Bị Thận Yếu Có Nên Uống Nhiều Nước? Chuyên Gia Giải Đáp
“Thận yếu có nên uống nhiều nước?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, người mắc bệnh thận yếu cần đảm bảo cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể để đảm bảo chức năng hoạt động của thận cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.
Bị thận yếu có nên uống nhiều nước? Chuyên gia giải đáp
Trong các nghiên cứu cho thấy, cơ thể người có đến 70% là nước và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Do đó, việc bổ sung nước mỗi ngày là điều thiết yếu. Các chuyên gia khuyến cáo nên cung cấp ít nhất 2 lít/ ngày (nước ép, nước khoáng). Đối với người thường xuyên vận động thì cần bổ sung nhiều nước hơn.

“Bị thận yếu có nên uống nhiều nước?” được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, thận yếu đề cập đến tình trạng suy giảm chức năng thận và đi kèm một số dấu hiệu như đi tiểu đêm nhiều lần, cơ thể mệt mỏi, chân tay phù thũng, nước tiểu lẫn với máu, suy giảm ham muốn tình dục, rụng nhiều tóc, đau lưng,…
Thận có chức năng chính là thanh lọc và đào thải những độc tố, cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể. Đồng thời giúp tái tạo một số hormone thiết yếu cho cơ thể. Việc uống nhiều nước hay ít nước đều tác động đến người mắc bệnh thận yếu. Cụ thể:
- Uống quá nhiều nước: Nếu uống quá nhiều nước trong ngày có thể làm tăng áp lực lên thận, khiến chức năng thận trở nên suy yếu nặng nề hơn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến máu trong cơ thể bị loãng, cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng đến hoạt động ở não bộ.
- Uống ít nước: Việc cung cấp lượng nước quá ít có thể khiến lượng độc tố, cặn bã trong cơ thể không thể điều tiết, đào thải hoàn toàn. Lâu dần làm tăng nguy cơ nhiễm độc do thận suy giảm chức năng nên làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Bên cạnh đó, uống quá ít nước có thể khiến người bệnh thường xuyên chóng mặt, dễ cáu gắt, hoa mắt,…
Có thể thấy người mắc bệnh thận yếu không nên uống quá nhiều nước cũng tránh tình trạng uống ít nước. Thay vào đó, người bệnh nên đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể, đồng thời hạn chế tăng áp lực lên thận. Tuỳ vào giai đoạn bệnh lý cũng như thể trạng, bạn có thể bổ sung lượng nước phù hợp. Cụ thể:
- Trường hợp bị thận yếu đi tiểu ít nên bổ sung nhiều nước để duy trì chức năng hoạt động của thận. Nếu bệnh lý tiến triển nặng, bác sĩ có thể tiến hành truyền dịch để bù lượng nước thất thoát.
- Trường hợp bị suy thận nặng, người bệnh hạn chế uống quá nhiều nước. Thay vào đó, lượng nước sẽ phục thuộc vào nhu cầu của cơ thể, không có định mức cụ thể.
Ngoài ra, người mắc các vấn đề liên quan đến thận, khi uống nước cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chia lượng nước trong ngày thành nhiều lần uống. Điều ngày sẽ làm giảm áp lực lên thận, đồng thời xây dựng thói quen uống nước thường xuyên.
- Ngoài uống nước lọc, người bệnh có thể bổ sung nước thông qua chế độ ăn uống hàng ngày như nước ép rau củ, trái cây, canh, súp,…
- Không nên uống nước ngay sau khi ăn hoặc vừa ăn vừa uống. Bởi các thói quen này có thể tác động tiêu cực đến chức năng thận, đồng thời làm loãng dịch vị ở dạ dày.
- Mỗi lần, chỉ nên uống từng ngụm nhỏ, tránh uống cùng lúc quá nhiều nước có thể tăng áp lực lên thận. Bên cạnh đó, người bệnh tránh ăn nhanh, uống vội vì có thể dẫn đến sặc.
- Người mắc bệnh thận yếu nên ưu tiên uống nước ấm để giúp tăng nhu động, hỗ trợ hoạt động tiêu hoá cũng như tăng chức năng hoạt động của thận.
Bị thận yếu nên uống nước gì?
Bên cạnh bổ sung nước lọc cho cơ thể để hỗ trợ thanh lọc, đào thải độc tố và hỗ trợ bù nước. Người bệnh cũng có thể tham khảo một số loại nước ép rau củ quả để tăng cường chức năng thận, đồng thời bổ sung các khoáng chất, vitamin thiết yếu cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng.
Dưới đây là một số loại nước tốt cho người bị thận yếu:
1. Nước ép dứa tốt cho người bệnh thận yếu
Các nghiên cứu khoa học nhận thấy trong nước ép dứa có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào cùng các chất chống oxy hóa và enzyme bromelain. Các thành phần này không chỉ tăng cường sức khoẻ mà còn có khả năng bảo vệ những mô khỏe mạnh ở thận, kháng viêm hiệu quả. Uống nước ép dứa thường xuyên có thể ngăn ngừa ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm viêm nhiễm ở thận và những cơ quan khác,…

