Thận Hư Nhiễm Mỡ: Nguyên Nhân, Điều Trị, Biến Chứng Có Thể Gặp

Thận hư nhiễm mỡ là hội chứng lâm sàng có nhiều tên gọi khác nhau, dùng để chỉ chung cho tất cả những bệnh có triệu chứng phù nề nghiêm trọng, giảm đạm trong máu và tăng albumin trong nước tiểu và có kèm theo tăng mỡ trong máu. 

Thận hư nhiễm mỡ
Thận hư nhiễm mỡ là một dạng rối loạn ở thận khiến cơ thể đào thải nhiều protein và lipid trong máu vào nước tiểu

Thận hư nhiễm mỡ gì?

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ là một dạng rối loạn ở thận khiến cơ thể đào thải quá nhiều protein và lipid trong máu vào nước tiểu. Thông thường, khi màng đáy lọc cầu thận mang điện tích âm với kích thước lỗ lọc nhỏ nên đạm không thể đi qua để vào trong bể chứa nước tiểu.

Tuy nhiên, ở người bị thận hư nhiễm mỡ màng đáy lọc cầu thận bị tổn thương và làm tăng tính thấm màng đáy của cầu thận khi tiếp xúc với protein. Đồng thời, kích thước lỗ lọc lúc này cũng tăng lên đáng kể, từ đó gây ra đạm và mỡ lẫn vào trong nước tiểu. Theo nghiên cứu, lượng protein và lipid rò rỉ vào trong nước tiểu trung bình khoảng 20 – 50g/ ngày.

Trường hợp thận tăng hấp thu các phân tử lipid quá mức sẽ gây ra thận hư nhiễm mỡ, tức là tăng lượng mỡ trong máu và các tế bào ống thận. Đây là bệnh lý tự miễn liên quan đến khả năng miễn dịch của cơ thể, khá nguy hiểm và gây biến chứng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Phân loại thận hư nhiễm mỡ

Theo các tài liệu y học ghi nhận, hội chứng thận hư nhiễm mỡ được chia làm hai loại chính gồm thận hư nguyên phát và thận hư thứ phát. Chi tiết như sau:

1. Hội chứng thận hư nguyên phát

Có đến 20% số lượng người bệnh mắc hội chứng thận hư nguyên phát. Bệnh xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Bị viêm cầu thận màng;
  • Bệnh viêm cầu thận màng tăng sinh;
  • Xơ hóa cầu thận ổ – đoạn;
  • Viêm cầu thận tăng sinh kèm theo một số xơ hóa liên quan khác.

2. Hội chứng thận hư thứ phát

Xảy ra do một số bệnh lý và yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Mắc bệnh hệ thống: Hầu hết các bệnh lý về thận đều có liên quan đến các bệnh mạch máu hệ thống gây ra như: bệnh viêm thành mạch dị ứng, bệnh u hạt Wegener, bệnh lupus ban đỏ, cryoglobulin máu hỗn hợp;
  • Do nhiễm khuẩn: Một số bệnh lý nhiễm khuẩn có khả năng gây thận hư nhiễm mỡ như nhiễm vi khuẩn bệnh giang mai, áp xe nội tạng, liên cầu khuẩn; nhiễm virus như viêm gan B, viêm gan C, HIV; nhiễm kí sinh trùng như sốt rét, sán máng…;
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa: Điển hình là bệnh đái tháo đường, lắng đọng các chất dưới dạng tinh bột;
  • Bệnh thận do tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc phổ biến như thuốc kháng viêm không chlorpropamide, steroid, rifampicin, lithium…
  • Bệnh thận do nhiễm độc: như nhiễm độc từ muối vàng, thủy ngân, cùng các kim loại nặng khác…
  • Bệnh thận do di truyền: Chủ yếu mắc chứng thận hư bẩm sinh, bệnh Fabry, hội chứng Alport…
  • Ung thư: Xảy ra do bệnh bạch cầu lympho, xuất hiện các khối u đặc hoặc xảy ra bệnh cần thận màng…

Dấu hiệu nhận biết thận hư nhiễm mỡ

Khi mắc chứng thận hư nhiễm mỡ, người bệnh sẽ có những triệu chứng đặc trưng như sau:

