức chế quá trình tự chữa lành một cách tự nhiên của cơ thể, hỗ trợ tái tạo và phục hồi các mô xương, đĩa đệm.
- Vận động, tập luyện đều đặn
Tập thể dục thể thao là một trong những phương pháp được các chuyên gia khuyến khích thực hiện để hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng, các bài tập yoga hỗ trợ lành mạnh không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tuần hoàn máu, đưa dưỡng chất đến vùng cột sống, đĩa đệm, duy trì sự vận động linh hoạt của cơ thể.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về vấn đề “người bệnh thoái hóa cột sống lưng nên ăn gì và kiêng ăn gì?”. Tốt nhất khi phát sinh các triệu chứng bệnh, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa và tham vấn lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra thực đơn ăn uống phù hợp nhất trong giai đoạn điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!