Tuy nhiên, không nên dùng nước ép dứa với những trường hợp mắc bệnh viêm mũi họng, cao huyết áp, bệnh dạ dày và phụ nữ đang mang thai.
2. Nước ép việt quất cải thiện chức năng thận
Nam việt quất là một trong những loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, trong loại quả này có chứa hàm lượng vitamin A dồi dào, anthocyanins, flavonoid và carbohydrate,… có tác dụng chống oxy hoá hiệu quả, hỗ trợ điều trị bệnh thận yếu, cải thiện viêm thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Mỗi ngày uống 1 ly nước ép việt quất còn giúp bổ sung chất xơ và vitamin E cho cơ thể. Đồng thời kích thích hoạt động tiêu hóa, giảm nồng độ cholesterol trong máu, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, từ đó làm giảm áp lực tại thận hiệu quả.
3. Nước ép bưởi – Thức uống tốt cho người bệnh thận
Trường hợp gặp các vấn đề về thận có thể bổ sung nước ép bưởi vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để cải thiện. Thức uống này giúp ổn định lượng đường huyết, giảm mỡ trong máu, kiểm soát cân nặng và thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến thận tốt hơn.

Ngoài ra, trong nước ép bưởi còn chứa hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hỗ trợ điều trị thận yếu, nhiễm trùng thận, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, suy thận. Cách làm nước ép bưởi khá đơn giản, bạn chỉ cần tách lấy múi bưởi và cho vào máy ép lấy nước. Tuy nhiên, bạn nên dùng ngay để tránh nước ép bị đắng và mất đi các dưỡng chất.
4. Nước đậu đen rang tốt cho người bị thận yếu
Ngoài các loại nước ép trái cây, người bị thận yếu có thể dùng nước đậu đen rang để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý, tăng cường chức năng thận. Đậu đen là thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đạm cần thiết cho cơ thể. Nhờ vào tính mát, vị ngọt, tác dụng bổ khí, bổ thận nên loại đậu này có thể làm giảm các triệu chứng do bệnh lý gây ra.
Bên cạnh đó, uống nước đậu đen rang thường xuyên còn cải thiện tình trạng tiểu nhắt, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Ngoài ra, thức uống còn giúp cải thiện sức khỏe tình dục ở cả nam và nữ giới.
5. Nước râu ngô
Nước râu ngô có tính mát, vị ngọt, tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc nên mang lại hiệu quả cao trong điều trị sỏi thận, thận yếu, tiểu ra máu, tiểu nhắt. viêm nhiễm đường tiết niệu,… Uống nước râu ngô thường xuyên giúp cải thiện chức năng thận, lọc sạch đường tiết niệu, làm tan sỏi hiệu quả.
Bên cạnh đó, nước râu ngô còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho sức khoẻ như vitamin K, vitamin A, C, PP, H, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), magie, kali, phosphor,… Do đó, uống nước râu ngô thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề đề kháng cho người bị suy yếu chức năng thận.
6. Nước chanh ấm cải thiện chức năng thận
Trong nước chanh ấm chứa nhiều axit citric và vitamin C dồi dào. Do đó, thức uống này hỗ trợ đào thải độc tố, ức chế phản ứng viêm ở thận, đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, suy thận.

Với những trường hợp thận yếu gây suy giảm sức đề kháng, người bệnh nên uống 1 ly nước chanh ấm mỗi ngày vào buổi sáng để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, trường hợp gặp các vấn đề về dạ dày, chỉ nên uống nước chanh ấm sau khi ăn để hạn chế lượng acid dịch vụ tăng và gây đau dạ dày.
7. Nước ép củ dền
Nước ép củ dền thường được khuyên dùng cho người mắc bệnh thận yếu, suy thận,… Việc sử dụng loại nước ép này thường xuyên sẽ giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ struvite, canxi phosphate và lọc sạch đường tiết niệu.
Bên cạnh đó, nước ép củ dền còn giúp thanh lọc máu, giảm huyết áp, làm giảm bớt áp lực của thận. Từ đó, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Tuy nhiên, mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng từ 15 – 30ml nước ép củ dền, việc uống quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị thận yếu có nên uống nhiều nước?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, người mắc các vấn đề về thận nên bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Việc nước quá nhiều nước hoặc ít nước có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!