Thận hư nhiễm mỡ
Phù nề là triệu chứng phổ biến hầu hết người bệnh thận hư nhiễm mỡ đều gặp phải
  • Phù nề nghiêm trọng: Đây là triệu chứng phổ biến ai cũng gặp phải khi bị thận hư nhiễm mỡ. Do lượng đạm tồn tại trong máu bị rò rỉ vào trong nước tiểu gây thoát nước lòng mạch ra ngoài dẫn đến phù nề toàn thân. Triệu chứng này phổ biến và rất nguy hiểm vì có thể gây ra tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim hoặc phù não bất kỳ lúc nào.
  • Thay đổi tính chất nước tiểu: Những người bị thận hư nhiễm mỡ sẽ bị ứ nước trong cơ thể gây áp lực cho thận dẫn đến khó bài tiết nước tiểu xuống bàng quang. Nước tiểu tích tụ lâu ngày trong cơ thể dẫn đến cô đặc, có màu vàng sánh, khi ra ngoài có có đi kèm bọt khí.
  • Một số triệu chứng khác: Người mắc bệnh thận hư nhiễm mỡ thường có da dẻ xanh xao, nhợt nhạt do thiếu máu, chán ăn, thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, gầy gò…

Nguyên nhân gây thận hư nhiễm mỡ

Nguyên nhân gây thận hư nhiễm mỡ nằm ở chính cơ chế hình thành bệnh, bao gồm:

  • Protein niệu: Hay còn được gọi là tiểu đạm. Đây là tình trạng dư thừa protein trong nước tiểu, giảm lượng protein trong máu khiến cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, sự xuất hiện của protein trong nước tiểu còn gây ra hàng loạt các vấn đề khác như phù nề, thận ứ nước hoặc thận hư nhiễm mỡ.
  • Tăng mỡ máu: Sự rối loạn trong hoạt động tổng hợp protein, mất kiểm soát nồng độ mỡ máu trong cơ thể gây ra giảm áp lực keo màu. Đây chính là nguyên nhân khiến chỉ số mỡ máu tăng cao và xuất hiện trong bể chứa nước tiểu. Và cũng chính tình trạng tăng mỡ máu này gây ra hội chứng thận hư nhiễm mỡ.
  • Giảm albumin trong máu: Khi chỉ số tiểu đạm nhiều hơn so với mức độ sinh tổng hợp albumin máu trong gan một thời gian dài sẽ hình thành thận hư nhiễm mỡ.
  • Lối sống sinh hoạt không lành mạnh: Những người có một lối sống kém khoa học như thức khuya, thiếu ngủ, ăn uống kém khoa học, sử dụng đồ độc hại, lười vận động… đều là những yếu tố nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe nói chung và chức năng thận nói riêng. Từ đó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bệnh tật và gây thận hư nhiễm mỡ.

Cơ chế phù trong thận hư nhiễm mỡ

Đây là triệu chứng đặc trưng nhất mà hầu hết những người mắc bệnh thận hư nói chung và thận hư nhiễm mỡ nói riêng đều gặp phải. Phù nề khi bị thận hư nhiễm mỡ là do sự tích tụ protein trong nước tiểu và mô mỡ trong tế bào thận, dẫn đến suy giảm và thoái hóa chức năng thận.

Nồng độ protein xuất hiện trong thận tích tụ lâu ngày sẽ gây ra thận ứ nước, dần dần gây phù nề toàn thân. Song song đó, nước tiểu của người bệnh cũng có chứa protein trong khi lượng protein trong máu lại giảm, mỡ máu tăng. Đây chính là cơ chế gây ra bệnh thận hư nhiễm mỡ nguyên phát.

Còn trường hợp thận hư nhiễm mỡ thứ phát xảy ra khi có sự xuất hiện của các mô mỡ trong tế bào ống thận. Tuy nhiên, ở cầu thận bình thường sẽ không có sự nhiễm mỡ. Dựa theo những nghiên cứu này cho thấy cơ chế phù trong thận hư nhiễm mỡ khởi phát từ toàn thân chứ không riêng do sự xuất hiện của mỡ trong thận.

Tóm lại, thận ứ nước, phù nề toàn thân là do giảm lượng protein trong máu, tăng protein trong nước tiểu một cách đột biến. Cơ chế phù khi mắc hội chứng thận hư nhiễm mỡ thường xuất phát do mắc một số bệnh lý như lupus ban đỏ, bệnh tiểu đường, bệnh nhiễm trùng, rối loạn hệ miễn dịch… Ngoài ra, đây cũng có thể là tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc điều trị ung thư.

Các biến chứng thường gặp của bệnh thận hư nhiễm mỡ

Tương tự như những bệnh lý về thận khác, hội chứng thận hư nhiễm mỡ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh như:

Thận hư nhiễm mỡ
Chứng thận hư nhiễm mỡ không được điều trị kịp thời, đúng cách dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Hình thành cục máu đông: Chức năng cầu thận không lọc máu đúng cách sẽ làm mất đi lượng protein có nhiệm vụ chống đông máu. Từ đó tăng số lượng các cục máu đông gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Tăng cholesterol và triglycerin trong máu: Sự suy giảm của albumin trong máu sẽ kích thích gan sản xuất nhiều albumin hơn. Điều này vô tình khiến cho thận càng giải phóng nhiều cholesterol và triglycerid gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Tăng huyết áp: Sự tích tụ quá nhiều chất lỏng dư thừa trong cơ thể vô tình tạo áp lực khiến huyết áp tăng cao.
  • Nhiễm trùng: Những người mắc hội chứng thận hư nhiễm mỡ thường có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn so với những người bình thường.
  • Gây tổn thương thận cấp tính: Sự thoái hóa và suy giảm chức năng lọc máu của thận khiến cho các chất thải tích tụ quá mức trong máu gây tổn thương thận cấp. Lúc này người bệnh cần được thực hiện lọc máu khẩn cấp để tránh biến chứng.
  • Hình thành bệnh thận mãn tính: Theo thời gian, hội chứng thận hư nhiễm mỡ không được điều trị sẽ khiến thận dần bị suy giảm chức năng. Đến mức độ hoàn toàn không còn khả năng hoạt động bắt buộc phải lọc máu liên tục hoặc phẫu thuật ghép thận.
  • Suy giảm thể chất: Việc hao hụt quá nhiều protein là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng, chán ăn, khó hấp thu dinh dưỡng, sụt cân nặng nhanh chóng…

Chẩn đoán thận hư nhiễm mỡ

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ thường được chẩn đoán thông qua thăm khám các triệu chứng lâm sàng cùng tiền sử mắc bệnh trước đó. Vì vậy người bệnh cần theo dõi kỹ các triệu chứng của bệnh như tiểu ít, phù nề, tăng huyết áp, chán ăn… để miêu tả cho bác sĩ. Đồng thời, có sử dụng thuốc không, chế độ ăn uống ra sao… cũng cần thông báo chi tiết cho bác sĩ.

Để có thêm dữ liệu chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số biện pháp xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… Kết quả xét nghiệm ở những người mắc hội chứng thận hư nhiễm mỡ cho thấy chỉ số protein máu giảm và tăng trong nước tiểu, tăng mỡ máu và albumin máu giảm. Vài trường hợp siêu âm cho thấy sự xuất hiện của mô mỡ trong tế bào ống thận.

Phương pháp điều trị bệnh thận hư nhiễm mỡ

Để điều trị khỏi bệnh thận hư nhiễm mỡ cần sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và phòng ngừa tái phát. Gợi ý một số biện pháp sau đây:

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Điều trị thận hư nhiễm mỡ bằng thuốc Tây luôn là giải pháp được ưu tiên hàng đầu vì đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một vài loại thuốc thường dùng như:

Thận hư nhiễm mỡ
Điều trị thận hư nhiễm mỡ bằng thuốc Tây là giải pháp được ưu tiên hàng đầu vì đem lại hiệu quả cao
  • Nhóm thuốc Albumin: Những trường hợp bị thiếu hụt albumin nghiêm trọng thường được chỉ định sử định sử dụng loại thuốc này. Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
  • Nhóm thuốc lợi tiểu: Thuốc có tác dụng thúc đẩy sự bài tiết nước tiểu do thận ứ nước. Ngoài ra, hỗ trợ cải thiện nhanh chóng tình trạng sưng phù cùng các triệu chứng liên quan khác do thận hư nhiễm mỡ gây ra.
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Trường hợp thận hư nhiễm mỡ do nhiễm khuẩn bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để kháng khuẩn, tiêu viêm.
  • Nhóm thuốc huyết áp: Những người bị thận hư dễ bị rối loạn huyết áp, tăng cao đột ngột. Vì vậy cần sử dụng kết hợp nhóm thuốc này để kiểm soát triệu chứng, điều hòa cân bằng chỉ số huyết áp và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
  • Một số thuốc bổ sung: Dựa vào tình trạng sức khỏe của từng người mà bác sĩ sẽ gợi ý sử dụng bổ sung thêm một hoặc nhiều hoạt chất như canxi, vitamin D… để thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương, tăng cường sức khỏe.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc Tây điều trị thận hư nhiễm mỡ cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc theo cảm tính để tránh làm bệnh thêm nặng và dễ gặp tác dụng phụ nguy hiểm.

2. Điều trị theo y học cổ truyền

Điều trị bệnh thận hư nhiễm mỡ theo Đông y là phương pháp phổ biến không kém Tây y, được áp dụng từ xa xưa và đem lại hiệu quả điều trị rất tốt. Một vài bài thuốc Đông y chữa chứng thận hư nhiễm mỡ như:

Bài thuốc số 1: Có tác dụng bổ thận, hỗ trợ điều trị thận hư nhiễm mỡ hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 75g đậu cô ve, 100g hạt sen, 225g sơn dược và 225g hạt súng.
  • Chia đều tất cả những nguyên liệu trên thành 5 phần bằng nhau để sử dụng liên tục trong vòng 5 ngày.
  • Mỗi ngày dùng một phần nấu với nước, cho thêm một ít đường phèn tạo vị ngọt dễ uống.

Bài thuốc số 2: Có khả năng lợi thủy, tích thận và tốt cho những người mắc chứng thận hư nhiễm mỡ.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đậu phộng (lạc) và một cái đuôi heo.
  • Tiến hành sơ chế thật sạch các nguyên liệu, đặc biệt là đuôi heo cần rửa nhiều lần với muối, giấm để khử mùi.
  • Chặt nhỏ đuôi heo rồi cho vào niêu đất cùng đậu phộng và lượng nước vừa phải. Đậy kín nắp và hầm cho đến khi nguyên liệu mềm, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

3. Sử dụng các bài thuốc Nam chữa thận hư nhiễm mỡ

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc Nam có khả năng chữa trị thận hư nhiễm mỡ. Nếu chưa biết cách áp dụng, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây và cân nhắc kỹ trước khi thực hiện:

Bài thuốc từ râu ngô

  • Chuẩn bị 20g râu ngô, có thể kết hợp thêm một vài loại dược liệu khác như mã đề, rễ tranh, cỏ xước…
  • Nấu các nguyên liệu đã chuẩn bị với nước, có thể thêm một ít đường phèn tạo vị ngọt thanh dễ uống.
  • Áp dụng liên tục trong vòng 4 tuần sẽ nhận được kết quả cải thiện hiệu quả các triệu chứng thận hư nhiễm mỡ.
Thận hư nhiễm mỡ
Sử dụng râu ngô nấu nước uống hằng ngày giúp cải thiện hiệu quả hội chứng thận hư nhiễm mỡ

Bài thuốc từ rau diếp cá

Cách thực hiện:

  • Dùng 200g rau diếp cá tươi, phơi khô rồi cho vào ấm hãm cùng 500ml nước.
  • Lọc lấy phần nước thuốc và uống đều đặn hằng ngày.
  • Kiên trì áp dụng liên tục trong vòng 1 tháng sẽ cải thiện hiệu quả các triệu chứng thận hư nhiễm mỡ.

Bài thuốc từ cây tầm xoong

Cách thực hiện

  • Dùng 10g rễ và lá của cây tầm xoong, rửa sạch rồi sắc cùng 2 lít nước.
  • Sắc trên lửa nhỏ đến khi nước cạn xuống cô đặc lại còn khoảng 500ml thì tắt bếp.
  • Rót phần nước thuốc ra chén, chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
  • Chỉ cần thực hiện đều đặn bài thuốc này trong vòng 2 tuần sẽ giúp làm giảm hiệu quả các triệu chứng bệnh.

Phòng ngừa tái phát thận hư nhiễm mỡ

Thận hư nhiễm mỡ là bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có những biến chứng không thể khắc phục được. Vì vậy, bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị sớm thì người bệnh cũng nên chủ động thực hiện các cách phòng ngừa để có một sức khỏe tốt, giảm khả năng tái phát.

Thận hư nhiễm mỡ
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ưu tiên thực phẩm giàu vitamin khoáng chất, hạn chế chất kích thích

Một số biện pháp phòng ngừa đơn giản nên thực hiện như:

  • Chú ý kỹ lưỡng trong chế độ ăn uống, giảm thực phẩm giàu chất béo vì đây là nguyên nhân làm kích thích các rối loạn chuyển hóa lipid, khiến bệnh thận hư nhiễm mỡ càng nặng hơn.
  • Tránh ăn mặn quá mức, giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hằng ngày.
  • Ưu tiên ăn rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Vận động thường xuyên, xây dựng thời gian biểu khoa học, nghỉ ngơi, làm việc vừa sức, ngủ đủ giấc và giữ tinh thần vui vẻ để nâng cao hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.
  • Ngay khi bùng phát các triệu chứng bệnh, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị đúng cách, không nên tự ý dùng thuốc và tham vấn ý kiến của bác sĩ khi muốn kết hợp các biện pháp khác nhau.

Hội chứng thận hư nhiễm mủ là căn bệnh nguy hiểm, dễ biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, tốt nhất nên thăm khám và điều trị ngay từ lúc vừa khởi phát triệu chứng để đạt kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Viêm Khớp Cổ Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết và Phương Pháp Điều Trị

Viêm Khớp Cổ Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết và Phương Pháp Điều Trị

Viêm khớp cổ chân là bệnh xương khớp gây ảnh hưởng đến chức năng của...
Viêm họng hạt có mủ trắng nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm Họng Hạt Có Mủ Trắng Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Viêm họng hạt có mủ trắng là tình trạng viêm ở đường hô hấp mãn...
Nút Mạch U Xơ Tử Cung là gì? Nên Dùng Khi Nào?

Nút Mạch U Xơ Tử Cung là gì? Nên Dùng Khi Nào?

Nút mạch u xơ tử cung là phương pháp điều trị bệnh u xơ tử...